Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý ác tính bắt nguồn ở tinh hoàn. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân ung thư tinh hoàn đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

1.1. Tinh hoàn bị tổn thương

Vận động thể dục thể thao, chấn thương, tai nạn… cũng có thể tác động quá mạnh vào tinh hoàn gây tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.

ung-thu-tinh-hoan
Tinh hoàn bị tổn thương trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn

1.2. Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm ở vị trí vốn thuộc về nó (trong bìu) mà nằm trong ổ bụng. Có khoảng 3% số trẻ em mắc phải trường hợp này. Một số trường hợp tinh hoàn vẫn còn trong bụng, một số khác, tinh hoàn bắt đầu đi xuống nhưng bị mắc kẹt ở vùng háng.

Theo thống kê, tỉ lệ ung thư tinh hoàn do tinh hoàn ẩn gây ra là dao động từ 2,5 – 14%. Các bệnh nhân gặp tình trạng tinh hoàn ẩn thường được chỉ định phẫu thuật để đưa tinh hoàn về đúng vị trí ban đầu. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải theo dõi vì trong tối thiểu là 3 – 5 năm sau đó. Bởi nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn có thể xảy ra.

1.3. Chứng hạch ở nách

Hạch được chia làm 3 loại: hạch lành tính, hạch ác tính và hạch lao. Hạch ở nách có thể gây ra ung thư tinh hoàn ở nam giới, ung thư vú ở nữ giới. 

1.4. Tiền sử gia đình

Trong gia đình có bố, anh/em trai mắc ung thư tinh hoàn thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

1.5. Canxi trong tinh hoàn

Trong tinh hoàn chứa rất nhiều canxi. Nếu lạm dụng quan hệ tình dục hay thủ dâm quá mức cũng gây ra tình trạng thiếu hụt canxi. Một số triệu chứng của thiếu hụt canxi trong tinh hoàn có thể gây đau mỏi lưng.

1.6. Nhiễm HIV

Nam giới bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), đặc biệt là với những  người chuyển sang giai đoạn AIDS, có nguy cơ cao mắc ung thư tinh hoàn.

Nam giới bị nhiễm vi rút những người chuyển sang giai đoạn AIDS suy giảm miễn dịch ở người tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn
Nam giới bị nhiễm vi rút những người chuyển sang giai đoạn AIDS suy giảm miễn dịch ở người tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn

1.7. Từng mắc ung thư tinh hoàn

Bệnh nhân đã từng điều trị ung thư tinh hoàn có nguy cơ cao tái phát lại căn bệnh này.

Ngoài ra, những người từng bị viêm tinh hoàn viêm tinh hoàn, những người phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng như thợ mỏ, lái xe đường dài, người vô sinh, người thiếu tinh hoàn cũng có nguy cơ cao mắc ung thư tinh hoàn.

Nam giới nên có thói quen tự khám tinh hoàn ít nhất mỗi tháng một lần để phát hiện sớm các bất thường liên quan đến ung thư tinh hoàn.  Cách tự khám tinh hoàn tại nhà: Cách đơn giản nhất là tự khám sau mỗi lần tắm. Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên.Việc khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín cũng rất cần thiết.

2. Triệu chứng ung thư tinh hoàn

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn là đau hoặc sưng ở tinh hoàn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau âm ỉ ở phần bìu (túi da treo bên dưới dương vật và chứa tinh hoàn)
  • Cảm giác nặng nề trong bìu

Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được tìm ra nguyên nhân gây bệnh sớm.

3. Phương pháp điều trị tinh hoàn

Các phương pháp điều trị tinh hoàn bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy vào mỗi giai đoạn bệnh, loại ung thư tinh hoàn (U tinh và U không tinh), bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tất cả các trường hợp ung thư tinh hoàn được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ tinh hoàn bị ung thư (orchiectomy). May mắn là hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều điều trị rất thành công, và người bệnh có cơ hội thoát bệnh ngay cả khi ung thư đã lan rộng khỏi tinh hoàn tại thời điểm chẩn đoán.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và loại ung thư tinh hoàn. Bệnh ung thư tinh hoàn chia làm 3 giai đoạn chính. Các phương pháp điều trị cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

3.1. Điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn 1

Ở giai đoạn rất sớm, giai đoạn 1, người bệnh cần phẫu thuật. Thông thường các bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ tinh hoàn. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên để xem ung thư có tái phát hay không. Người bệnh cũng có thể cần thêm hóa trị để hạn chế nguy cơ tái phát.

3.2. Điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn 2

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn cho hầu hết các giai đoạn.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn cho hầu hết các giai đoạn.

U tinh (seminomas): Những người bị u tinh giai đoạn 2A có thể phải xạ trị sau khi cắt bỏ tinh hoàn. Đối với giai đoạn 2B thì xạ trị hoặc hóa trị sau phẫu thuật. Giai đoạn 2C thường hóa trị sau phẫu thuật.

U không tinh (non-seminomas): Thường được điều trị bằng hóa trị sau khi cắt bỏ tinh hoàn.

3.3. Điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn 3

Phương pháp điều trị phổ biến cho ung thư tinh hoàn giai đoạn 3 là phẫu thuật, theo sau hóa trị. Sau hóa trị, nếu bác sĩ vẫn phát hiện tế bào ung thư còn sót trong các hạch bạch huyết ở mặt sau của bụng hoặc trong phổi thì người bệnh sẽ cần phẫu thuật tiếp để loại bỏ. Những người khác sẽ cần theo dõi chặt chẽ sau điều trị.

3.4. Điều trị cho ung thư tinh hoàn tái phát

Ngay cả những trường hợp ung thư tinh hoàn tái phát cũng có thể được chữa khỏi. Phương pháp điều trị cho giai đoạn này thường là hóa trị liều cao, hoặc xạ trị.

Nếu bạn bị ung thư lây lan đến phổi (ung thư phổi thứ phát) hoặc các hạch bạch huyết, bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ nó.

3.5. Lưu trữ tinh trùng trước khi điều trị

Phương pháp điều trị hóa trị và xạ trị có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, người bệnh có thể lưu trữ 2-3 mẫu tinh trùng trước khi điều trị để lưu trữ cho việc sinh con sau này

Thông tin liên hệ