Ung thư vú là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ung thư vú

Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (ACS) thì ung thư vú là căn bệnh chiếm đến 25% trong tất cả những loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Mặc dù đây là căn bệnh rất thường gặp, được nhiều người biết đến nhưng không phải ai cũng biết được ung thư vú là gì? Nguyên nhân và triệu chứng, cách chữa trị của bệnh ung thư vú là gì? Vậy nên chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin vô cùng hữu ích về căn bệnh này sau đây.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là gì? Ung thư vú là căn bệnh hình thành khi các tế bào ung thư phát triển mất kiểm soát và xâm lấn trên tuyến vú. Những tế bào này sẽ tiếp tục phát triển thành các khối u ác tính ở các tế bào vú và hình thành nên khối ung thư. Chúng có thể xâm lấn đến các mô, cơ quan lân cận và thậm chí có thể di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Phần lớn bệnh ung thư vú thường sẽ xuất hiện ở nữ giới là nhiều nhất nhưng vẫn có một số trường hợp nam giới cũng mắc phải căn bệnh này.

benh-ung-thu-vu_1
HÌnh ảnh khối u ung thư vú

Phân loại các dạng ung thư vú

Trên thực tế lâm sàng có nhiều dạng ung thư vú mức độ từ nặng tới nhẹ. Dưới đây là một số dạng ung thư vú thường gặp

DCIS (Caxinom Tiểu Quản Trú Định)

DCIS là dạng phổ biến nhất của ung thư vú lúc mới bắt đầu. Các tế bào ung thư chỉ khu trú bên trong các tiểu quản mà không lan rộng qua thành tiểu quản và xâm nhập mô vú gần đó. Gần như mọi phụ nữ bị DCIS đều có thể trị lành nếu được phát hiện sớm.

LCIS (Caxinom Tiểu Thùy Trú Định)

LCIS không phải là ung thư. Các tế bào u vú bắt đầu tại các tuyến tạo sữa nhưng không tăng trưởng xuyên qua thành vách của tuyến. Các chuyên gia khẳng định, LCIS không tiến triển thành ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ bị LCIS có nguy cơ mắc ung thư vú cáo hơn.

Caxinom Tiểu Quản Lan Tràn

Đây là dạng ung thư vú phổ biến nhất. Các tế bào ung thư phát triển từ tiểu quản, tăng sinh và phát triển xuyên qua thành tiểu quản. Từ đó, chúng tiếp tục xâm nhập vào mô mỡ  và có thể lan sang các cơ quan khác của cơ thể thông qua đường bạch huyết.

Caxinom Tiểu Thùy Lan Tràn

Trường hợp ung thư vú này bắt đầu ở tuyến sữa (tiểu thùy) và cũng lan rộng sang các mô mỡ và các bộ phận khác trên cơ thể.

IBC (Ung Thư Vú Dạng Viêm)

Ung thư vú dạng viêm là bệnh hiếm gặp. IBC làm cho da ở vùng vú có màu đỏ và cảm thấy nóng ấm. Có thể da sẽ dày lên và lỗ chỗ – nhìn giống như vỏ cam. Bầu vú có thể to hơn, cứng hơn, nhạy đau, hoặc bị ngứa.

Bệnh nhân bị IBC khó phát hiện sớm vì không nổi cục u. Bệnh này dễ có nguy cơ lan rộng và gây hậu quả tệ hại hơn so với ung thư tiểu quản hay tiểu thùy lan tràn.

Phân cấp ung thư và các giai đoạn của ung thư vú

Phân cấp ung thư là phương thức giúp bác sĩ dự đoán mức độ nhanh chóng tăng trưởng và lan rộng ung thư. Phân cấp ung thư cho biết ung thư đang phát triển nhanh đến đâu.

  • Cấp độ 1 – Cấp thấp: Các tế bào trông bất thường và có tốc độ phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường
  • Cấp độ 2 – Cấp trung bình. Các tế bào bất thường và phát triển nhanh hơn cấp độ 1.
  • Cấp độ 3 – Cấp độ cao. Các tế bào phát triển nhanh hơn cấp độ 2, có khả năng di căn tới các bộ phận khác

Bệnh ung thư vú cũng được chia thành giai đoạn I, II, III, IV

  • Giai đoạn I – Khối u còn nhỏ, đường kính <2cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết
  • Giai đoạn IIA – Khối u nhỏ hơn 2m nhưng đã lan sang hạch bạch huyết hoặc khối u có kích thước 2-5cm nhưng chưa lan sang hạch bạch huyết
  • Giai đoạn IIB (đầu) – Khối u có đường kính 2-5 cm và đã lan đến các hạch bạch huyết
  • Giai đoạn IIB (cuối) và giai đoạn III, IV là ung thư vú giai đoạn cuối. Các dạng di căn có thể xuất hiện hoặc không trong các giai đoạn này.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú là gì

Khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân đích xác dẫn đến căn bệnh ung thư vú, nhưng người ta đã tìm ra được những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiền căn thai sản

Phụ nữ chưa từng sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ mắc phải ung thư vú gấp đôi so với phụ nữ đã có con trước 30 tuổi.

Phơi nhiễm bức xạ vùng ngực

Ung thư là một loại bệnh đột gen, mà những tia bức xạ năng lượng cao đã được minh chứng rằng có thể làm thay đổi gen ở con người.

Chế độ ăn uống và tình trạng thừa cân

Số lượng calo đưa vào cơ thể càng cao, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng tăng. Phụ nữ có chế độ ăn calo có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi người phụ nữ bình thường. Ngoài ra ăn quá nhiều, làm cơ thể tích tụ mỡ gây béo phì cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thói quen xấu

Hút thuốc, sử dụng chất kích thích quá nhiều và trong thời gian dài cũng là nguy cơ gây nên rất nhiều loại bệnh ung thư, ung thư vú là một trong số đó.

Bệnh lý tuyến vú lành tính

Phụ nữ gặp phải những bệnh lý vùng vú đã chữa khỏi có nguy cơ mắc bệnh cao bởi các bệnh lý tuyến vú lành tính rất dễ có xu hướng thay đổi và tạo nên các khối u ung thư.

Tuổi tác

Ung thư vú thường đến với phụ nữ có độ tuổi lớn hơn 50, còn với nam giới là 60-70 tuổi. Càng nhiều tuổi càng dễ mắc bệnh ung thư so với người trẻ.

Tiền sử gia đình

Những người có người thân từng mắc bệnh ung thư vú có nguy cơ cao mắc phải ung thư vú.

Đột biến Gen di truyền

Đột biến gen là nguy cơ ít gặp phải ở nữ giới, nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn khá nhiều. Nam giới có đột biến trong gen BRCA2 có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, tỷ lệ mắc là 6/100. Đột biến BRCA1 cũng có thể gây ra bệnh ung thư vú ở nam giới, nhưng nguy cơ thấp hơn, khoảng 1/100. (mọi người sinh ra đều có gen BRCA1 và BRCA2)

Hội chứng Klinefelter

Klinefelter là một rối loạn di truyền ở nam giới. Ở những nam mắc phải hội chứng này sẽ có sự thay đổi trong nhiễm sắc thể là có một nhiễm sắc thể Y cộng với ít nhất 2 nhiễm sắc thể X (hoặc nhiều hơn). Điều này khác với thông thường là tế bào nam giới có một nhiễm sắc thể X cùng với một nhiễm sắc thể Y. Do đó đây được gọi là căn bệnh bẩm sinh. So với những người đàn ông khác, họ có hàm lượng nội tiết tố androgen (kích thích tố nam) thấp hơn và nhiều estrogen (hormone nữ).

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú 

Trong giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh ung thư vú rất mờ nhạt, nếu như không chú ý thì chúng ta sẽ khó có thể phát hiện được. Vậy nên các bạn cần quan sát nếu thấy vùng ngực của mình xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì nên đi thăm khám sớm: 

  • Kích thước vú lớn hơn không rõ nguyên nhân: Mặc dù không tới kỳ kinh nguyệt hay có bất cứ tác động nào mà kích thước vú của bạn đột nhiên lớn hơn thì nên cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh. 
  • Đau tức ngực bất thường: Nếu như sắp tới kỳ kinh nguyệt của bạn mà phần ngực bị đau, tức thì đó là triệu chứng bình thường. Nhưng nếu dấu hiệu này ra bất thường với những cơn đau nhói thì rất có khả năng đây là bệnh ung thư vú. 
  • Sờ thấy khối u, cục trong vú: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất ở những bệnh nhân ung thư vú. Người bệnh có thể sờ thấy những khối u, cộm trong vú, ấn vào nhưng không thấy di chuyển, không đau, không có hình dạng và kích thước cố định.
  • Núm vú bị tụt vào, chảy dịch: Bệnh ung thư vú còn có thể khiến cho núm vú của bệnh nhân bị tụt vào bất thường, không kéo ra được. Kèm theo đó là biểu hiện tiết dịch lạ, không phải sữa, có mùi hôi tanh và màu sắc bất thường.
  • Thay đổi da vú: Bệnh nhân ung thư vú còn có thể gặp phải tình trạng vùng da quanh vú có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, da nhăn nheo và thậm chí còn bị sưng tấy, nổi mẩn. 
  • Có hạch dưới hốc nách: Trong một số trường hợp, bệnh nhân ung thư vú còn xuất hiện tình trạng nổi hạch dưới nách bất thường, có thể kèm theo cảm giác sưng, đau.

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư vú

Bên cạnh việc hiểu về bệnh ung thư vú là gì thì điều tiếp theo mà chúng ta cần tìm hiểu đó là biện pháp chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Biện pháp chẩn đoán ung thư vú

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, cụ thể là:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. Đồng thời cũng sẽ tìm hiểu về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.
  • Chụp X.quang: Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến vú, bạn sẽ được đề nghị chụp X.quang vú để phát hiện khối u.
  • Siêu âm: Là phương pháp dùng sóng âm năng lượng cao để xác định các bất thường trong vú. 
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Là phương pháp giúp bác sĩ có thể theo dõi nhiều các hình ảnh ở cả hai tuyến vú giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Sinh thiết: Là phương pháp lấy mẫu mô tế bào, quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra dấu hiệu ung thư. 
benh-ung-thu-vu_13
Khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh ung thư vú

Thăm khám lâm sàng để chẩn đoán ung thư vú

Rọi khám vú là cách tốt nhất để sớm phát hiện ung thư vú. Những bất thường phát hiện thấy khi rọi khám vú là cơ sở để bác sĩ tiến hành các thử nghiệm khác như:

– Khám vú tìm thay đổi của núm vú hoặc da vùng vú

– Kiểm tra hạch bạch huyết dưới nách và trên xương đòn. Nếu hạch bạch huyết sưng phù hoặc cứng có thể kết luận sơ bộ về ung thư di căn.

Nếu các dấu hiệu chỏ đến ung thư vú, bạn cần làm 1 số thử nghiệm khác để tiên lượng về mức độ tiến triển của ung thư.

Rọi MRI (Chụp cộng hưởng  từ): MRI sử dụng sóng vô tuyến và nam châm cực mạnh – thay vì quang tuyến X – để tạo hình ảnh. Chụp cộng hưởng từ giúp đo kích thước khối u và phát hiện bất cứ dạng ung thư nào khác tại vú.

Siêu âm vú: một cây đũa phát ra sóng âm thanh được di chuyển trên da để chụp ảnh bên trong cơ thể. Một loại gel thường được đặt trên da của bạn đầu tiên.

Siêu âm không thay thế MRI, nhưng có thể giúp bác sĩ biết cục cộm là u nang hoặc ung bướu, và có thể gây ung thư hay không.

Rọi hình tiểu quản: Bác sĩ sẽ đặt một ống nhựa rất mỏng vào tiểu quản ở núm vú. Một lượng nhỏ “chất màu” được cho vào tiểu quản. Chất này tạo đường nét hình dạng tiểu quản dưới quang tuyến X và cho thấy có ung bướu bên trong tiểu quản hay không. Đôi khi thử nghiệm này cũng giúp phát hiện nguyên nhân tạo thành dịch tiết ở núm vú.

Khám dịch tiết từ núm vú: Chất dịch tiết ra từ núm vú được soi trên kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư

Sinh thiết vú : Sinh thiết cách lấy một mẩu mô vú và tiến hành các thí nghiệm để tìm tế bào ung thư. Đây là cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị ung thư không, ung thư ở giai đoạn nào.

Ngoài ra, để xác định ung thư di căn, có thể bạn cần làm thêm 1 số thủ thuật khác như: chụp X-quang (di căn sang phổi), chụp CT (di căn phổi và ổ bụng), quét xương (Di căn sang xương)

Điều trị ung thư vú

Điều trị ung thư vú được gồm 2 phương pháp điều trị chính là điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ.

Liệu pháp nội tiết – phương pháp hóa trị liệu

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân trong dự phòng và điều trị ung thư vú. Bằng cách làm giảm nồng độ Estrogen, các liệu pháp nội tiết như Tamoxifen, Roloxifene hay chất ức chế Aromatase đang được sử dụng phổ biến nhất trong hóa trị liệu.

Tamoxifen và Raloxifen là các chất ức chế chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs), từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong:

– Dự phòng giảm nguy cơ ung thư vú ở bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u. Để giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh nhân cần sử dụng thuốc này trong vòng 5 năm.

– Giảm kích thước và sự phát triển của khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.

Chất ức chế Aromatase (AI) giúp ngăn chặn enzyme Aromatase (trong mô mỡ) thay đổi các hormone khác thành estrogen, từ đó làm giảm nồng độ Estrogen và giảm tiến triển ung thư

Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Đa số phụ nữ bị ung thư vú đều trải qua một số dạng phẫu thuật. Có một vài dạng giải phẫu là cắt bỏ u vú, cắt bỏ vú, và cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách. Phụ nữ nào đã trải qua thủ thuật cắt bỏ vú cũng có thể được phục hồi vú, bất kể vào cùng một thời điểm hay về sau này.

Cắt bỏ u vú còn gọi là phẫu thuật bảo toàn vú. Ưu điểm của cắt bỏ u vú là có thể giữ lại hầu hết bầu vú. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải trải qua xạ trị sau phẫu thuật.

Cắt bỏ vú là trường hợp ung thư vú tiến triển buộc phải cắt bỏ toàn bộ vú để đảm bảo các khối u hoàn toàn biến mất. Hiện nay, phương pháp chỉnh hình tái tạo vú đã phát triển do đó bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ vú có thể hồi phục lại vú của mình.

Đôi khi, ở một số bệnh nhân, phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách là cần thiết để đảm bảo khối u không di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Xạ trị

Chiếu xạ nghĩa là dùng chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng trị liệu này để tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót trong vú, tại thành ngực, hoặc ở vùng nách sau khi giải phẫu.

Có 2 cách để thực hiện liệu pháp chiếu xạ. Có thể chiếu xạ vào vú từ máy móc đặt bên ngoài cơ thể hoặc đặt thẳng các hạt phóng xạ vào mô vú ở kế cạnh vùng ung thư.

Dựa vào những thông tin nói trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hiểu được bệnh ung thư vú là gì cùng những nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh hiệu quả. Tuy rằng với nền y học phát triển như ngày nay thì bệnh ung thư vú vẫn có cơ hội để chữa khỏi. Nhưng các bạn nên chú ý đi khám sức khỏe và tầm soát ung thư vú định kỳ để có thể kịp thời chữa trị và giúp nâng cao tỷ lệ chữa bệnh thành công.

Hóa trị

Bạn có thể dùng các loại hóa trị dưới dạng thuốc hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Đây có thể là điều trị chính nếu bạn bị ung thư vú tiến triển. Hoặc bạn có thể điều trị nó trước khi phẫu thuật (hóa trị tân dược) hoặc sau phẫu thuật (hóa trị liệu bổ trợ).

Liệu pháp hormon

Một số bệnh ung thư phát triển để đáp ứng với một số hormone. Những loại thuốc này ngăn chặn các hormone gắn vào các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

  • Tamoxifen (Nolvadex, Soltamox, Tamoxen).
  • Fulvestrant (Faslodex).
  • Thuốc ức chế Aromatase:
  • Anastrozole (Arimidex).
  • Exemestane (Aromasin).
  • Letrozole (Femara).

Thuốc nhắm mục tiêu

Những loại thuốc này ngăn chặn những thay đổi làm cho các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát.

  • Abemaciclib (Verzenio).
  • Everolimus (Afinitor).
  • Lapatinib (Tykerb).
  • Neratinib (Nerlynx).
  • Olaparib (Lynparza).
  • Palbociclib (Ibrance).
  • Pertuzumab (Perjeta).
  • Ribociclib (Kisquali).
  • Talazoparib (Talzenna).
  • Trastuzumab (Herceptin).
  • Trastuzumab emtansine (Kadcyla).

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ