Trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng phải làm sao?
Hiện nay có rất nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng nhưng chưa biết cách xử lý như nào. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày thực quản gây khó nuốt có nguy hiểm không?
- Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không có tốt không?
- Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn quả gì tốt nhất?
- Giải đáp: Trào ngược dạ dày có phẫu thuật được không?
Nội dung bài viết
1. Tại sao trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng?
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày và thức ăn thường xuyên bị trào lên trên ống thực quản và cổ họng. Tình trạng này gây nên các triệu chứng như nóng rát ở ngực có thể lan đến cổ họng, ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, buồn nôn, đắng miệng. Trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể gây biến chứng sang bệnh viêm xoang, viêm họng, viêm phổi,…
Hôi miệng cũng là biến chứng của trào ngược dạ dày lâu ngày, tuy không phải là một bệnh lý nhưng triệu chứng này gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Dạ dày là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Khi bị trào ngược dạ dày, vi khuẩn gây bệnh cũng bị trào ngược lên trên gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Dịch vị axit kết hợp cùng vi khuẩn gây bệnh cùng tấn công làm cho niêm mạc miệng, họng bị tổn thương, vi khuẩn sinh mùi phát sinh gây ra hiện tượng viêm họng. Bên cạnh đó, thức ăn bị trào ngược lên có thể bám lại vào các kẽ răng, nếu bạn không vệ sinh kỹ lâu dần gây hình thành cao răng và dẫn đến hôi miệng.
Ngoài ra, dịch vị axit trào ngược lên trên là tác nhân gây ra tình trạng viêm họng, viêm amidan mạn tính ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. Những người bị viêm amidan mạn tính thường bị hình thành hốc mủ trên bề mặt amidan. Và đây là tác nhân gây ra tình trạng hôi miệng khó chịu ở người bệnh trào ngược dạ dày.
2. Trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng nhận biết như nào?
Hôi miệng là tình trạng có thể gặp ở nhiều người, kể cả những người sức khoẻ ổn định bình thường. Đây không phải là bệnh lý và cũng không gây tác động quá trầm trọng đến sức khoẻ nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Những người bị hôi miệng thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp và hiệu suất công việc bị giảm đi rất nhiều.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng như:
- Sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng đường, protein cao, khi phân huỷ chúng sẽ giải phóng ra nhiều hợp chất sulphur gây ra tình trạng hôi miệng.
- Các tác nhân làm niêm mạc họng bị khô như rượu, bia, thuốc lá tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh răng miệng phát triển, làm cho tình trạng hôi miệng dễ phát sinh hơn.
- Sử dụng các thực phẩm có hàm lượng sulphur cao như hành tỏi tăng nguy cơ phát sinh tình trạng hôi miệng.
- Sử dụng các dụng cụ nha khoa như răng giả, khí cụ niềng răng dễ gây phát sinh mảng bám trên răng và các dụng cụ nha khoa, làm cho vi khuẩn gây hôi miệng dễ phát sinh hơn.
- Các bệnh lý có thể gây ra tình trạng hôi miệng như trào ngược dạ dày, viêm tủy xương, hoại tử xương, các bệnh lý ác tính ở vùng hầu họng.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, để giải quyết tình trạng khó chịu này bạn cần nắm rõ nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày gây ra thường có đặc điểm như sau:
- Hơi thở có mùi hôi hoặc chua kèm theo cảm giác đắng miệng hoặc chua miệng, nước bọt tiết nhiều hơn.
- Hôi miệng thường đi kèm các vấn đề răng miệng hoặc các bệnh lý hầu họng như viêm lưỡi, viêm lợi, viêm họng.
- Người bệnh có kèm các triệu chứng đặc trưng như ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, nuốt vướng. Các triệu chứng càng khó chịu hơn sau khi bạn sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay ăn các đồ ăn cay nóng, đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ.
3. Trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng phải làm sao?
3.1. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Tình trạng hôi miệng là do trào ngược dạ dày gây ra thì việc cần làm là phải điều trị dứt điểm bệnh lý trào ngược dạ dày. Khi nhận thấy bản thân đang có các dấu hiệu triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thì bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc phù hợp để sử dụng.
Thuốc kháng histamin H1 thường được chỉ định trong những trường hợp bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ và trung bình. Loại thuốc này cần uống trước khi ăn 15 đến 30 phút. Nhóm thuốc ức chế bơm proton cũng thường được chỉ định với các loại thuốc như Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Rabeprazole, Pantoprazol,…
Nhóm thuốc khác cũng thường được chỉ định cho bệnh nhân trào ngược dạ dày là thuốc kháng axit, là dạng kết hợp giữa muối magie và nhôm. Nhóm thuốc này được điều chế dưới dạng viên nén, gel, thuốc bột,… Người bệnh nên uống thuốc kháng axit sau bữa ăn khoảng 1 đến 3 tiếng hoặc uống trước khi đi ngủ.
3.2. Từ bỏ các thói quen xấu
Một số thói quen sinh hoạt có thể làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần từ bỏ những thói quen xấu như sau:
- Bỏ hút thuốc lá vì khói thuốc lá là tác nhân làm suy yếu chức năng đóng mở của cơ thắt thực quản dưới, làm axit bị trào ngược lên nhiều hơn. Đồng thời, hút thuốc lá làm cho miệng của bạn khô hơn, vi khuẩn gây hôi miệng hoạt động mạnh hơn.
- Không uống cà phê khi bụng đói vì điều này vừa làm dạ dày cồn cào, khó chịu vừa kích thích dạ dày tăng tiết axit nhiều hơn.
- Hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm cay, đồ chiên rán, hành, tỏi sống, đồ muối chua. Thay vào đó, bạn nên áp dụng chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, chế biến đồ ăn dạng hấp luộc, bổ sung thêm sữa chua hàng ngày.
- Từ bỏ thói quen vừa ăn xong đi nằm ngay hoặc vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại. Tốt nhất, bạn nên đi nằm sau khi ăn xong khoảng 2-3 tiếng, khi ngủ nên lựa chọn gối cao để giảm trào ngược dạ dày vào ban đêm.
- Tránh bỏ bữa và không nên ăn dồn dập quá no vào một bữa. Thay vào đó, bạn nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày để dạ dày không phải làm việc quá mức, giúp axit tiết ra điều độ hơn.
3.3. Áp dụng các mẹo làm giảm hôi miệng
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn, bạn nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính. Sau khi đánh răng, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn ở kẽ răng và súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Uống nhiều nước để giữ độ ẩm trong khoang miệng và ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây bệnh và làm loãng nồng độ axit trong dịch vị dạ dày. Lưu ý, bạn nên uống đều nước trong ngày, không uống quá nhiều nước một lúc.
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc sử dụng các thảo dược làm giảm mùi hôi miệng như chanh tươi, lá bạc hà, gừng tươi, cam thảo…
Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ về cách xử trí khi mắc trào ngược dạ dày bị hôi miệng. Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, bạn cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng hiệu quả nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang