Nổi hạch dưới cằm khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Nổi hạch dưới cằm khi mang thai có nguy hiểm không là một câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu rất quan tâm. Nổi hạch khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này thì không phải mẹ bầu nào cũng biết và nắm rõ. Vậy để hiễu rõ hơn về hiện tượng nổi hạch dưới cằm khi mang thai thì mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Nổi hạch nách là bị gì? Bị hạch ở nách thì khám ở đâu?
- [Góc Giải Đáp] Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Nổi hạch ở dưới cằm là gì?
Cơ thể chúng ta được duy trì khỏe mạnh là nhờ vào sự vận hành tuyệt vời của hệ thống miễn dịch trong cơ thể trong đó có cả hệ thống bạch huyết bao gồm: hạch bạch huyết và hệ thống mạch bạch huyết vận chuyển.
Các hạch bạch huyết là những tuyến nhỏ, đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát dòng lưu thông của dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết từ khắp các nơi trong cơ thể sẽ lưu thông qua hệ thống bạch huyết và các hạch – đây là nơi lưu trữ các tế bào bạch cầu. Đây là những cơ quan đóng vai trò tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể.
Chính vì vậy hạch bạch huyết được ví như một “trạm kiểm soát quân sự” của cơ thể. Khi vi khuẩn, virus hay tế bào bất thường xuất hiện, chúng sẽ nhanh chóng bị giữ lại ở đây. Và sự tích tụ các vật thể lạ này sẽ gây ra các phản ứng sưng hạch.
Các hạch bạch huyết được phân bố ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta: ở nách, dưới hàm, dưới cằm, hai bên cổ, trên xương đòn… Bình thường phản ứng sưng lên của hạch bạch huyết là biểu hiện của nhiễm trùng tại vị trí hay các vùng lân cận nơi nó phân bố. Do đó, nổi hạch ở dưới cằm là tình trạng sưng lên của các hạch bạch huyết ở vùng dưới cằm mà chúng ta có thể sờ hay nhìn thấy được.
2. Nổi hạch dưới cằm khi mang thai có nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân của hiện tượng nổi hạch khi mang thai ở các mẹ bầu chủ yếu cũng giống với nguyên nhân nổi hạch ở người bình thường. Có thể thấy, hạch sẽ thường nổi lên ở những vị trí cơ thể đang bị xâm hại bởi virus hay vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nổi hạch ở dưới cămg khi mang thai có thể do mẹ bầu đã bị viêm nhiễm ở các vị trí như họng, amidan, tuyến nước bọt… Thường thì hạch sẽ xuất hiện và lặn hết sau khi vị trí viêm nhiễm đã hồi phục, thời gian này kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Dù không cần phải quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng trên, tuy nhiên các mẹ bầu sẽ cảm thấy khá khó khăn trong việc ăn uống. Do đó, việc có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này là điều vô cùng cần thiết đối với các mẹ đang mang bầu.
Xem thêm >>> Nổi hạch ở sau gáy là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
3. Dấu hiệu nhận biết nổi hạch dưới cằm khi mang thai
Dưới đây là một vài dấu hiệu dễ nhận biết khi mẹ bầu bị nổi hạch ở dưới cằm:
- Mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ hay sốt cao.
- Mẹ bầu bị đau họng, viêm họng, viêm amidan, ho có đờm hay ho khan.
- Xuất hiện các hạch ở vùng quanh cổ. Hạch sưng đỏ và đau nhức.
Do đó, trong thời gian xuất hiện hạch ở cổ, các mẹ bầu cần chú ý:
- Ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Hạn chế đi lại.
- Theo dõi, kiểm tra hạch thường xuyên xem có bị tăng về kích cỡ và số lượng hay không.
4. Nổi hạch dưới cằm khi mang thai có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp nổi hạch đều không gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu hiện tượng này đi kèm một vài những biểu hiện bất thường khác thì các mẹ bầu không nên chủ quan mà nên nhanh chóng đi thăm khám tại các trung tâm y tế hay tại bệnh viện uy tín để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh khác.
Nếu như hiện tượng này kéo dài và lâu không khỏi thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Do đó, để hạn chế hiện tượng trên thì các chị em trong thai kỳ nên cần phải hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những tình trạng nổi hạch ở cổ thường gặp ở các bà bầu đó là:
- Mẹ bầu bị nổi hạch sau tai.
- Mẹ bầu bị nổi hạch ở hàm.
- Nổi hạch ở cổ bên phải.
- Mẹ bầu bị nổi hạch ở cổ không đau.
- Nổi hạch ở cổ bên trái đau.
5. Các cách điều trị nổi hạch dưới cằm khi mang thai cho mẹ bầu?
Nổi hạch dưới cằm tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần phải được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng mà nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nổi hạch dưới cằm khi mang thai
5.1. Tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ có chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị nổi hạch ở cổ thì việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng cần thiết. Nhờ vậy mà sẽ được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ dẫn đến biến chứng cao.
Các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Sốt cao.
- Ăn uống khó khăn.
- Hạch sưng đỏ và đau nhức.
5.2. Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Một trong những biện pháp giúp hỗ trợ điều trị nổi hạch ở cổ hiệu quả đó chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học kết hợp với việc vận động vừa phải cũng như dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng giúp góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
5.3. Một số cách khắc phục tình trạng nổi hạch dưới hàm khi mang thai
- Chườm đá: Nếu những cơn đau dưới hàm diễn ra thường xuyên, các mẹ bầu hãy đặt một túi nước đá lên vùng bị đau trong 10 phút để làm dịu đi cơn đau khi bị nổi hạch dưới hàm khi mang thai.
- Tập một vài bài tập: Các mẹ nên tìm hiểu một vài bài tập giúp kéo dài, thư giãn hay xoa bóp các cơ bắp xung quanh xương hàm. Tuy nhiên mẹ hãy thực hiện các bài tập này dưới sự giám sát của nha sĩ nhé.
- Thuốc giảm đau: Nếu các mẹ bầu không thể tiếp tục chịu đựng, hãy dùng một số loại thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm không steroid để giúp làm giảm đau cơ. Tuy nhiên, các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Bổ sung một số loại thực phẩm: Trộn hạt lanh ăn với bột yến mạch hay ngũ cốc cũng sẽ giúp giảm đau khi bị nổi hạch dưới hàm khi mang thai. Ngoài ra, uống trà hoa cúc cũng là 1 biện pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng này. Các loại thực phẩm mềm như khoai tây nghiền, phô mai, cá hay đậu nấu chín và trứng cũng là những lựa chọn lý tưởng nếu như bạn bị đau hàm.
- Hoạt động: Các mẹ nên tránh các cử động mạnh, hạn chế hét, hát, nhai hay ngáp quá nhiều. Các mẹ nên ngồi đúng tư thế và không được chống cằm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên cắn chặt răng để giảm áp lực lên hàm.
Xem ngay >>> Nổi hạch ở cổ lâu ngày không đau có nguy hiểm không?
6. Bà bầu bị nổi hạch dưới cằm có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Hầu hết các trường hợp bị nổi hạch đều không gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu như hiện tượng này mà đi kèm một vài những biểu hiện bất thường khác thì các mẹ bầu không nên chủ quan mà nên nhanh chóng đi thăm khám, kiểm tra tại các trung tâm y tế cũng như các bệnh viện uy tín để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh khác. Bởi vì lúc này, hạch dưới cằm rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.
Trường hợp bà bầu nổi hạch dưới cằm nguy hiểm nếu đây là hạch lao. Các dấu hiệu nhận biết nổi hạch lao ở cổ đó là hạch thường to, không đau, lúc đầu hạch mọc riêng lẻ và sau khi tình trạng nặng hơn sẽ mọc thành từng cụm, gây ra sẹo vĩnh viễn. Phần lớn các trường hợp nổi hạch ở cổ khi mang thai lâu ngày không hết sẽ dẫn đến viêm nhiễm và chảy mủ và đây là dấu hiệu hạch lao đã chuyển biến nặng hơn.
Một vấn đề nguy hiểm khác khi bị nổi hạch mà không ai mong muốn đó chính là nổi hạch do bị ung thư. Cách nhận biế hạch ung thư là kích thước hạch lớn hơn so với hạch thông thường (hơn 1cm) và sẽ không thể cảm nhận được hạch di chuyển qua lại. Hạch ung thư tương đối cứng và khi sờ có cảm giác bị đau. Những biểu hiện nguy hiểm kèm theo đó là bà bầu sẽ sút cân, sắc tố da thay đổi, mệt mỏi, ho ra máu, triệu chứng viêm loét lâu lành,… Khi gặp phải tình trạng như vậy thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để được xét nghiệm tầm soát ung thư.
7. Những lưu ý khi bà bầu bị nổi hạch ở dưới cằm
7.1. Bà bầu bị nổi hạch dưới cằm nên ăn gì?
Những loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu khi bị nổi hạch ở dưới cằm, đó là:
- Nên uống đủ nước mỗi ngày.
- Các loại rau lá xanh, khoai lang, bông cải xanh, cà rốt, xoài, cam quýt,.. để giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Các loại tinh bột từ các loại thực phẩm như: khoai tây, gạo, lúa mì…..
- Bổ sung đầy đủ thịt, cá và đặc biệt là thịt gia cầm cùng với những loại dầu thực vật giàu omega 3.
7.2. Bà bầu bị nổi hạch ở dưới cằm nên kiêng ăn gì?
Những thực phẩm nên mà bà bầu bị nổi hạch dưới cằm nên hạn chế, đó là:
- Các loại thịt đỏ như là thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…
- Rau củ có chứa hàm lượng kim loại cao như: Rau muống, rau cần, rau má.
- Các món cay nóng.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
- Các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia hay rượu.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc về vấn đề nổi hạch dưới cằm khi mang thai. Qua những thông tin trên, mong rằng sẽ có thể giúp cho các mẹ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị