Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là các khối u ác tính xuất phát từ nội thanh quản hoặc ở vùng bờ thành của thanh quản. Trường hợp các khối u này lan xuống vùng hạ họng thì sẽ được gọi là ung thư thanh quản hạ họng.

1. Nguyên nhân ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản thường gặp ở những người trên 40 tuổi, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là chủ yếu chiếm trên 90%
Ung thư thanh quản thường gặp ở những người trên 40 tuổi, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là chủ yếu chiếm trên 90%

Nguyên nhân chính xác gây ra ung thư thanh quản chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

– Hút thuốc lá nhiều

– Thường xuyên uống rượu và uống nhiều

– Có tiền sử gia đình mắc ung thư đầu và cổ

– Tiếp xúc với một số hóa chất hay các chất như bụi than và khói diesel

 2. Dấu hiệu ung thư thanh quản

Dưới đây là những dấu hiệu ung thư thanh quản thường gặp nhất:

Khàn tiếng hoặc sự thay đổi trong giọng nói

Khàn giọng cũng có thể do nhiều điều kiện lành tính gây ra như viêm thanh quản, hút thuốc lá, trào ngược axit, dị ứng, gặp vấn đề về tuyến giáp, vv… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư thanh quản. Vì vậy, nếu bạn bị khàn giọng trên 3 tuần thì nên tới bệnh viện kiểm tra ngay.

Khó khăn khi nuốt

Bạn cảm thấy đau, nóng rát khi nuốt thức ăn, hoặc cảm giác như thực phẩm dính vào cổ họng và không thể đi xuống? Tình trạng này cũng có thể gây ra bởi hẹp thực quản, hoặc do khối u thanh quản gây ra tắc nghẽn, nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân nguy hiểm hơn, đó là ung thư thanh quản. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng nên đi khám ngay và được điều trị kịp thời.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân là một dấu hiệu phổ biến của nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Dấu hiệu này thường gặp ở giai đoạn tiến triển, khi đó người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác cùng lúc. Nếu bạn bị giảm 4-5kg trong thời gian ngắn, mà không thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thì hãy đi khám sớm.

Ho và khó thở

Ho và khó thở, thở rít cũng là một trong những dấu hiệu ung thư thanh quản.
Ngòi các dấu hiệu trên, các dấu hiệu ung thư thanh quản khác bao gồm:
– Cảm giác có khối u trong cổ họng
– Hôi miệng
– Đau nhức tai kéo dài (hiếm hơn)
Khi gặp các triệu chứng bất thường, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán. Nếu phát hiện ung thư thanh quản sớm, lựa chọn điều trị và cơ hội thành công tốt hơn rất nhiều.

3. Điều trị ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp thường được áp dụng để điều trị ung thư thanh quản giai đoạn đầu. Có nhiều cách phẫu thuật khác nhau phù hợp với vị trí, kích thước của khối u.
Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ thanh quản hoặc phẫu thuật cắt bỏ thanh quản bán phần.
Trong trường hợp ung thư thanh quản đã bắt đầu lây lan tới các mô khác thì cũng được chỉ định phẫu thuật.

Hóa trị

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư thanh quản
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư thanh quản

Hóa trị cũng là một phương pháp được chỉ định trong điều trị ung thư thanh quản nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại

Thuốc điều trị ung thư thanh quản thường được tiêm vào mạch máu hoặc theo đường uống đi vào cơ thể, có tác dụng toàn thân. Thuốc hóa chất thường được điều trị theo chu kỳ.

Xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp để điều trị ung thư bằng việc sử dụng các chùm tia có năng lượng cao tác động vào các khối u giúp tiêu diệt gồm tia: tia X, hạt alpha, hạt beta… để tiêu diệt các mầm mống ung thư còn sót lại trong cơ thể. Xạ trị có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với phẫu thuật.

4. Tiên lượng cho người bệnh ung thư thanh quản

Triển vọng cho ung thư thanh quản phụ thuộc phần lớn vào mức độ lan rộng của ung thư tại thời điểm chẩn đoán (giai đoạn). Rất may mắn vì hầu hết các trường hợp bệnh ung thư thanh quản được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, do đó triển vọng thường tốt hơn các bệnh ung thư khác.
Nhìn chung, khoảng 65% số người bệnh sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán và khoảng 57% sẽ sống trong ít nhất 10 năm.
Nếu bạn là người hút thuốc, bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư thanh quản có thể giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống.

5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư thanh quản

Chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản thường gặp nhiều khó khăn về vấn đề ăn uống, thay đổi vị giác, khứu giác nên lựa chọn thức ăn như thế nào là điều cần được quan tâm.

Một số nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư thanh quản là:

  • Protein: chế độ ăn đầy đủ chất đạm giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe, vết thương mau lành và không bị gầy sút. Một số loại thực phẩm giàu protein tốt cho người bệnh là đậu phụ, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa…
  • Ngũ cốc: ngũ cốc là loại thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng, dễ ăn phù hợp với những bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Lúa mì, lúa mạch, các loại hạt đậu xanh, đậu đỏ… là những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Rau xanh, hoa quả tươi: rau xanh hoa quả tươi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tránh táo bón do một số tác dụng phụ của hóa chất sau điều trị bệnh.
  • Súp: súp mềm, lỏng và rất dễ ăn phù hợp cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh ăn một số loại thực phẩm cay, nóng, chua, không uống và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Chăm sóc sau sau điều trị

Bệnh nhân sau mở khí quản cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận
Bệnh nhân sau mở khí quản cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận

Bệnh nhân ung thư thanh quản thường được bác sĩ cho mở khí quản, cho phép thở nhân tạo dài ngày. Việc hút đờm nhớt thường xuyên sẽ do nhân viên y tế trực tiếp thực hiện hoặc hướng dẫn cho người chăm sóc. Cần chú  ý, hút đờm nhớt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, ngưng hút khi bệnh nhân có biểu hiện suy giảm hô hấp.

Chăm sóc bệnh nhân sau mở khí quản cũng cần chú ý đến màu sắc đờm, dấu hiệu chảy máu, choáng ở người bệnh.

Bài viết đã cung cấp thông tin về những thông tin cơ bản về ung thư thanh quản. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh và giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư thanh quản, hãy gọi điện cho chuyên gia của chúng tôi.

Thông tin liên hệ