Nổi hạch ở sau gáy là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nổi hạch ở sau gáy là dấu hiệu của bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu hiện nay. Hạch có chức năng giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy bị nổi hạch sau gáy có thể là dấu hiệu đang cảnh báo một bệnh lý nào đó. Vậy bị nổi hạch ở sau gáy có nguy hiểm không? Mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Nổi hạch nách là bị gì? Bị hạch ở nách thì khám ở đâu?
- [Góc Giải Đáp] Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Hạch là gì?
Hạch bạch huyết là 1 loại mô lympho xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, từ nội tạng đến ổ bụng cho đến mô mềm dưới da. Hạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật và đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Sưng và đau là các phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chạm vào các hạch bạch huyết. Hạch nổi trên cơ thể trong hầu hết các trường hợp đều lành tính nhưng đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nguy hiểm.
Các hạch bạch huyết thường nằm ở cổ, trên xương đòn, ở nách, bẹn,… Các hạch này thường chìm nên chúng ta khó nhận biết được và chỉ to lên khi chống lại với bệnh tật. Hạch bạch huyết thực hiện chức năng giống như hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các tế bào lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
2. Nổi hạch ở sau gáy là bệnh gì?
Thông thường các hạch bạch huyết sẽ có kích thước chỉ bằng một hạt đậu nhỏ. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta sẽ khó mà nhận thấy chúng. Khi có thể bị nhiễm trùng hay bệnh tật, các hạch bạch huyết có thể bị tích tụ dịch trong cơ thể gây sưng lên, thường được gọi là nổi hạch sau gáy. Đôi khi việc nổi hạch ở sau gáy sẽ đau và gây khó chịu. Và lúc này chúng ta có thể nhìn và sờ thấy được hạch ở sau gáy.
Hạch bạch huyết ở vùng chẩm chịu sẽ dẫn lưu dịch từ vùng đầu mặt về. Khi có các bất thường xảy ra ở những vùng này, hạch sẽ bị sưng lên và thậm chí có thể nổi thành cục u lớn (như nổi hạch ở sau tai, cổ, gáy,…). Do đó nếu như bạn phát hiện ra nổi hạch ở sau gáy thì có nghĩa là vùng đầu mặt hay cơ quan lân cận đang có bất thường.
Xem thêm >>> Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
3. Nguyên nhân nổi hạch ở sau gáy
Một số bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân nổi hạch ở sau gáy. Tùy theo nguyên nhân gây ra, ngoài việc bị nổi hạch sau gáy thì sẽ có 1 vài triệu chứng khác đi kèm mà chúng ta cần chú ý.
3.1. Nhiễm trùng da đầu có thể gây nổi hạch ở sau gáy
Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi hạch sau gáy. Bất cứ viêm nhiễm nào ở vùng đầu mặt thì đều có khả năng gây sưng hạch ở vùng chẩm. Nhiễm trùng da đầu có thể có nguyên nhân vi khuẩn hay nấm. Khi nhiễm trùng da đầu, một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
- Ngứa và đau nhức vùng da đầu.
- Da khô, tróc vảy.
- Xuất hiện vết loét, mụn nước hay các mảng da đóng vảy ở mặt, đầu.
- Rụng tóc.
Các bệnh lý nhiễm trùng da đầu thường gặp gồm:
- Nhiễm nấm da đầu: Nhiễm nấm da đầu hay thường được dân gian gọi là “hắc lào” đây là bệnh dễ lây lan. Người nhiễm nấm thường xuất hiện các vùng hói tròn và có vảy trên da đầu. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm tuy nhiên cần điều trị triệt để; ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm kéo dài và có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
- Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus hay Streptococcus pyogenes: Vết thương hở ở vùng da đầu có thể là do bị nhiễm các loại vi khuẩn. Dẫn đến hình thành các hạch sưng lên ở sau gáy. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể kèm theo các dấu hiệu như: sưng đỏ đau xung quanh vết thương; chảy dịch vàng hay đóng vảy; loét mụn nước và sốt.
- Chấy: Để xác định có chấy hay không, chúng ta cần tìm trứng hay chấy trên tóc và da đầu. Chúng sẽ thường xuất hiện ở vùng sau tai và gáy. Triệu chứng thường gặp nhất khi có chấy là ngứa. Thỉnh thoảng sẽ có đi kèm nổi hạch sau gáy ở trẻ em lẫn người lớn. Điều trị chấy cần phải nhanh chóng và triệt để.
- Chốc lở: Nguyên nhân gây chốc lở là do vi khuẩn. Tình trạng này gây ra các mảng loét đỏ, chảy dịch và đóng vảy. Sử dụng kháng sinh sẽ giúp làm giảm đi nguy cơ nhiễm trùng và lây lan.
- Bệnh vẩy nến: Đây là một bệnh lý tự miễn dịch. Trong đó các tế bào da sẽ được đổi mới nhanh chóng. Sự tích tụ của các tế bào bị loại bỏ có thể tạo ra các mảng màu bạc, đỏ và đi kèm với ngứa, đau. Ngoài da đầu, căn bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, bàn chân và các nếp gấp da. Bệnh vẩy nến nếu như kèm theo nổi hạch sau gáy thì có thể là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng nấm trên da đầu. Thuốc trị nấm sẽ giúp cho bạn điều trị nhiễm trùng nấm chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên đối với bệnh vẩy nến thì thường không thể chữa khỏi hoàn toàn toàn. Người ta chỉ có thể sử dụng các phương pháp điều trị tốt nhất để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
3.2. Rubella có thể gây nổi hạch ở sau gáy
Rubella (bệnh sởi Đức) là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh tương tự như bệnh sởi nhưng nhẹ hơn và ít lây lan hơn. Bệnh có thể gây sưng các hạch bạch huyết ở vùng đầu cổ hay các hạch bạch huyết vùng chẩm (sau gáy). Ngoài sưng hạch bạch huyết, bệnh Rubella ồn có thể gây ra các triệu chứng như sau:
- Phát ban hồng lan từ mặt đến thân mình cũng như tay chân.
- Sốt nhẹ (thường sốt không quá 39 độ C)
- Đau đầu, họng, mũi.
- Nghẹt mũi.
- Viêm, đỏ mắt.
- Đau khớp.
Hầu hết những trường hợp người bệnh mắc Rubella đều biểu hiện triệu chứng nhẹ. Người mắc bệnh lý này chỉ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và sử dụng thuốc giảm đau kèm theo nếu cần thiết. Tuy nhiên nó vẫn có thể gây biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe đối với thai nhi đang phát triển. Vì vậy bệnh nhân cần tiêm chủng ngừa Rubella trước khi mang thai. Đồng thời cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ khi phát hiện mình có nguy cơ mắc Rubella.
3.3. Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là do virus Epstein-Barr gây ra. Bệnh có biểu hiện triệu chứng kéo dài trong vài tuần và thường dễ lây lan. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh đó là nổi hạch. Đặc biệt ở các vùng như cổ, dưới cánh tay hay vùng bẹn. Bệnh cũng có thể khiến cho người bệnh bị nổi hạch ở sau gáy. Các triệu chứng khác có thể gặp phải bao gồm:
- Sốt.
- Đau đầu, đau cơ.
- Đau họng, sưng amidan.
- Phát ban.
- Mệt mỏi.
- Chán ăn.
Bệnh sẽ không nghiêm trọng, tuy nhiên có thể gây biến chứng như gan, lách to. Bệnh lây lan qua nước bọt do đó cần người bệnh hạn chế dùng chung thức ăn, đồ uống và che miệng khi ho, hắt hơi. Không cần điều trị mà chủ yếu chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước vì bệnh có thể tự thoái lui.
3.4. Nổi hạch ở sau gáy do ung thư
Trong một số ít trường hợp nổi hạch ở sau gáy là triệu chứng của ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại bỏ được nguyên nhân này. Ung thư hạch có thể gây ra sưng hạch bạch huyết ở các khu vực khác nhau và sẽ thường không đau. Hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này thì vẫn chưa biết rõ. Khi mắc ung thư hạch, các tế bào bạch huyết sẽ tăng sinh và phát triển bất thường và gây tích tụ trong các hạch gây sưng hạch. Các triệu chứng có thể gặp gồm:
- Sốt, ớn lạnh.
- Ho và khó thở.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Sút cân mà không rõ nguyên nhân.
Ung thư hạch có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư hạch cũng như mức độ tiến triển của bệnh. Một số bệnh ung thư có thể lây lan đến những vùng đầu cổ và có thể gây sưng các hạch bạch huyết sau gáy. Nổi hạch ở sau gáy có thể là do ung thư di căn đến hạch, cụ thể là ung thư da đầu, ung thư phổi hay ung thư tuyến giáp gây ra.
Xem thêm >>> Viêm họng nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không? – Những điều cần biết
3.5. U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là những nốt mụn mọc chậm, vô hại dưới da và thường xuất hiện ở vùng gáy và da đầu, da mặt, sau tai hay ở trên thân mình, lưng và vùng bẹn. Các u nang này có thể liên quan đến mụn trứng cá hay do một số các vấn đề khác ở ống bã nhờn. Mặc dù u nang bã nhờn thường tự khỏi nhưng đôi khi những u nang này vỡ ra sẽ có nguy cơ gây ra nhiễm trùng.
3.6. Nổi hạch ở sau gáy do tóc mọc ngược
Tóc hay lông mọc ngược có thể là do cạo hay tẩy lông không đúng cách. Tình trạng này cũng có thể gây ra hiện tượng nổi hạch ở sau gáy. Tóc mọc người thường xảy ra ở vùng mọc râu ở nam giới nhưng cũng có thể có hình thái tương tự như nổi hạch sau gáy ở những người đàn ông cắt tóc ngắn hay cạo trọc đầu. Tóc mọc ngược thường tự khỏi và bạn có thể phòng tránh trường hợp này bằng cách hạn chế cạo hay tẩy tóc.
3.7. Mụn nhọt
Mụn nhọt là những nốt mụn bọc có chứa mủ, hình thành dưới da do vi khuẩn phát triển dưới nang lông của người bệnh gây ra. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da nhưng thường gặp ở vùng cổ sau gáy do mồ hôi và do ma sát với quần áo thường xuyên.
Bạn có thể tự điều trị mụn nhọt tại nhà bằng cách chườm ấm thường xuyên nhưng lưu ý rằng đừng cố gắng chọc hút dịch lỏng bên trong mụn bọc. Dẫn lưu làm xẹp mụn nhọt cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và đôi khi bác sĩ cũng sẽ cần phải kê đơn kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
3.8. U mỡ
U mỡ là một loại khối u lành tính và không phải ung thư. U mỡ thường biểu hiện với các đặc điểm như:
- Mềm và nhão.
- Có thể dễ dàng di chuyển dưới da.
- Có kích thước nhỏ tuy nhiên chúng cũng có thể phát triển lớn hơn.
- Gây đau đớn nếu như các khối u này phát triển chèn ép lên mạch máu và các dây thần kinh ở gần đó.
Đa số trường hợp u mỡ sẽ thường không cần điều trị trừ khi chúng gây đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên khi khám bác sĩ thì có thể bạn sẽ được chỉ định sinh thiết các khối u gây ra nổi hạch sau gáy này để xác định xem có phải là u mỡ hay các vấn đề khác. Nếu là u mỡ thì việc chọc hút mỡ có thể giải quyết được vấn đề.
3.9. Nổi hạch ở sau gáy là do viêm nang lông sẹo lồi
Viêm nang lông sẹo lồi là dạng bất thường của viêm nang lông mãn tính dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng gây ảnh hưởng đến vùng da sau gáy. Tình trạng này sẽ khởi phát bởi các nốt mụn tròn, nhỏ gây ra ngứa ngáy ở vùng da sau đầu. Những nốt mụn sần này sẽ gây ngứa dữ dội và thúc đẩy nhiễm trùng thứ phát hình thành. Về lâu về dài, các vết sưng ngứa sẽ phát triển thành sẹo lồi, lớn dần và tóc sẽ không thể mọc trở lại trên các vùng sẹo này.
Viêm nang lông sẹo lồi vẫn tiếp tục tồn tại ở sau gáy dù đã được điều trị. Để hạn chế viêm nang lông sẹo lồi thì người bệnh nên giữ gìn vệ sinh và tránh ma sát có thể giúp bảo vệ vùng da sau gáy. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kháng sinh hay corticosteroid để ngăn chặn tình trạng này phát triển mạnh mẽ hơn.
4. Nổi hạch ở sau gáy có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ cũng như người lớn sẽ biến mất khi nguyên nhân cơ bản được điều trị thành công. Tuy nhiên tình trạng nổi hạch sau gáy cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm nếu có đi kèm các biểu hiện sau:
- Không có các triệu chứng lâm sàng nào khác ngoài nổi hạch.
- Bị sưng hạch không rõ nguyên nhân.
- Hạch sưng kéo dài từ 2 đến 4 tuần trở lên và tăng dần kích thước.
- Hạch sờ cứng, chắc, bị dai mà không di động.
- Nổi hạch ở sau gáy đi kèm các biểu hiện: sốt cao, đổ mồ hôi đêm và giảm cân không rõ nguyên nhân.
5. Nổi hạch ở sau gáy khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bất cứ khi nào bạn phát hiện cơ thể có triệu chứng bị nổi hạch thì hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Dù là nguyên nhân đơn giản hay nghiêm trọng thì người bệnh cũng cần xác định rõ để có phương thức điều trị phù hợp cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nổi hạch sau gáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ là biểu hiện bảo vệ của hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh: có thể là do nhiễm trùng hay do mắc bệnh ác tính. Nổi hạch có thể đi kèm cùng với các triệu chứng điển hình của bệnh. Trong các trường hợp có các triệu chứng không rõ và dai dẳng có thì thể nghi ngờ ác tính. Người bệnh cần chú ý các biểu hiện bệnh và nên đi khám ngay để loại bỏ sớm nguyên nhân.
6. Điều trị nổi hạch ở sau gáy như thế nào?
Thông thường, người bị hạch sau gáy thường rất lo lắng và tìm cách điều trị. Đối với những loại hạch là lành tính, người bệnh sẽ không cần quá lo lắng và chỉ cần theo dõi vài ngày thì loại hạch này sẽ có thể biến mất. Tuy nhiên đối với tình trạng bị hạch nổi sau cổ bị sưng đau thì người bệnh nên đến bệnh viện để có các phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra:
- Hạch sau gáy do vi khuẩn gây nhiễm trùng thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Sau khi tình trạng nhiễm trùng đã điều trị xong, hạch sẽ tự nhiên biến mất và cơ thể sẽ trở lại bình thường.
- Hạch ở sau gáy do rối loạn miễn dịch: Các bác sĩ sẽ điều trị các nguyên nhân chính gây ra, chẳng hạn như do viêm khớp dạng thấp hay do lupus ban đỏ hệ thống.
- Hạch nổi sau cổ do ung thư: Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại ung thư.
Bên cạnh đó, cũng có một số phương pháp điều trị hạch sau cổ tại nhà thường được bác sĩ khuyến cáo người bệnh sử dụng bao gồm:
- Chườm nóng: Nhúng khăn vào trong nước nóng, vắt ráo nước và sau đó chườm để giảm sưng hạch bạch huyết ở sau cổ.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Người bị hạch ở sau gáy có thể mua thuốc giảm đau không cần kê toa để dùng. Một số loại thuốc giảm đau sẽ được khuyến nghị bao gồm Ibuprofen và Acetaminophen.
- Nghỉ ngơi: Người bệnh không nên làm việc quá sức, nghỉ ngơi đầy đủ và khoa học để cơ thể nhanh chóng hồi phục và tình trạng nổi hạch sau ở cổ sẽ nhanh chóng biến mất.
7. Nổi hạch ở sau gáy phải làm sao?
Hạch nổi sau gáy thường kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau và trong đó có thể bao gồm cả tình trạng đau đầu. Khi bị hạch nổi sau gáy kèm theo triệu chứng đau đầu thì bạn cũng đừng quá sốt ruột bởi vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do cơ thể đang bị các tác nhân xấu xâm nhập vào. Hạch nổi lên sau gáy để chống lại những tác nhân xấu đó. Sau vài ngày, trong trường hợp lành tính thì hạch sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà hãy cứ chờ cho hạch tự biến mất và chịu đựng cơn đau đầu khó chịu kéo đến. Mà thay vào đó, bạn có thể làm những việc sau:
Uống thuốc kháng sinh để trị đau đầu nổi hạch sau gáy: Bệnh nhân có thể mua thuốc kháng sinh, thuốc đau đầu về sử dụng để giảm bớt tình trạng đau đầu. Tuy nhiên người bệnh bạn cần lưu ý phải uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Vệ sinh sạch sẽ vùng vai gáy: Bệnh nhân cần chú ý vệ sinh thường xuyên vùng sau gáy để vi khuẩn không thể xâm nhập. Nổi hạch ở sau gáy mà bị kèm theo đau đầu nên nghỉ ngơi điều độ. Người bệnh không nên làm việc quá sức vì khi đau đầu sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, nếu như bạn cứ cố gắng làm việc thì bắt bộ não phải suy nghĩ nhiều sẽ càng làm cho triệu chứng đau đầu nặng thêm. Do đó, bệnh nhân nên dành thời gian ngủ nghỉ đến khi đỡ đau mới làm việc tiếp.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện đau đầu nổi hạch sau gáy: Bệnh nhân cần lên một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh lý hiện tại. Cụ thể như:
- Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật mà nên ăn dầu thực vật hay dầu cá.
- Nên ăn các loại rau xanh nhưng trừ rau muống và trừ rau mồng tơi do 2 loại rau này chứa hoạt chất sẽ khiến cho hạch bị lồi lên to hơn.
- Tạm dừng uống các loại sữa như: sữa tươi, sữa bột…
- Người bị đau đầu nổi hạch sau gáy thì nên ăn chay và bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Nên ăn các loại hoa quả và trái cây tươi có chứa nhiều vitamin.
- Hạn chế dùng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, không uống rượu bia.
- Người bệnh không nên ăn các loại hải sản vì chứa nhiều đạm sẽ dẫn đến tình trạng hạch sẽ hút hết chất dinh dưỡng và càng phát triển nhanh gây ra khó khăn cho việc điều trị.
- Ngoài ra, khi thấy bất kỳ biểu hiện nào bất thường đáng lo thì bệnh nhân cần đi khám ngay.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi hạch ở sau gáy mà chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu. Hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất về tình trạng này để biết cách xử lý nếu không may có gặp phải.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị