Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư gan là căn bệnh đứng thứ 2 trên thới giới về số ca mắc nhưng lại đứng thứ nhất về số ca tử vong. Vậy ung thư gan là căn bệnh như thế nào mà lại nguy hiểm như vậy. Hãy cùng GENK STF cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bệnh ung thư gan là gì?

Về mặt giải phẫu thì gan là tạng lớn nhất trong cơ thể.

Cơ quan này thực hiện các chức năng quan trọng phải kể đến như giúp lọc bỏ độc chất trong máu khỏi cơ thể bạn. Ngoài ra, gan còn thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và dự trữ năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể.

Khi các tế bào gan bị tăng sinh một cách bất thường và mất kiểm soát, thì cơ quan này sẽ không thể thực hiện được các chức năng vốn có của nó. Và hậu quả dẫn tới các tác động có hại và nghiêm trọng đối với cơ thể.

Tình trạng bệnh lý này được gọi là ung thư gan.

ung-thu-gan
Ung thư gan là gì?

2. Phân loại ung thư gan

Ung thư gan gồm có 2 loại ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát.

2.1. Ung thư gan nguyên phát

Ung thư gan nguyên phát gặp ở 80% các trường hợp bệnh nhân ung thư gan.

Đây là tình trạng xuất hiện các tế bào ác tính trong gan, tăng trưởng và phát triển một cách mất kiểm soát.

Sau đó các tế bào này sẽ tập hợp lại với nhau tạo thành khối một u ác tính có khả năng xâm lấn tới các mô ở xung quanh và theo mạch máu, hệ bạch huyết di căn tới những cơ quan ở xa hơn trên cơ thể người bệnh.

Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ và chủ yếu xuất hiện ở những người  ngoài 50 tuổi, bị bệnh xơ gan hoặc nhiễm virus viêm gan B, C.

2.2. Ung thư gan thứ phát

Ung thư gan thứ phát là dạng bệnh mà tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan khác trong cơ thể di căn tới gan qua máu hay hệ bạch huyết và hình thành khối u ác tính tại các mô gan.

3. Nguyên nhân bệnh Ung thư gan

Ung thư gan có thể là biến chứng của một số các nguyên nhân sau:

3.1. Xơ gan

Theo như nghiên cứu thì khoảng 80% các bệnh nhân xơ gan sẽ tiến triển thành ung thư gan.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ung thư do xơ gan bao gồm:

  • Xơ gan do rượu
  • Xơ gan thứ phát do nhiễm virus viêm gan B, C
  • Xơ gan do nhiễm sắt

Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có một tỷ lệ người bệnh nhiễm virus viêm gan B, C dù chưa bị xơ gan nhưng vẫn tiến triển thành ung thư gan.

3.2. Dùng thuốc tránh thai kéo dài

Việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.

Dùng thuốc tránh thai trong một thời gian dài tạo nên các u tuyến trong gan và rất dễ tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan.

3.3. Chất độc từ một số loại thực phẩm

Một số chất độc có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan và hay gặp nhất là chất Aflatoxin.

Chất Aflatoxin là một hoạt chất của nấm Aspergillus có mặt trong một số loại thực phẩm như lạc, đỗ bị mốc,…

4. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ung thư gan

Có triệu chứng của bệnh ung thư gan bao gồm:

4.1. Triệu chứng cơ năng

Vàng da

Vàng da có thể được coi là một triệu chứng điển hình của các bệnh lý về gan.

Vàng da cũng là một triệu chứng thường gặp nhất, triệu chứng này thường dễ nhận biết nhất khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng.

Triệu chứng này là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật bị gây ra bởi khối u trong gan.

Lúc đó, một lượng muối mật (bilirubin) sẽ trào ngược từ trong đường mật vào trong các xoang gan sau đó đi vào máu và lắng đọng ở da.

Triệu chứng  vàng da thường đi kèm triệu chứng phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu.

Vàng mắt

Vàng mắt tình trạng củng mạc mắt có màu vàng sậm.

Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc xuất hiện đồng thời cùng với triệu chứng vàng da.

Ngứa

Ngứa là dấu hiệu thường kèm với biểu hiện vàng da nhưng trong nhiều trường hợp lại có khi xuất hiện trước khi có vàng da.

Tình trạng ngứa là do axit mật lắng đọng ở da dẫn đến kích thích các thụ thể thần kinh gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Mức độ ngứa của bệnh nhân ung thư gan thường tăng lên về đêm và tình trạng đó hầu như giảm kể cả có sử dụng các thuốc điều trị da liễu.

Gầy sút cân

Theo như nghiên cứu thì khoảng từ 30 đến 50% các trường hợp ung thư gan sẽ bị gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán ra bệnh.

Nguyên nhân của tình trạng này là do hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không tiêu hay đầy chướng bụng).

Đau bụng vùng gan

trieu-chung-ung-thu-gan
Bệnh nhân ung thư thấy đau ở vùng gan

Ở giai đoạn sớm thì các triệu chứng đau thường rất mơ hồ và không rõ ràng.

Đến khi bệnh nhân cảm thấy đau bụng nhiều thì đó có thể là do các biến chứng của tắc mật.

4.2. Triệu chứng thực thể

Khi thăm khám lâm sàng bệnh nhân ung thư gan thì các bác sĩ có thể nhận thấy các triệu chứng:

  • Gan to và có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm trong 25% các trường hợp bệnh nhân ung thư gan.
  • It khi sờ thấy khối khu trú ở vùng gan

5. Ung thư gan khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Trên thực tế, một số các rối loạn tiêu hóa khác cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự như ung thư gan.

Do đó để chắc chắn hơn, bạn nên đến tìm gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng của mình.

Việc phát hiện bệnh sớm và điệp trị ngay sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh và làm kéo dài thời gian sống cho bạn.

Nếu như bạn nhận thấy có các dấu hiệu hay triệu chứng kể trên thì hãy đến gặp ngay bác sĩ thăm khám và để có hướng can thiệp kịp thời.

6. Đường lây truyền bệnh ung thư gan

Theo các chuyên gia sức khoẻ thì về căn bản bệnh ung thư gan không lây truyền từ người sang người.

Tuy nhiên một số các yếu tố nguy cơ của ung thư gan như nhiễm virus viêm gan B, C có thể lây truyền tiếp xúc trực tiếp với máu hay quan hệ tình dục.

Do đó, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan để có thể bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

7. Yếu tố nguy cơ bệnh ung thư gan

Bạn có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn những người khác nếu như có các yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Những người tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao.
  • Giới tính: Theo như nghiên cứu thì nam giới dễ phát triển thành ung thư gan hơn so với phụ nữ và tỉ lệ này mắc căn bệnh này ở nam và nữ là 2:1.
  • Chủng tộc và dân tộc: Theo một thống kê thì khá bất ngờ là người châu Á và các quần đảo ở Thái Bình Dương có nguy cơ bị ung thư gan hơn người châu Âu.
  • Các bệnh lý khác: Những người bị mắc viêm gan siêu vi B (HBV) hay viêm gan siêu vi C (HCV) sẽ có nguy cơ bị ung thư gan cao nhất.
  • Người béo phì
  • Người mắc bệnh xơ gan
  • Người mắc các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường.
  • Đối tượng có sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá.
  • Những người mà tiếp xúc lâu dài với các hoá chất độc hại như arsenic, aflatoxin, vinyl chloride và thorium dioxide,..

8. Ung thư gan có nguy hiểm không?

Bệnh nhân ung thư gan có thể gặp phải một số các biến chứng như:

Suy gan 

Ung thư gan làm cho các tế bào gan bị tổn thương, không còn thực hiện được chức năng và có thể dẫn tới suy gan.

Suy thận

Khi gan trở nên hoạt động kém thì thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng suy thận.

Thận bị suy sẽ làm giảm khả năng thanh lọc và bài tiết nước tiểu, dẫn tới tình trạng tích lũy các chất độc trong cơ thể của bệnh nhân và hậu quả là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Di căn

Di căn luôn được xem là biến chứng đáng sợ nhất của ung thư nói chung và của bệnh ung thư gan nói riêng.

Tế bào ung thư từ cơ quan này sẽ di căn tới những vị trí khác trên cơ thể người bệnh như xương, di căn phổi,…

Ở giai đoạn này bệnh sẽ không thể điều trị khỏi được nữa.

Việc điều trị ung thư gan ở giai đoạn đã di căn chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sống và giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

9. Ung thư gan sống đc bao lâu?

ung-thu-gan-co-may-giai-doan
Ung thư gan có mấy giai đoạn?

Thời gian sống còn lại của người bệnh bị ung thư gan chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Cụ thể là:

9.1. Ung thư gan giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh, lúc này các khối u vẫn khu trú trong gan và chưa lây lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác trên cơ thể.

Nếu như người bệnh được điều trị tích cực ở giai đoạn này cùng với sự chăm sóc thể chất cũng như tinh thần tốt thì thời gian sống trên 5 năm của người bệnh là khoảng 31%.

9.2. Ung thư gan giai đoạn 2

Theo thống kê thì có khoảng 30% bệnh nhân ung thư gan có thể được phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này.

Bệnh nhân nếu như được điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học có tỷ lệ sống thêm sau 5 năm là vào khoảng 19%.

9.3. Ung thư gan giai đoạn 3

Giai đoạn này bao gồm 3 giai đoạn nhỏ là:

  • Giai đoạn 3A: có thể xuất hiện trên 1 khối u và kích thước tối thiểu của khối u là tối thiểu 5cm đồng thời chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết và các cơ quan xung quanh.
  • Giai đoạn 3B: là giai đoạn các tế bào ung thư đã xâm lấn tới tĩnh mạch gan nhưng chưa di căn tới các hạch bạch huyết và cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn 3C: lúc này các tế bào ung thư lây lan sang các cơ quan xung quanh như túi mật nhưng cũng chưa xâm lấn các cơ quan ở xa hơn.

Nếu được điều trị tích cực ở giai đoạn này thì thời gian sống trên 5 năm của người bệnh ung thư gan là khoảng 11%.

9.4. Ung thư gan giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này các tế bào u ác tính ở gan đã xâm lấn tới hạch bạch huyết và một số bộ phận trên cơ thể như phổi, xương, đại tràng, não,…

Thời gian sống còn lại trên 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 3%.

10. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư gan

Trước khi tiến hành chẩn đoán ung thư gan thì bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin như

  • Người bệnh đã từng nhiễm virus viêm gan B, C hay cả hai?
  • Tình trạng sử dụng rượu, bia như thế nào?
  • Có từng tiếp xúc với các chất độc tố hay hóa chất độc hại hay không?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì việc chẩn đoán xác định ung thư tế bào gan nguyên phát trong các trường hợp sau:

  • Có hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng của bệnh nhân là có cản quang hoặc MRI có cản từ  đồng thời AFP > 400 ng/ml
  • Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI ổ bụng có cản từ đồng thời AFP tăng cao hơn bình thường (nhưng vẫn dưới 400 ng/ml) cùng với việc bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B hoặc C.

Có thể làm thêm sinh thiết gan nếu bác sĩ thấy cần thiết.

  • Những trường hợp không có đủ các tiêu chuẩn trên đều phải làm thêm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định bệnh.
  • Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng ở bệnh nhân: khối u tăng quang trên thì động mạch gan và thoát thuốc trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm hoặc khối u giảm quang trên thì chưa tiêm cản quang và tăng quang trên thì động mạch gan.

11. Các biện pháp điều trị bệnh ung thư gan

Một số phương thức điều trị ung thư gan được áp dụng bao gồm:

11.1. Điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật

Việc điều trị bằng phẫu thuật khá phức tạp nên thường chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh rất nặng. Khi mà các tế bào gan đã bị tổn thương rất nghiêm trọng và có xu hướng di căn sang các cơ quan hay bộ phận khác.

Ghép gan 

Gan là một cơ quan mà có thể tái sinh được nên có thể ghép gan một phần hoặc toàn bộ lá gan khi gan đã bị thương tổn quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên cần lưu ý là sau khi gan tái tạo lại thì chỉ có thể tái tạo được khoảng 60% so với thể tích ban đầu.

Biện pháp ghép gan chỉ được tiến hành trong trường hợp tìm thấy lá gan phù hợp.

Thông thường người hiến gan sẽ thường là những người trong gia đình với bệnh nhân hoặc những người có cùng nhóm máu.

Phương pháp này chỉ được tiến hành khi có mặt của bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo được việc ghép gan sẽ không làm ảnh hưởng đến người hiến tặng cũng như người được ghép.

Cắt bỏ khối u ở gan

Ngoài ghép gan thì các bác sĩ cũng có thể tiến hành can thiệp bằng cách cắt bỏ khối u với trường hợp khối u có kích thước vẫn còn nhỏ và lá gan vẫn còn có thể hoạt động tốt.

Các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u ra khỏi lá gan.

Tuy nhiên cần phải đặc biệt lưu ý là việc điều trị này cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của khối u cũng như sức khỏe của người bệnh.

Đây là biện pháp điều trị khá phức tạp, do đó bệnh nhân cần phải tìm hiểu kĩ đồng thời phải được hướng dẫn cách chăm sóc sau khi phẫu thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

ung-thu-gan-co-chua-duoc-khong
Ung thư gan có chữa được không?

11.2. Điều trị ung thư gan không cần phẫu thuật

Ngoài các phương pháp phẫu thuật thì cũng có rất nhiều phương pháp điều trị khác mà không can thiệp dao kéo bạn không nên bỏ qua.

Xạ trị 

Phương pháp điều trị này được tiến hành dựa trên nguyên lý tác động một chùm bức xạ năng lượng có bước sóng lớn chiếu vào các khối u ở gan nhằm tiêu diệt hoặc thu nhỏ khối u đó.

Liệu pháp điều trị này sẽ giúp tác động chính xác vào những phần gan bị ung thư mà không làm ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác trong cơ thể.

Tuy nhiên tác dụng phụ của phương pháp này thường làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn.

Bình thường thì xạ trị sẽ được áp dụng cho những bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật hay sau hóa trị để làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Hóa trị

Biện pháp điều trị ung thư bằng hoá trị được thực hiện bằng cách là đưa thuốc vào động mạch của bệnh nhân để làm giảm lượng máu nuôi dưỡng tế bào ung thư.

Đồng thời lượng thuốc được đưa cơ thể vào cũng có khả năng tiêu diệt được các tế bào ung thư gan.

Phương pháp điều trị này còn có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho phẫu thuậ để, làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư gan.

Đông lạnh tế bào ung thư 

Nguyên tắc của phương pháp này là việc dùng khí nito lỏng để truyền trực tiếp vào các khối u ở gan để làm đóng băng các tế bào ung thư.

Các bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể của người bệnh một đầu dò kim loại đã được làm lạnh bằng khí nito lỏng.

Và sau đó dòng khí này sẽ được bơm trực tiếp vào gan của người bệnh.

Làm nóng tế bào ung thư 

Đây là phương pháp trái ngược lại hoàn toàn với phương pháp trên.

Theo như nghiên cứu thì các tế bào ung thư chỉ phát triển ở một nhiệt độ phù hợp.

Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành tác động một dòng điện truyền qua một miếng kim loại được đặt bằng vết rạch ở bụng của người bệnh.

Và nhờ đó mà các tế bào ung thư sẽ được tiêu diệt, giúp cho chức năng của cơ thể được phục hồi nhanh chóng.

12. Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế triến triển bệnh ung thư gan

Dưới đây là việc mà bạn nên thực hiện để kiếm soát ung thư gan nguyên phát:

  • Tái khám thường xuyên
  • Thiết lập chế độ ăn khoa học.
  • Tập luyện thể dục thể thao thích hợp tránh gắng sức quá mức
  • Bạn nên tránh đến những nơi đông đúc để tránh một số bệnh nhiễm trùng.
  • Bỏ uống rượu và hút thuốc lá
  • Tránh tối đa việc tiếp xúc các thuốc và các chất hóa học độc hại

13. Phòng ngừa bệnh ung thư gan như thế nào?

Bệnh ung thư gan có thể được phòng ngừa bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như:

  • Tiêm vacxin ngừa virus viêm gan B.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
  • Luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống chọi lại bệnh tật.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện các tổn thương gan để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7