Ung thư túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư túi mật là một trong những bệnh lý ác tính hiếm gặp. Tuy nhiên, những ai mắc phải căn bệnh này thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng vì bệnh sớm di căn do tế bào ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư túi mật

Ung thư túi mật cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Sự xuất hiện của các tế bào ung thư là do đột biến trong quá trình nhân bản ADN. Quá trình đột biến làm sản sinh số lượng lớn tế bào bất thường, rồi tích tụ thành một khối u, gây chèn ép các cơ quan lân cận.

Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây ung thư túi mật có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Hầu hết những người phát hiện ung thư chủ yếu là trên 70 tuổi.
  • Polyp túi mật: Đối với những bệnh nhân có kích thước khối polyp túi mật từ 1 cm trở lên sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn so với bình thường. 
  • Sỏi mật: Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa. Theo một nghiên cứu mới đây, có khoảng 1% bệnh nhân ung thư túi mật liên quan đến sỏi mật. 
benh-ung-thu-tui-mat_1
Những người bị sỏi mật có nguy cơ mắc ung thư sỏi mật
  • Hút thuốc lá: Những người có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
  • Giới tính: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn gấp đôi so với nam giới.
  • Tiền sử gia đình: Cũng giống như nhiều bệnh lý ác tính khác, yếu tố nguy cơ cao hơn ở những người có thành viên trong gia đình bị ung thư túi mật.

2. Triệu chứng của ung thư túi mật

Khi bị ung thư túi mật, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Sốt.
  • Chướng bụng do dịch.
  • Hiện tượng đau bụng ban đầu ở hạ sườn phải, sau đó lan dần ra toàn bộ vùng bụng.
benh-ung-thu-tui-mat_12
Đau bụng là triệu chứng thường thấy ở người bệnh bị ung thư túi mật
  • Có thể buồn nôn hoặc nôn ra dịch màu vàng và có vị đắng.
  • Hiện tượng vàng da, vàng mắt.
  • Người bệnh gặp phải tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Trường hợp khối u có kích thước lớn thì người bệnh có thể tự sờ thấy khối bất thường ở vùng bụng phải.

Ngoài ra, khi các tế bào ung thư di căn đến bộ phận khác của cơ thể thì sẽ có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Gan to: Khi các tế bào ác tính di căn đến gan gây nên tình trạng gan mềm và to hơn bình thường. 
  • Tình trạng vàng mắt, vàng da đậm: Càng về giai đoạn cuối thì màu da và màu mắt của bệnh nhân sẽ đậm hơn so với trước.
  • Sụt cân bất thường và sốt cao: Ngay cả khi người bệnh không thực hiện một chế độ ăn kiêng hay giảm cân nào mà cân nặng giảm đi rõ rệt. Cùng với đó là tình trạng sốt không rõ nguyên nhân cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy có thể bệnh nhân đang mắc ung thư túi mật.
  • Rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa như chán ăn, cảm giác thiếu nước, chướng bụng và phân bạc màu.

3. Điều trị bệnh ung thư túi mật

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư túi mật cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

3.1. Điều trị ung thư bằng phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị thường được sử dụng khi bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Một số kỹ thuật phẫu thuật thường được chỉ định có thể là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật trong trường hợp tế bào ung thư vẫn còn khu trú trong túi mật mà chưa di căn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần của gan và toàn bộ túi mật khi tế bào ung thư đã di căn sang một phần của gan. Phương pháp điều trị này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư và giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
benh-ung-thu-tui-mat_13
Phẫu thuật điều trị ung thư túi mật khi khối u chưa di căn đến các vị trí lân cận

3.2. Điều trị ung thư túi mật bằng xạ trị

Trường hợp tế bào ung thư túi mật đã di căn ra các cơ quan khác trong cơ thể thì thực hiện phẫu thuật là không khả thi. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư.

3.3. Điều trị ung thư bằng hóa trị

Hóa trị là quá trình làm bất hoạt hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa chất thông qua đường uống hoặc tiêm truyền. Tuy nhiên, hóa trị gây ra khá nhiều tác dụng phụ cho người bệnh như buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc…

3.4. Giảm tắc đường mật

Khối u hình thành trong túi mật có thể làm cho đường mật bị tắc nghẽn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, khi có dấu hiệu tắc đường mật, bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng cách đặt ống rỗng bằng kim loại để giữ cho nó luôn được thông suốt.

4. Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị 

Sau khi điều trị ung thư túi mật, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa tái phát. Cụ thể:

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và chất xơ tự nhiên. Hạn chế hấp thu đường hoặc ngũ cốc tinh vì nó sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Tạo môi trường sống trong lành, tư tưởng nhẹ nhàng, thoải mái và không nên tự tạo áp lực cho mình để nâng cao sức khỏe.
  • Nên bổ sung tăng cường các loại thực phẩm từ cá, ngũ cốc nguyên hạt và dầu oliu để phòng chống bệnh tật.
  • Mỗi ngày nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vừa sức để tăng cường tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hay các loại đồ uống có cồn để cải thiện sức đề kháng cũng như sức khỏe.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về tình trạng sức khỏe cần báo ngay cho bác sĩ điều trị mà không được tự ý mua thuốc về nhà dùng. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Định kỳ tái khám theo sự hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh ung thư túi mật. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích cho các bạn trong việc phát hiện bệnh sớm để việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Thông tin liên hệ