Ung thư bàng quang và những thông tin cần biết về căn bệnh này
Ung thư bàng quang là bệnh lý về đường tiết niệu. Đây là căn bệnh ác tính rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị tích cực từ sớm. Dưới đây, Genk STF sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ung thư bàng quang để nhận biết sớm bệnh nhằm gia tăng hiệu quả điều trị.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Ung thư bàng quang nên ăn gì? 6 loại thực phẩm người chăm sóc cần biết
- Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang phổ biến hiện nay
Nội dung bài viết
1. Ung thư bàng quang là gì?
Ung thư bàng quang là căn bệnh ác tính, xảy ra khi tế bào ở niêm mạc bàng quang phát triển một cách quá mức và theo hướng bất thường mà cơ thể không thể kiểm soát được. Sự tích tụ số lượng các tế bào trong thời gian dài mà không chết đi theo cách tự nhiên sẽ hình thành nên khối u ung thư ở bàng quang.
Ở mỗi người bệnh sẽ có kích thước khối u bàng quang khác nhau chứ không cố định kích thước cụ thể. Đặc biệt, các khối u sẽ lớn dần theo thời gian, xâm lấn sâu hơn vào lớp cơ bàng quang. Thậm chí, khối u còn di căn đến những bộ phận khác, gây khó khăn cho điều trị và nguy cơ tử vong lúc này là rất cao.
2. Phân loại ung thư bàng quang
Căn cứ vào vị trí khởi phát khối u mà ung thư bàng quang sẽ được phân thành các loại khác nhau. Phổ biến là các loại sau:
- Ung thư tế bào biểu mô chuyển tiếp: Đây là loại ung thư bàng quang có số lượng ca mắc nhiều nhất. Bệnh khởi phát ở tại mặt bên trong bàng quang ở các tế bào lót.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Đây là loại ung thư bàng quang khởi phát từ những tế bào vảy bị viêm hoặc nhiễm ký sinh trùng. Loại ung thư này hiếm gặp hơn so với ung thư biểu mô chuyển tiếp.
- Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư này khởi phát từ các tế bào tạo ra chất nhầy và chất tiết ở trong bàng quang. Tuy nhiên, căn bệnh này rất hiếm gặp.
3. Ung thư bàng quang chia làm mấy giai đoạn?
Căn cứ vào kích thước và sự xâm lấn của khối u, người ta chia ung thư bàng quang thành 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 1. Dưới đây là đặc điểm của từng giai đoạn, các bạn hãy cùng tìm hiểu:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn này còn gọi là ung thư tại chỗ vì các tế bào ung thư nằm ngay ở lớp bề mặt của niêm mạc bàng quang. Kích thước khối u còn rất nhỏ.
- Giai đoạn 1: Khối u lúc này đã xâm lấn và phát triển ở trên bề mặt trong bàng quang nhưng chưa xâm lấn tới thành bàng quang. Kích thước khối u đã lớn hơn so với giai đoạn 0.
- Giai đoạn 2: Thành bàng quang đã có sự xuất hiện của tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào ung thư chưa lây lan đến các mô xung quanh bàng quang.
- Giai đoạn 3: Vùng mô ở xung quanh bàng quang đã có sự lan rộng đến của các tế bào ung thư.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã di căn đến bụng hoặc thành vùng chậu. Khối u còn di căn đến hạch bạch huyết, xương, gan, phổi…
4. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư bàng quang. Thế nhưng, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:
4.1. Thuốc lá
Thuốc lá dù hút chủ động hay thụ động đều là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang. Theo thống kê, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang cao gấp 3 lần ở những người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc.
4.2. Môi trường làm việc phải tiếp xúc với hóa chất
Một số môi trường làm việc khiến con người phải tiếp xúc với hóa chất hàng ngày như ngành sơn, in ấn, cao su, dệt may… Những ngành ngày khiến người làm phải tiếp xúc nhiều với hoá chất như benzidine và beta-naphthylamine. Tiếp xúc những chất này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc với các hóa chất độc hại này.
4.3. Hoá chất trong nước uống
Nhiều nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống có chứa chất Asen đã được nghiên cứu là có liên quan đến nguy cơ ung thư bàng quang. Hàm lượng Asen thường có nhiều trong nước giếng hay hệ thống nước công cộng.
4.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị tiểu đường, thuốc có chứa axit Aristolochic nếu dùng với liều cao và trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ biểu mô, trong đó có ung thư bàng quang. Do đó, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
4.5. Uống ít nước
Các chuyên gia đã khuyến cáo người trưởng thành nên uống đủ mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. Lượng nước được bổ sung đủ sẽ giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Vì thế, nếu lượng nước không được bổ sung đủ sẽ khiến nhiều chất độc hại tích tụ lại ở bàng quang mà không được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bàng quang bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
4.6. Một số yếu tố nguy cơ khác
Ngoài các yếu tố phổ biến trên thì còn rất nhiều yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang. Có thể kể đến như:
- Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
- Chủng tộc: Nguy cơ mắc ung thư bàng quang của người da trắng cao gấp đôi so với những người da màu khác.
- Độ tuổi: Ung thư bàng quang phổ biến ở độ tuổi từ 40 – 70.
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình từng có người thân mắc bệnh này thì những thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Chế độ ăn uống không đảm khi sử dụng nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều nitrat.
- Nhiễm giun máu loại Schistosoma Heim.
- Có tiền sử xạ trị ở vùng xương chậu hoặc vùng bụng.
5. Triệu chứng ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết vì các triệu chứng không rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, các bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu khác thường ở cơ thể cảnh báo bàng quang bị ung thư ở giai đoạn đầu, đó là:
- Thường hay đái ra máu. Tình trạng đái ra máu có thể là toàn bãi, từng đợt hoặc đái máu đại thể.
- Người bệnh khi đi tiểu có cảm giác đau.
- Thường xuyên chán ăn, cơ thể mệt mỏi, gầy sút.
- Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu hơn.
- Nhiễm trùng đường tiểu, đường tiểu bị tắc nghẽn do sự xâm lấn của khối u hay sự có mặt của cục máu đông.
Ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã xâm lấn, di căn đến vùng lân cận hoặc các cơ quan ở xa thì có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như:
- Hông, lưng bị đau.
- Cơn đau xuất hiện ở vùng xương mu.
- Đau hạ vị.
- Nhiều khu vực xương bị đau.
- Người bệnh đau đầu.
6. Ung thư bàng quang sống được bao lâu?
Ung thư bàng quang là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm. Vì thế, khi phát hiện bị bệnh, người mắc và người nhà đều rất băn khoăn không biết ung thư bàng quang sống được bao lâu.
Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác về thời gian sống của người bệnh ung thư bàng quang. Thế nhưng, nhiều thống kê đã cho thấy tiên lượng sống của người bệnh có sự khác nhau ở từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Ung thư bàng quang giai đoạn 1 với tiên lượng sống trên 5 năm đạt khoảng 80%.
- Ung thư bàng quang giai đoạn 2 với tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng 70%.
- Ung thư bàng quang giai đoạn 3 có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng gần 40%.
- Ung thư bàng quang giai đoạn 3 có tiên lượng sống sau 5 năm đã giảm sút rõ rệt, chỉ còn khoảng 5%.
Các con số trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư bàng quang còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như:
- Độ tuổi của người bệnh.
- Sức khỏe ở thời điểm phát hiện bệnh.
- Khả năng cơ thể đáp ứng với các liệu pháp điều trị.
- Phương pháp điều trị.
- Tâm lý của người bệnh.
7. Chẩn đoán ung thư bàng quang
Để chẩn đoán ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ tìm hiểu về các triệu chứng thực thể mà người bệnh đang phải đối mặt. Đồng thời, kết hợp thêm các xét nghiệm khác để có được kết luận chính xác:
- Để tìm tế bào ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
- Nội soi bàng quang để đánh giá xem có bất thường, tổn thương hay khối u ở bàng quang hay không.
- Sinh thiết: Sinh thiết sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác được khối u trong bàng quang là ác tính hay lành tính.
- Chụp tĩnh mạch có cản quang: Hình ảnh trên phim chụp sẽ giúp bác sĩ nhận định được những bất thường ở bàng quang. Để có kết quả rõ ràng, sắc nét, người bệnh sẽ được tiêm cản quang vào tĩnh mạch trước khi chụp X-quang.
- Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm chụp cắt lớp vi tính nhằm quan sát rõ hơn đường tiết niệu và các mô xung quanh.
8. Khối u bàng quang có nguy hiểm không?
Khối u ác tính trong bàng quang gây ra căn bệnh ung thư bàng quang vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khiến người mắc đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, việc điều trị không những khó khăn, tốn kém mà nguy cơ tử vong là rất cao.
Ung thư bàng quang còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Có thể kể đến như:
- Xơ bàng quang lâu ngày có thể dẫn đến trào ngược ống tiết niệu.
- Khối u ở bàng quang phát triển, chèn ép lên thận, gây phù thận, viêm thận. Khối u càng lớn còn có nguy cơ làm chức năng thân bị hỏng, có thể nhiễm độc nước tiểu rất nguy hiểm.
- Khối u bàng quang nếu bị lở loét có thể gây viêm bàng quang co thắt, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng ớn lạnh, sốt cao.
- Người bệnh ngày càng đau đớn, tiểu nhiều khi kích thước khối u lớn chèn ép lên bàng quang.
- Khi đường tiết niệu cũng bị khối u xâm lấn đấn sẽ gây ra tình trạng tắc đường tiết niệu, tiểu bí. Kéo theo đó là hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở đài thận, gây nguy hiểm khi viêm nhiễm ngược, nhiễm trùng máu.
9. Các biện pháp điều trị ung thư bàng quang
Điều trị ung thư bàng quang hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng giai đoạn, mức độ xâm lấn của khối u để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:
9.1. Phẫu thuật
Đây là phương pháp phổ biến để điều trị ung thư bàng quang. Tuỳ từng vị trí khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật như:
- Phẫu thuật cắt bỏ u bàng quang niệu đạo.
- Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để.
- Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần niệu đạo.
- Phẫu thuật cắt bỏ các hạch lân cận.
Ngoài ra, nam giới có thể được chỉ định thêm phẫu thuật cắt bỏ túi tinh, tuyến tiền liệt, một phần ống dẫn tinh để ngăn ngừa ung thư tái phát. Trong khi đó, nữ giới có thể được chỉ định thêm cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng, tử cung và một phần âm đạo nhằm loại bỏ triệt căn bệnh, ngăn ngừa tái phát.
9.2. Xạ trị
Đây là phương pháp điều trị ung thư bàng cách chiếu tia năng lượng cao vào khu vực có khối u. Bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị ngoài hoặc xạ trị trong đối với tùy trường hợp cụ thể.
Xạ trị có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật nhằm giảm kích thước khối u. Đồng thời, mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt tế bào ung thư tận gốc.
9.3. Hoá trị
Hoá trị là phương pháp đưa hoá chất/thuốc điều trị tế bào ung thư vào cơ thể bằng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng qua đường uống.
Hoá trị có thể dùng riêng lẻ khi bệnh đã chuyển biến ở giai đoạn cuối. Hoặc hoá trị được dùng kết hợp cùng cả phẫu thuật và xạ trị nhằm mang lại hiệu quả cao.
9.4. Điều trị miễn dịch
Sau phẫu thuật lấy khối u qua đường niệu đạo với đặc điểm khối u ở bề mặt bàng quang thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm điều trị miễn dịch. Lúc này, để chống lại tế bào ung thư sẽ sử dụng hệ thống miễn dịch sẵn có. Nhờ đó, ngăn ngừa bệnh tái phát được tốt hơn.
10. Ung thư bàng quang nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị, giảm nhẹ triệu chứng ung thư bàng quang.Vì thế, người bệnh cần xây dựng thực đơn hợp lý với các thực phẩm có lợi sau:
- Rau củ và trái cây: Nguồn thực phẩm này cung cấp nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Có thể kể đến các thực phẩm tốt như rau họ cải, trái cây cam quýt, quả mọng…
- Thực phẩm giàu protein: Nguồn thực phẩm này tốt cho quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe cơ bắp và cải thiện hệ miễn dịch. Những thực phẩm chứa nhiều protein mà người bệnh nên sử dụng vào thực đơn hàng ngày là trứng, gà, thịt, các loại đậu, hạt, sữa…
- Chất béo lành mạnh: Nguồn chất béo lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, tăng hương vị và kết cấu thực phẩm để người bệnh ăn ngon miệng hơn. Ung thư đại tràng nên bổ sung nguồn chất béo lành mạnh từ bơ, oliu, dầu oliu, cá.
- Thực phẩm giàu vitamin E, folate: Nguồn thực phẩm này có tác dụng ngăn chặn, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó, hãy tăng cường bổ sung cam, ngô, hạnh nhân, óc chó, quả mâm xôi… vào thực đơn hàng ngày.
- Các loại thực phẩm khác: Ngũ cốc nguyên hạt, trà xanh…
11. Biện pháp phòng ngừa ung thư bàng quang
Chắc hẳn sẽ không ai muốn bản thân bị mắc ung thư bàng quang. Do đó, ngay từ bây giờ, mọi người hãy phòng ngừa căn bệnh này bằng cách áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Không hút thuốc lá dưới mọi hình thức. Cần có kế hoạch cai thuốc lá nếu đang nghiện thuốc lá.
- Chỉ tiếp xúc với hóa chất khi cần thiết. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần sử dụng các biện pháp bảo hộ chuyên dụng.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để sức đề kháng được cải thiện, phòng ngừa bệnh tật được tốt hơn.
- Thực hiện uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít. Thế nhưng, cần đảm bảo sử dụng nguồn nước chất lượng.
- Vận động mỗi ngày để đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
- Đối với những người thuộc nguy cơ cao như gia đình có tiền sử mắc ung thư bàng quang, người hút thuốc, người trên 40 tuổi… nên tầm soát ung thư định kỳ.
- Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cần sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
Kết luận
Ung thư bàng quang là căn bệnh nguy hiểm thuộc nhóm bệnh đường tiết niệu. Mọi người nên sớm phát hiện bệnh thông qua dấu hiệu bất thường của cơ thể để đi thăm khám kịp thời. Việc điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị