[Bật mí] Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?
Chuối là loại quả quen thuộc với mọi gia đình, nổi tiếng chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa. Vậy người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm đáp án cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng phải làm sao?
- Chữa trào ngược dạ dày tại nhà cho bà bầu như nào?
- Mách nhỏ: Trẻ bị trào ngược dạ dày nên uống sữa gì?
- Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không có tốt không?
Nội dung bài viết
1. Chuối có tác dụng gì với sức khỏe?
Chuối là loại trái cây phổ biến ở nước ta, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chuối có thể để chín ăn trực tiếp hoặc chế biến đa dạng thành nhiều món ăn hấp dẫn như sinh tố chuối, chuối sấy, bánh chuối, canh chuối xanh nấu xương, nấu ốc.
Sử dụng chuối mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bao gồm:
- Tăng cường đề kháng, miễn dịch: Hàm lượng vitamin C cao cùng nhiều chất chống oxy hóa tế bào khác trong quả chuối giúp cơ thể tăng khả năng loại bỏ các gốc tự do gây hại và tăng sức chống đỡ với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài tác động vào.
- Tăng cường hoạt động tiêu hóa: Quả chuối chứa hàm lượng lớn chất xơ và Prebiotic là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Do đó, sử dụng chuối sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng ngừa các bệnh lý của đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng.
- Ăn chuối giúp cơ thể được cung cấp hàm lượng lớn chất sắt giúp cho cơ thể tái tạo hồng cầu. Do đó, nếu bạn ăn chuối thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cho cơ thể.
- Quả chuối nổi tiếng với hàm lượng kali cao, đây là khoáng chất quan trọng giúp cân bằng môi trường điện giải, bảo vệ chức năng thận và bảo vệ tim mạch. Do đó, những người đang mắc bệnh lý huyết áp sử dụng chuối thường xuyên sẽ giúp giảm được nguy cơ về bệnh lý tim mạch.
- Ngoài những tác dụng như trên sử dụng chuối còn mang lại nhiều tác dụng khác như làm đẹp da, duy trì vóc dáng, thư giãn tinh thần, hỗ trợ điều hòa chỉ số cholesterol trong máu.
2. Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?
Nhiều người cho rằng những người đang mắc bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thì không nên ăn chuối, vì lo sợ loại trái cây này có thể làm cho bệnh dạ dày nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về các thành phần dinh dưỡng có trong quả chuối thì chúng hoàn toàn thích hợp với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Cụ thể:
- Chuối có độ PH từ 5 đến 5,29, khi đi vào dạ dày sẽ làm tăng độ PH, giảm tính axit của dịch vị nên sẽ làm dịu cơn trào ngược dạ dày. Ngoài ra, khi ăn chuối còn tạo ra lớp màng nhầy bao bọc quanh niêm mạc dạ dày, giúp làm giảm tác động của axit tới niêm mạc dạ dày thực quản. Và tính kiềm của chuối sẽ có tác dụng như một dạng kháng axit, giúp giảm trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Thành phần của quả chuối có chứa lưu huỳnh và protein giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
- Pectin và Prebiotic trong quả chuối giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày, thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn có lợi đường ruột, giúp ức chế các vi sinh vật gây hại trong hệ tiêu hoá.
Như vậy, chuối là loại quả lành tính, thơm ngon, nhiều thành phần dinh dưỡng, tính kiềm nên hoàn toàn không gây kích ứng dạ dày. Vì thế, người đang bị trào ngược dạ dày hoàn toàn ăn được chuối. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn chuối ngự, chuối cau, chuối hương, chuối lùn để sử dụng.
Chuối tiêu có chứa hàm lượng pectin quá cao nên khi vào dạ dày làm hệ thống tiêu hoá bị quá tải, lượng axit tiết ra nhiều hơn có thể làm cho bệnh trào ngược nặng hơn. Chuối xanh, chuối chưa chín hẳn nếu chưa qua chế biến, sơ chế có chứa nhựa gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng hoặc làm ổ viêm loét dạ dày bị kích ứng nặng hơn.
3. Trào ngược dạ dày nên sử dụng chuối như nào?
Đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được chuối không là có, tuy nhiên chúng ta cần sử dụng chuối hợp lý mới không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Một số thông tin người bệnh trào ngược dạ dày
cần lưu ý khi sử dụng chuối như sau:
3.1. Lưu ý khi sử dụng chuối
- Thời điểm ăn chuối thích hợp là sau khi ăn bữa sáng khoảng 30 phút. Ăn chuối vào buổi sáng sẽ giúp các thành phần dinh dưỡng được hấp thụ tối đa nhất. Tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói, vì hàm lượng vitamin C và magie trong chuối có thể làm tăng tính axit trong dịch vị dạ dày, làm bệnh trào ngược dạ dày nặng hơn.
- Sau khi ăn no, bạn cũng không nên ăn chuối ngay. Vì hàm lượng dinh dưỡng trong chuối cao, nếu bổ sung chuối ngay sau khi ăn no sẽ làm thành dạ dày bị tăng áp lực, dẫn đến trào ngược dạ dày sau khi ăn.
- Quả chuối có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng bạn không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Nếu ăn quá 3 quả chuối mỗi ngày sẽ làm cơ thể không hấp thụ, chuyển hoá hết dinh dưỡng có trong quả chuối dẫn đến tăng kali máu, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu.
- Lượng đường trong chuối sấy rất cao, có thể làm tăng đường huyết, nguy hiểm với bệnh nhân mắc tiểu đường. Bánh chuối chiên có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng chứa nhiều dầu mỡ có thể làm bệnh trào ngược dạ dày nặng hơn. Vì thế, người bị trào ngược dạ dày không nên ăn chuối sấy, chuối chiên.
3.2. Một số món ăn chế biến từ chuối cho người bị trào ngược dạ dày
Bánh mì chuối:
Bánh mì có tác dụng giúp thấm hút bớt axit dư thừa trong dạ dày, nếu kết hợp cùng với chuối sẽ tạo thành bữa ăn phụ rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Bạn lựa chọn bánh mì lát làm từ lúa mạch nguyên cám rồi cho thêm phô mai, bơ đậu phộng, chuối thái lát lên và cho vào lò nướng nóng lên sử dụng.
Sinh tố chuối sữa chua:
Sữa chua là loại thực phẩm nổi tiếng tốt cho hệ tiêu hoá, kết hợp cùng với chuối sẽ tạo thành món sinh tố thơm ngon, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 quả chuối chín, 1 hộp sữa chua, 200ml sữa tươi không đường và mật ong cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Sau đó, bạn cho thành quả thu được ra ly là có thể thường thức.
4. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Như những lưu ý bên trên chúng ta đã biết chuối xanh nếu sử dụng trực tiếp không qua sơ chế có thể gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên, chuối xanh đã qua sơ chế và sử dụng kết hợp với những dược liệu khác có thể áp dụng để khắc phục các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu dùng chuối xanh với hàm lượng quá nhiều có thể gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hoá. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng chuối xanh dùng sao cho phù hợp. Sau đây là một số cách chữa trào ngược dạ dày từ chuối xanh bạn có thể tham khảo:
4.1. Chuối xanh kết hợp mật ong
Chuối xanh bạn đem tước sạch vỏ ngâm nước muối loãng cho bớt nhựa. Sau đó, bạn mang đi thái lát và phơi khô dưới bóng râm. Chuối xanh đã phơi khô xong bạn mang qua tiệm thuốc bắc để tán thành bột mịn. Hàng ngày, bạn sử dụng bột chuối xanh trộn cùng với mật ong để sử dụng.
Về hàm lượng mật ong và bột chuối xanh sử dụng hàng ngày sử dụng bao nhiêu bạn nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên phù hợp.
4.2. Chuối xanh kết hợp cùng thảo dược
Bạn có thể sử dụng chuối xanh kết hợp cùng rễ cỏ tranh, kim tiền thảo và bông mã đề để khắc phục những triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Chuối xanh bạn rửa sạch sau đó thái lát và ngâm qua nước muối loãng cho bớt nhựa rồi vớt ra cho vào nồi. Các loại thảo dược trên cũng đem rửa sạch và cho vào nồi cùng 2-3 L nước đun sôi rồi để nhỏ lửa.
Khi nước sắc trong nồi cạn còn khoảng 1,5L thì tắt bếp để nguội. Bạn lọc bỏ phần cái và giữ phần nước sắc uống đều trong ngày thay cho nước lọc. Lưu ý phần nước thuốc sắc bạn chỉ nên uống trong ngày, không để tủ lạnh qua đêm dùng đến ngày hôm sau.
Như vậy, trào ngược dạ dày có ăn được chuối không là có. Tuy nhiên, không phải loại chuối nào bạn cũng ăn được và cần sử dụng chuối đúng cách mới phát huy tối đa tác dụng dinh dưỡng. Đồng thời, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị để bệnh trào ngược dạ dày nhanh ổn định hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang