Ung thư tụy: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ung thư tụy chỉ đứng thứ 14 về tỉ lệ mắc bệnh nhưng lại đứng thứ 7 về tỉ lệ tử vong nguyên nhân do ung thư. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì các tế bào ung thư tụy lại có khả năng phát triển nhanh và di căn sang các cơ quan khác. Do đó nó trở thành một trong những bệnh ung thư rất khó điều trị và có tỷ lệ không qua khỏi lớn. Vậy thì  hôm nay hãy cùng GENK STF tìm hiểu xem ung thư tuỵ là bệnh gì và một số biện pháp để phòng ngừa ung thư tuyến tụy từ sớm.

Xem thêm:

1. Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tụy là bệnh tổn thương ác tính xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của mô tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy bắt đầu sản sinh quá mức không thể kiểm soát và tạo thành khối u.

ung-thu-tuyen-tuy-la-gi-2

Ung thư tuyến tụy có nguy hiểm không?

Trên 95% bệnh nhân bị ung thư tụy có nguồn gốc từ tuyến ngoại tiết. Ung thư tuyến tụy có nguồn gốc từ tuyến ngoại tiết là một trong những loại ung thư dễ di căn nhất. Vào thời điểm chẩn đoán ra bệnh thì hầu hết các trường hợp ung thư đều đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư tụy có tiên lượng xấu hơn so với ung thư tiêu hóa khác chủ yếu là do tụy có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng ít đặc trưng nên dễ nhầm với bệnh khác do đó người bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Tại Mỹ, chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư tụy được phát hiện ở giai đoạn sớm, trong khi đó hơn 5% bệnh nhân được chẩn đoán thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối khi đã có di căn sang vị trí khác.

Có thể nói ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện sớm, khó điều trị do đó có tỉ lệ tử vong cực cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi phẫu thuật cũng chỉ sống thêm được khoảng một vài năm nữa và tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Còn với những bệnh nhân mà đã chuyển sang ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm kể từ khi phát hiện bệnh.

Ung thư tuyến tụy có 4 giai đoạn:

  • Ung thư tụy giai đoạn đầu: Xuất hiện khối u nằm trong tuyến tụy, kích thước khối u chỉ dưới 2cm và hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
  • Ung thư tụy giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước lớn hơn 2cm và nhỏ hơn 4cm đã bắt đầu xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy nhưng chưa làm ảnh hưởng đến các mạch máu.
  • Ung thư tụy giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6cm, tế bào ung thư đã xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận.
  • Ung thư tụy giai đoạn cuối: Khối u có thể đạt bất kỳ kích thước nào, di căn đến những vị trí xa hơn như di căn gan, di căn phổi…
ung-thu-tuyen-tuy-di-can-gan

Ung thư tụy di căn gan sống được bao lâu?

2. Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Hiện nay vẫn chưa được xác định nhân cụ thể của ung thư tụy. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu được tiến hành và cũng đã phân loại được các yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết tới ung thư tụy như sau:

Yếu tố di truyền:

Khoảng 10-15% bệnh nhân ung thư tụy có người nhà đã từng mắc bệnh ung thư tụy hoặc ung thư ở cơ quan khác.

Giới tính:

Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh lớn hơn nữ giới.

Bệnh lý mãn tính ở tụy:

Một số bệnh lý mãn tính ở tụy có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị ung thư tụy gồm:

  • Đái tháo đường: Theo nghiên cứu của các chuyên gia về y tế thì những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc ung thư tuỵ cao hơn so với những người bình thường. Đồng thời các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng đái tháo đường vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của ung thư tuyến tụy.
  • Viêm tụy mạn
  • Bệnh xơ nang tụy

Yếu tố môi trường:

Ung thư tụy thường gặp ở những người có lối sống, sinh hoạt không lành mạnh như:

  • Những người có thói quen hút thuốc lá hoặc bị hút thuốc lá thụ động
  • Những người thừa cân béo phì, ít vận động,
  • Những người có thói quen ăn uống các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đường
  • Những người nghiện rượu

3. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Các triệu chứng thường gặp của ung thư tuyến tụy bao gồm:

  • Đau bụng:

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư tuyến tụy. Những cơn đau ban đầu thường chỉ đau thoáng qua ở vùng thượng vị nên dễ bị nhầm với viêm dạ dày sau đó khi bệnh tiến triển nặng hơn thường lan sang 2 bên hông và/hoặc xuyên ra sau lưng.

  • Hội chứng tắc mật có biểu hiện vàng da, nước tiểu sẫm màu.
cac-giai-doan-ung-thu-tuy

Dấu hiệu ung thư tuyến tuỵ

Vàng da do ung thư tụy tăng dần do u gây tắc ống mật chính làm dịch mật từ gan không xuống được tá tràng, hậu quả là mật vào trong máu gây vàng da và đồng thời làm cho nước tiểu sẫm màu.

  • Đi ngoài sống phân

Những khối u tuyến tụy chèn ép gây cản trở men tụy xuống ruột non thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh bị ung thư tụy.

  • Đái tháo đường:

Đái tháo đường có thể xuất hiện đồng thời cùng ung thư tụy nhưng theo một số nghiên cứu thì có khoảng 25% bệnh nhân ung thư tụy có khởi phát là bệnh tiểu đường.

  • Ngoài ra còn xuất hiện thêm một số triệu chứng hay gặp khác như: suy nhược cơ thể, sụt cân quá mức, chán ăn, nôn, tiêu chảy,…

Các triệu chứng của ung thư tụy nhìn chung là không điển hình và có thể bị nhầm sang các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng và phổ biến hơn. Điều này giải thích nguyên nhân phần lớn các bệnh nhân ung thư tụy thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh.

4. Chẩn đoán ung thư tụy

Dựa vào hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng bác sĩ cũng có thể đưa ra nghi ngờ về bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán được chính xác ung thư tuyến tụy thì bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Những xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán xác định ung thư tụy gồm:

  • Siêu âm tuyến tụy: Những hình ảnh siêu âm trong tuyến tụy giúp các bác sĩ có thể có những nhận định ban đầu về sự bất thường của các tế bào.
  • Sinh thiết: Việc nuôi cấy tế bào sinh thiết và thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các tế bào ung thư có trong tuyến tụy.
  • Xét nghiệm máu: CA19-9 là xét nghiệm máu được sử dụng trong việc xác định ung thư tuyến tụy.
chan-doan-ung-thu-tuy

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư tuỵ

5. Điều trị ung thư tuyến tụy

Phương pháp điều trị ung thư có thể sử dụng bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu hoặc kết hợp các biện pháp trên.

Phẫu thuật:

Phương pháp này được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn đầu, giai đoạn 2 hoặc mới bước vào giai đoạn 3.

Xạ trị:

Xạ trị là phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy ở các giai đoạn đã chuyển nặng không thực hiện được phẫu thuật. Xạ trị này giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau đớn, vàng da góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp này cũng được áp dụng để ngăn ngừa tái phát bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật.

Hóa trị:

Hoá trị là liệu pháp cuối cùng để can thiệp điều trị nếu cả xạ trị và phẫu thuật không còn phù hợp với tình trạng của người bệnh. Hóa trị là phương pháp thường được sử dụng khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn cuối giúp người bệnh kéo dài sự sống, giảm đau đớn và khó chịu.

6. Biện pháp phòng tránh ung thư tuyến tụy

Có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh ung thư tuyến tụy như sau:

Không hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá có tỉ lệ mắc ung thư tụy cao gấp gần 5 lần so với những người không hút bình thường.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

ung-thu-tuy-nen-an-gi-2

Ung thư tuyến tụy nên ăn gì?

  • Trong chế độ ăn hàng ngày ta nên tránh các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều  năng lượng
  • Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh
  • Tập thể dục thể thao, đều đặn.

Hạn chế tiếp xúc với các hoá chất độc hại

Nếu đang làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc để có thể hạn chế đến mức tối đa mức độ ảnh hưởng của chất độc hại đến cơ thể.

Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ

Nếu bạn có tiền sử tiểu đường, viêm tuỵ, bạn nên khám sức khỏe định kỳ và theo dõi theo lời khuyên của bác sĩ.

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh khó điều trị, tuy nhiên nếu thực hiện đúng phác đồ điều trị và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn vẫn có thể kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bạn có thể sử dụng sản phẩm GENK STF được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

XEM VIDEO: VTC14: Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7