Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị ung thư amidan
Ung thư amidan có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh như thế nào? Đây là những câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi lo ngại về bệnh ung thư phổ biến trong thời gian qua. Cập nhật các thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có hướng điều trị sớm.
1. Tổng quan về căn bệnh ung thư amidan
Khi nghe nhắc tới bệnh ung thư, hầu hết mọi người đều bất an, lo lắng không biết nguyên nhân do đâu, liệu người bệnh có cơ hội chữa khỏi và sống trong bao lâu.
1.1. Khái niệm
Đây là căn bệnh ung thư thuộc vùng tai – mũi – họng. Trước đây, bệnh rất hiếm gặp nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh, nhất là những người trong độ tuổi từ 30 trở lên.
Amidan còn được gọi là amidan khẩu cái, chúng có hình bầu dục nhỏ nằm chính giữa hai bên lưỡi gà. Bộ phận này đóng vai trò tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập qua cơ thể từ đường ăn uống. Hầu hết trường hợp ung thư ở amidan thường bắt nguồn từ mô niêm mạc miệng và u lympho.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người mơ hồ và khó phân biệt giữa viêm và u amidan. Điều này làm cho quá trình phát hiện bệnh thường chậm trễ, khả năng điều trị khỏi rất thấp.
1.2. Đối tượng nguy cơ cao
Bệnh có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi, thường nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới. Nhất là những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và có lối sống không lành mạnh.
1.3. Ung thư vùng amidan có nguy hiểm không
Bất kể căn bệnh ung thư nào cũng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, ung thư ở vùng amidan cũng không ngoại lệ.
Được biết khi khối u xuất hiện ở amidan, chúng hoàn toàn không lây từ người sang người. Do đây không phải là bệnh truyền nhiễm và có thể kiểm soát bằng cách thăm khám, tầm soát sức khỏe định kỳ mỗi năm.
Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ngay từ khi mới chớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, khả năng sống sót rất cao.
2. Nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư vùng amidan
Bệnh ung thư amidan ngày càng phổ biến và tác động rất lớn tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt ở người mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do những yếu tố sau:
2.1. Hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ là tác nhân gây ung thư phổi mà còn ảnh hưởng tới vùng amidan. Các chất kích thích chứa trong thuốc lá ảnh hưởng tới người hút trực tiếp, kể cả người hút phải khói thuốc.
Người nghiện thuốc lá càng có nguy cơ mắc ung thư cao, thường gặp nhất: Ung thư vòm họng, cổ, dạ dày,…
2.2. Uống rượu bia
Các loại đồ uống có cồn như rượu bia cũng có mối liên kết với bệnh ung thư. Người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 2 lần so với người bình thường.
2.3. Nhiễm virus HPV
Ba chủng virus type 2, 16 và 18 thường lây qua đường tình dục, hôn, tiếp xúc nước bọt cũng tạo nguy cơ cho ung thư hình thành và phát triển.
2.4. Tiếp xúc với chất độc hại
Người làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc, tia bức xạ tạo cơ hội cho bệnh ung thư tiến triển nặng.
2.5. Không giữ vệ sinh vùng miệng sạch sẽ
Vùng miệng không được giữ sạch sẽ, thường có mùi hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, không riêng gì ung thư ở amidan.
3. Các giai đoạn và dấu hiệu của bệnh ung thư vùng amidan
Ung thư amidan được chia làm hai giai đoạn đầu và cuối với các dấu hiệu phổ biến sau:
3.1. Ung thư ở giai đoạn đầu
Ung thư ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội thành công rất cao, người bệnh có thể sống hơn 20 năm. Khi mới mắc bệnh, bệnh nhân có các dấu hiệu nhận biết gồm:
- Khó nuốt: Triệu chứng điển hình nhất khi bạn mắc phải căn bệnh này. Lúc này, amidan bắt đầu sưng tấy làm cho người bệnh đau đớn khi ăn uống, nuốt thức ăn. Do khối u nhỏ kích thước từ 2 – 4cm xuất hiện nên cổ họng lúc nào cũng có cảm giác vướng víu.
- Khó phát âm: Các cơn đau xuất hiện làm cho người bệnh gặp trở ngại khi phát âm, nói khàn. Dấu hiệu thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng nên người bệnh hay lơ là, bỏ qua.
- Chảy máu: Một vài trường hợp chỉ ho hay khạc nhẹ ra đờm có kèm máu. Dấu hiệu này báo hiệu bệnh đang tiến triển và có nguy cơ trở nặng hơn nếu không chữa trị sớm.
3.2. Ung thư ở giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn tới cơ quan xung quanh: Vòm họng, yết hầu, lưỡi,… với khối u có kích thước lớn hơn 4cm kèm các hạch bạch huyết khoảng 3cm.
Đây là giai đoạn phức tạp, người bệnh không chỉ có triệu chứng đau dai dẳng mà còn gặp các tổn thương nghiêm trọng ở amidan: Viêm loét, loét thâm nhiễm. Một khi khối u phát triển và lan rộng khiến quá trình điều trị kéo dài, nguy cơ tử vong khó tránh khỏi.
4. Biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư ở amidan
Như vậy, bệnh ung thư ở amidan tác động rất lớn tới thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Nếu bạn lo ngại không biết mình có mắc phải hay không thì hãy đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định một trong những biện pháp chẩn đoán sau:
4.1. Chẩn đoán xác định
Dựa trên kết quả vi thể, trong trường hợp vùng amidan bị viêm loét, hoại tử và chảy máu thì tiến hành sinh thiết hạch.
Bác sĩ sẽ quan sát, sờ nắn vào vị trí amidan và các vùng lân cận để kiểm tra mức độ, tình trạng di căn hạch. Trước đây, có khoảng 20% bệnh nhân thăm khám lần đầu khi thấy cổ nổi hạch và 75% bệnh nhân đến khám ung thư thì sờ thấy hạch cổ rõ ràng.
Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ chọc hút để tách một mô nhỏ ở amidan. Sau đó tiến hành biện pháp kiểm tra bằng: Xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp phát xạ positron.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Nhiều bệnh nhân thường đến khám bệnh khi ung thư đã ở giai đoạn muộn nên khả năng chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Đối với giai đoạn sớm, cần kiểm tra chẩn đoán phân biệt giữa ung thư với các căn bệnh: U loét thêm nhiễm, tổn thương loét ở amidan và amidan thể thâm nhiễm.
5. Biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư vùng amidan
Điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư amidan từ sớm giúp người bệnh chữa dứt điểm và kéo dài tuổi thọ.
5.1. Điều trị ung thư ở amidan
Bệnh ung thư chủ yếu được điều trị bằng ba phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó, xạ trị và phẫu thuật thường áp dụng ở người bệnh ung thư giai đoạn đầu và hóa trị ở giai đoạn cuối.
Tùy vào thể trạng, mức độ của bệnh mà bệnh nhân được chỉ định phương pháp khác nhau. Thời gian điều trị tùy thuộc rất lớn vào người bệnh.
5.2. Cách phòng ngừa bệnh
- Không hút thuốc lá, từ bỏ rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích.
- Tránh làm việc, sinh sống ở nơi có hóa chất độc hại, tia bức xạ.
- Luôn vệ sinh và giữ gìn răng miệng sạch sẽ.
- Ăn uống, nghỉ ngơi kết hợp luyện tập khoa học để tăng cường sức đề kháng, chống lại mọi bệnh ung thư.
- Người có nguy cơ cao, tiền sử gia đình mắc bệnh cần thăm khám sức khỏe tầm soát ung thư hàng năm.
Ung thư amidan thường bị nhầm lẫn với căn bệnh viêm amidan phổ biến. Căn bệnh không chỉ tác động tới sức khỏe mà còn gây tử vong chiếm tỉ lệ cao. Do đó, mỗi người cần có thông tin về căn bệnh này để phòng ngừa, nhận biết các dấu hiệu sớm. Đồng thời chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng; hạ mỡ máu