Ung thư máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ung thư máu luôn là nỗi ám ảnh của bất cứ ai, nhất là những người không may mắc phải căn bệnh ác tính này. Đây là căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Vậy ung thư máu là gì? Có những đặc điểm như thế nào? Những thông tin về căn bệnh này sẽ được Genk STF chia sẻ dưới đây, mời các bạn tìm hiểu.

Xem thêm:

1. Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là căn bệnh ác tính, xảy ra khi bạch cầu gia tăng một cách nhanh chóng, vượt mức kiểm soát của cơ thể. Nhiệm vụ của bạch cầu là bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi số lượng bạch cầu tăng nhanh đột ngột sẽ khiến lượng thức ăn để nuôi dưỡng chúng không đủ. Vì thế, bạch cầu sẽ sử dụng chính hồng cầu (hồng cầu là thành phần quan trọng của máu) làm thức ăn của mình. Kết quả là hồng cầu sẽ dần dần bị phá hủy, khiến người bệnh bị thiếu máu và dẫn đến tử vong.

ung-thu-mau-la-gi
Ung thư máu là căn bệnh ác tính

2. Ung thư máu có những loại nào?

Hiện nay, ung thư máu được phân thành 3 loại chính. Đó là: bệnh bạch cầu, Lymphoma (ung thư hạch Lymphoma) và đa u tủy.

2.1. Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu chiếm khoảng 36% trường hợp mắc ung thư máu. Bệnh xảy ra khi số lượng tế bào máu trắng chưa trưởng thành do cơ thể sản sinh ra là khá lớn. Những tế bào máu này khiến tủy xương bị tắc nghẽn và ức chế tủy xương sản xuất các tế bào máu cần thiết khác.

Bạch cầu tăng đột biến và nhanh chóng khiến lượng thức ăn để nuôi dưỡng chúng không đủ. Vì thế, chúng đã ăn luôn các tế bào hồng cầu. Do đó, lượng hồng cầu thiếu hụt do bị bạch cầu ăn và số lượng bạch cầu dư thừa ngày càng tăng cao. Kết quả là cơ thể không thể tạo ra dòng máu khỏe mạnh, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.

Trong các bệnh ung thư máu thì bệnh bạch cầu diễn tiến nhanh, xảy ra đột ngột nên rất nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần điều trị khẩn cấp để mang lại hiệu quả cao.

2.2. Bệnh Lymphoma 

Lymphoma chiếm khoảng 46% trường hợp mắc ung thư máu. Bệnh xảy ra khi lượng tế bào Lympho được sản xuất quá nhiều so với mức nhu cầu mà cơ thể cần. Khi dư thừa các tế bào này sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị tổn hại do tình trạng quá tải.

Sự phát triển của Lymphoma trong nhiều bộ phận của cơ thể. Có thể kể đến như hạch bạch huyết, máu, tủy xương, lá lách và các cơ quan khác.

2.3. Đa u tủy xương

Đa u tủy xương chiếm khoảng 18% trường hợp ung thư máu. Loại ung thư máu này liên quan đến tế bào Plasma. Tế bào này nằm ở tủy xương có vai trò chống lại sự nhiễm trùng nhờ khả năng giúp cơ thể tạo ra kháng thể.

Đa u tủy xương xảy ra khi số lượng tế bào Plasma được sản xuất ra với số lượng lớn vượt mức kiểm soát của cơ thể. Lượng tế bào trong tủy xương này gia tăng khiến hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng.

3. Các giai đoạn của ung thư máu

Ung thư máu tiến triển theo bốn giai đoạn với các mức nguy hiểm khác nhau. Đó là:

  • Ung thư máu giai đoạn đầu (giai đoạn 1): Ở giai đoạn này, ung thư đã mở rộng ra các hạch bạch huyết do sự tăng lên của số lượng Lympho. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực ở giai đoạn này khả năng chữa khỏi là khá cao.
  • Giai đoạn 2: Ung thư máu đã lan đến hạch bạch huyết, gan và lá lách. Mặc dù vậy, không phải tất cả các cơ quan mà tế bào ung thư lan đến đều sẽ bị ảnh hưởng cùng lúc nhưng bệnh cũng đã nguy hiểm, nghiêm trọng hơn giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, tình trạng thiếu máu rõ rệt hơn bởi số lượng bạch cầu gia tăng nhanh. Các tế bào ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác.
  • Ung thư máu giai đoạn cuối (giai đoạn 4): Đến giai đoạn này, mức độ xâm lấn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác ngày càng nhiều. Tỷ lệ tiểu cầu giảm nhanh, phổi cũng đã bị tế bào ung thư di căn đến. Vì thế, nguy cơ tử vong là rất cao.

4. Nguyên nhân gây ung thư máu

Đến thời điểm hiện tại, chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ung thư máu. Tuy nhiên một số tác nhân dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đó là:

  • Những đối tượng tiếp xúc với nguồn phóng xạ như rò rỉ phóng xạ, bom nguyên tử, nổ lò hạt nhân.
  • Điều trị bằng dược phẩm đối với bệnh nhân ung thư.
  • Những người được điều trị bằng xạ trị, hóa trị.
xa-tri
Xạ trị có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu
  • Những người làm việc thường xuyên và lâu dài trong môi trường có nhiều hóa chất như formaldehyde, benzene.
  • Người mắc hội chứng Down.
  • Người mắc một số bệnh lý do thay đổi gen như bệnh về máu, bệnh virus.

5. Ung thư máu có biểu hiện gì?

Tùy từng loại ung thư máu cũng như lượng tế bào máu ác tính, vị trí gây ảnh hưởng của chúng mà các triệu chứng của bệnh có sự khác nhau nhất định. Cụ thể như sau:

5.1. Bệnh bạch cầu

Triệu chứng ban đầu của bệnh với bệnh cùm khá giống nhau với các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi đột ngột, thiếu sức sống, ốm yếu. Khi bệnh diễn biến nặng thì các triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Do thiếu hồng cầu nên người bệnh thiếu máu: Các biểu hiện điển hình là là cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, khó thở.
  • Do thiếu tiểu cầu nên máu khó đông: Biểu hiện là trên da hay xuất hiện các vết chấm đỏ do mạch máu bị vỡ, thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím bất thường. Người bệnh chảy máu ở nướu, dễ bị chảy máu cam. Khi gặp các vết cắt thì lượng máu cũng chảy nhiều bất thường…
  • Dấu hiệu hệ miễn dịch suy giảm: Cơ thể hay mệt mỏi và kéo dài; dễ bị bầm tím và chảy máu. Thường xuyên bị nhiễm trùng và khó điều trị khỏi. Người bệnh đổ nhiều mồ hôi, giảm cân không rõ nguyên nhân…

5.2. Ung thư Lymphoma

  • Triệu chứng điển hình của ung thư Lymphoma là hạch bạch huyết sưng. Các vị trí hạch sưng mà người bệnh dễ dàng sờ thấy là hạch ở cổ, háng, nách.
  • Tại nhiều vị trí không sờ được do hạch bạch huyết sâu nhưng hạch sưng to khiến các cơ quan khác bị chèn ép. Vì thế, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, đau xương, đau ngực, khó thở…
  • Lá lách cũng to hơn do sưng hạch bạch huyết. Vì thế, người bệnh thường cảm thấy nhanh no, đầy hơi. Cảm giác đau đơn sẽ tăng cương khi người bệnh uống rượu.
  • Một số triệu chứng khác của bệnh như ngứa da, sốt, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi kéo dài, giảm cân…

5.3. Đa u tủy xương

Triệu chứng đa u tủy xương không xuất hiện sớm. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh khi ung thư tiến triển:

  • Đau xương: Người bệnh thường xuyên đau xương sườn nghiêm trọng, đau lưng. Các cơn đau thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm.
  • Tổn thương cột sống: Các tế bào ung thư làm cho cột sống bị tổn thương, khiến các dây thần kinh bị chèn ép nên tăng áp lực. Điều này làm cho tan chân đau, yếu và gây ảnh hưởng đến cả các vấn đề về ruột.
  • Tăng canxi trong máu: Triệu chứng điển hình là đau dạ dày, thường xuyên khát nước, đãng trí, tiểu nhiều, táo bón. Ngoài ra, người bệnh còn bị sưng mắt cá chân, ngứa da, khó thở, cơ thể yếu ớt, tổn thương thận…

6. Ung thư máu sống được bao lâu?

Ung thư máu là căn bệnh ác tính nên tiên lượng sống được bao nhiêu được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu trong máu, từng loại ung thư máu, phương pháp điều trị, độ tuổi… Tuy nhiên, tiên lượng sống cho từng loại bệnh qua thống kê như sau:

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh này, thời gian sống trung bình khoảng 8 năm (98 tháng).
  • Thời gian sống trung bình khoảng 65 tháng (5,5 năm) khi phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa.
  • Thời gian sống trung bình là 42 tháng (khoảng gần 4 năm) khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Đây là bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở người trưởng thành. Theo thống kê, có đến khoảng 20 – 40% số người mắc phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ sống ít nhất 5 năm (60 tháng). Thế nhưng, tiên lượng khá kém nếu như người lớn tuổi mắc căn bệnh này.

Bệnh bạch cầu Lympho mạn tính

Người bệnh có thể sống từ 10 – 20 năm nếu bệnh chỉ tác động đến tế bào B. Thế nhưng, tuổi thọ của người bệnh sẽ rất thấp nếu tế bào bạch cầu Lympho mãn tính ở thế bào T.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Bệnh có tiến triển nhanh nên thời gian sống trung bình chỉ khoảng 4 tháng đối với những người lớn khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, trẻ em bị bệnh bạch cầu Lympho cấp tính thì có khoảng 80% có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: Người lớn khi mắc bệnh sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và có khoảng 40% cơ hội chữa khỏi hoàn toàn. Trong khi đó, cơ hội phục hồi hoàn toàn sẽ cao nhất ở trẻ em nhóm tuổi 3 – 7 tuổi.

7. Chẩn đoán ung thư máu bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán ung thư máu ngoài dựa vào triệu chứng lâm sàng đã được liệt kê ở phía trên, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác. Một số xét nghiệm thường dùng bao gồm:

7.1. Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu sẽ giúp xác định được số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. Đồng hời, phân loại được tế bào bạch cầu.

Ở những người bình thường, không tồn tại các tế bào máu non (Juvenile cell) ở tế bào ngoại vi. Trong khi đó, các tế bào máu non sẽ xuất hiện ở người bị ung thư máu trong tủy và chúng không thể phát triển thành tế bào máu trưởng thành. Vì thế, chúng buộc phải giải phóng các tế bào màu này ra các tế bào máu ngoại vi. Do vậy, khi thực hiện xét nghiệm máu sẽ phát hiện ra các tế bào non này.

7.2. Xét nghiệm tủy

Đây là phương pháp xét nghiệm bắt buộc nhằm phân loại và xác định được loại tế bào máu trong tủy. Bình thượng, trong tủy lượng tế bào máu non không vượt quá 5%. Thế nhưng, tỷ lệ này tăng cao ở những người bị ung thư máu, thậm chí vượt quá 30%.

7.3. Phân tích huyết thanh và nước tiểu – xét nghiệm hóa sinh

Xét nghiệm này sẽ giúp phân tích thành phần trong nước tiểu và máu. Đối với người bị ung thư máu, nồng độ LDH và acid uric trong máu cũng như huyết tương đều sẽ tăng.

7.4. Quan sát hình thái tế bào – quy trình nhuộm đặc biệt

Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ cần chuẩn bị tiêu bản máu để thực hiện quan sát hình thái các tế bào máu. Để nhuộm tiêu bản thì dung dịch thường dùng là Giemsa. Để xếp thể bệnh bạch cầu cấp, dung dịch đặc biệt để nhuộm tiêu bản thường là Peroxydase, Esterase không đặc hiệu và PAS.

7.5. Một số loại xét nghiệm khác

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm khác, có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm phân loại tế bào.
  • Xét nghiệm tìm bất thường gen.

8. Ung thư máu có chữa được không?

Nhắc đến ung thư, ai cũng cảm thấy sợ hãi vì đây là căn bệnh ác tính và nguy cơ tử vong là rất cao. Vì thế, ung thư máu có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người.

Trước đây, khi mắc ung thư máu thì khả năng chữa khỏi là rất thấp bởi trình độ khoa học công nghệ chưa phát triển. Tuy nhiên, y khoa ngày này càng phát triển và đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị ung thư máu hiện đại, mang lại niềm hy vọng cho nhiều người bệnh. Trong đó, phương pháp ghép tủy được đánh giá là tốt và tỷ lệ chữa khỏi của phương pháp này ở trẻ em có thể đạt đến 99% và ở người lớn thì tỷ lệ này thấp hơn.

ung-thu-mau-co-chua-duoc-khong
Ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không?

Với sự phát triển mạnh mẽ của y khoa trên toàn thế giới, các bác sĩ và chuyên gia đang rất nỗ lực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp điều trị ung thư máu cho hiệu quả cao. Tin chắc rằng trong tương lai, việc chữa khỏi ung thư máu là hoàn toàn có khả năng, nhất là những người phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Ngoài phương pháp điều trị thì ung thư máu có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Có thể kể đến như:

  • Sức khỏe hiện tại của người bệnh.
  • Giai đoạn phát hiện bệnh.
  • Khả năng đáp ứng thuốc hay liệu pháp điều trị của bệnh nhân.
  • Tâm lý của người mắc.
  • Chế độ chăm sóc, sự quan tâm của người nhà đối với bệnh nhân.

9. Điều trị ung thư máu bằng phương pháp nào?

Căn cứ vào mức độ bệnh, loại ung thư máu mà bác sĩ sẽ cân nhắc liệu pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:

9.1. Hóa trị

Phương pháp này sẽ đưa vào cơ thể người bệnh các loại thuốc hoặc hóa chất bằng đường uống, tiêm hay truyền tĩnh mạch hoặc tiêm vào dịch não tủy để tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Hóa trị cũng giúp ngăn chặn tư phân chia, phát triển của tế bào ung thư bạch cầu.

Hóa trị được thực hiện theo chu kỳ và mỗi chu kỳ sẽ có thời gian điều trị nhất định. Tác dụng phụ của hóa trị là rất lớn như rụng tóc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn…

9.2. Xạ trị

Phương pháp này sẽ sử dụng các chùm tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào các tế bào ung thư. Từ đó, tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây bệnh.

Xạ trị cũng nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ nhưng thường biến mất trong khoảng 2 tháng.

9.3. Liệu pháp điều trị sinh học

Phương pháp này sẽ đưa vào người bệnh kháng thể đơn dòng nhằm giết chết các tế bào ung thư máu. Hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào gây ung thư. Đồng thời, cải thiện khả năng đề kháng, miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

9.4. Thay tủy/Cấy tế bào gốc

Phương pháp này sẽ được áp dụng sau khi thực hiện xạ trị hoặc hóa trị. Những tế bào gốc khỏe mạnh sẽ được cấy vào cơ thể người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu trong quá trình điều trị trước đó đã bị hủy diệt sẽ được thay thế bằng các tế bào máu được cấy vào cơ thể.

10. Biện pháp phòng ngừa ung thư máu 

Để phòng ngừa ung thư máu tái phát sau điều trị và ngăn chặn mắc ung thư máu mới, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp hữu ích sau:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: Nếu không cần thiết, bạn nên tránh xa các hóa chất gây hại như thuốc diệt cỏ, benzene… Nếu buộc phải làm việc trong môi trường độc hại, hãy mang đồ bảo hộ đúng quy cách và cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc.
  • Tránh tiếp xúc bức xạ: Hạn chế tiếp xúc với bức xạ để bảo vệ các thành phần trong máu được ổn định. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên hạn chế thời gian tiếp xúc và không nên sử dụng bức xạ với tia có nồng độ cao.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vì thế, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh hiệu quả, trong đó có ung thư máu.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Nên chú ý ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ các dưỡng chất thiết yếu. Tích cực bổ sung rau xanh, trái cây, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, giảm tiêu thụ các thực phẩm gây hại như chất béo, đồ cay nóng, rượu bia, chất kích thích…

Kết luận

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm, điều trị tích cực nhằm đạt hiệu quả cao, giúp cuộc sống của người bệnh được cải thiện. Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán để điều trị sớm nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 8: BÉ LÊ THÙY LINH VÀ HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ XƯƠNG

Thông tin liên hệ