Điều trị ung thư vú có rụng tóc không?

Điều trị ung thư vú có rụng tóc không là lo lắng của rất nhiều chị em hiện nay. Vì mái tóc có vai trò rất quan trọng đối với ngoại hình phụ nữ. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Điều trị ung thư vú có rụng tóc không?

Rụng tóc là vấn đề ám ảnh đối với chị em phụ nữ không chỉ riêng với bệnh nhân ung thư mà cả người khỏe mạnh cũng rất sợ tình trạng này. Vì mái tóc quyết định rất nhiều đến ngoại hình, giúp mang lại sự tự tin trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày. Do đó, khi bước vào điều trị ung thư vú rất nhiều chị em lo lắng không biết có bị rụng tóc không.

Trong quá trình điều trị ung thư vú, hầu như bệnh nhân nào cũng sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc. Các phương pháp điều trị ung thư vú như hóa chất, xạ trị, thuốc nội tiết, liệu pháp nhắm trúng đích đều có thể gây rụng tóc. Tình trạng rụng tóc nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại thuốc bạn đang sử dụng. 

Thông thường, áp dụng điều trị bằng hóa chất thì tóc sẽ rụng nhiều nhất. Bệnh nhân sẽ bị rụng tóc hoàn toàn và rụng cả lông mi, lông mày. Nguyên nhân là do nang lông là một tổ chức hoạt động phân chia tế bào rất nhanh để liên tục tạo ra các nang tóc mới. Do đó, hóa chất thường bị nhận diện nhầm những tổ chức đó tế bào ung thư và tiêu diệt.

Tình trạng rụng tóc có thể xảy ra sau 2 tuần bạn vào hóa chất. Tóc có thể rụng nhiều hoặc rụng ít tùy theo loại thuốc hóa chất bạn đang dùng và mức độ đáp ứng với hóa chất của mỗi người. Có những người tóc sẽ rụng từ từ, có những người tóc sẽ rụng cả mảng hoặc toàn bộ. Do đó, nhiều người lựa chọn cạo sạch tóc trước điều trị để không cảm thấy hoang mang khi nhìn tóc rụng hàng ngày.

Các phương pháp điều trị khác như xạ trị, liệu pháp hooc môn hay liệu pháp nhắm trúng đích cũng gây ra rụng tóc nhưng thường tóc sẽ rụng ít hơn so với dùng hóa chất. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu thường gặp trong điều trị do bệnh nhân chán ăn hoặc kiêng khem quá mức cũng là nguyên nhân làm cho tóc yếu và dễ gãy rụng hơn. 

Các phương pháp điều trị ung thư vú đều có thể gây ra tình trạng rụng tóc

Bệnh nhân ung thư vú không nên quá lo lắng về tình trạng này, rụng tóc chỉ là tạm thời, tóc sẽ mọc trở lại sau khoảng 1 đến 3 tháng kết thúc điều trị. Mặc dù tóc mọc trở lại sau điều trị sẽ mỏng, thưa và dễ gãy hơn nhưng nếu bạn có phương pháp chăm sóc tóc hợp lý sau điều trị tóc sẽ khỏe hơn sau 6 tháng đến 1 năm kết thúc điều trị.

Các tác dụng phụ khác thường gặp khi điều trị ung thư vú

Như vậy, đáp án cho câu hỏi điều trị ung thư vú có rụng tóc không là có. Ngoài rụng tóc, bệnh nhân ung thư vú có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác trong quá trình điều trị như:

Thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon miệng

Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất trong quá trình điều trị. Có thể trước đó bạn ăn uống rất tốt nhưng sau điều trị một số người sẽ mất cảm giác thèm ăn và không còn thấy ăn uống ngon miệng nữa. Một số người cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi các món ăn quen thuộc trước đó. Nguyên nhân là khứu giác và vị giác của bạn sẽ bị thay đổi sau khi vào điều trị.

Điều trị bằng phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, liệu pháp nội tiết hay liệu pháp nhắm trúng đích thì cảm giác chán ăn cũng có thể xảy ra. Chính vì thế, bạn cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch thực đơn hàng ngày. Điều này nhằm đảm dinh dưỡng cho điều trị và có những món ăn thay đổi linh hoạt để kích thích vị giác tốt nhất.

Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn và nôn ói là cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày co thắt làm cho thức ăn muốn đẩy ra ngoài. Buồn nôn có thể là do bệnh nhân bị thay đổi vị giác, khứu giác cảm thấy khó chịu với mùi thức ăn. Đôi khi, buồn nôn là do tác dụng phụ của hóa chất làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày co bóp mạnh dẫn đến axit và thức ăn trào ngược lên gây ra.

Tình trạng buồn nôn và nôn ói thường gặp nhất khi bạn điều trị ung thư vú bằng hóa chất. Bạn có thể buồn nôn trong ngày truyền thuốc hoặc buồn nôn kéo dài sau khi vào truyền 3 đến 5 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục nhiều ngày làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, bạn nên chia sẻ với bác sĩ điều trị, bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn một số loại thuốc để giảm tình trạng khó chịu trên.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là cảm giác cơ thể không có năng lượng và chân tay không muốn vận động. Với người bệnh ung thư vú đang điều trị, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài cả ngày ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, không phải làm việc gắng sức. Tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài sau điều trị một vài ngày, một vài tuần. Thậm chí, có bệnh nhân mệt mỏi kéo dài nhiều tháng sau điều trị đã kết thúc.

Tình trạng mệt mỏi kéo dài ở bệnh nhân ung thư vú là do tế bào ung thư phát triển mạnh và các phương pháp điều trị gây tiêu hao rất nhiều năng lượng. Đồng thời, tình trạng chán ăn, buồn nôn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, điện giải làm bệnh nhân càng mệt mỏi hơn.

Giảm số lượng tế bào máu

Các tế bào máu trong cơ thể luôn tăng sinh và phân chia nhanh chóng, do đó chúng dễ bị hóa chất tiêu diệt nhầm dẫn đến suy giảm số lượng. Hạ bạch cầu thường dẫn đến hàng rào miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do virus tấn công. Hạ hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, dễ bị chóng mặt, tăng nhịp tim. Hạ tiểu cầu dẫn đến cơ thể dễ bị xuất huyết hơn.

Tình trạng suy giảm các dòng tế bào máu thường gặp khi bạn điều trị ung thư vú bằng một số loại thuốc hóa chất như adriamycin, paclitaxel, docetaxel, …; thuốc đích như trastuzumab, pertuzumab, abemaciclib,…

Đau rát, bỏng da do xạ trị

Xạ trị ung thư vú thường dùng các dòng tia xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư làm nhỏ lại khối u ác tính ở vú. Các tế bào ác tính bị tiêu diệt nhưng tế bào lành vùng chiếu xạ cũng bị tiêu diệt, vì thế người bệnh thường gặp phải các triệu chứng khó chịu ngoài da như:

  • Thay đổi màu sắc da: da có thể hồng đỏ như bị cháy nắng, lâu dần da vùng chiếu xạ trở nên đen sạm.
  • Vùng da chiếu xạ thường bị khô, rát, ngứa hoặc có thể bị bong da.
  • Một số trường hợp nặng vùng da chiếu xạ bị phồng rộp, chảy dịch, nhiễm trùng.

Một số tác dụng phụ khác

Những bệnh nhân ung thư vú thể dương tính với thụ thể nội tiết Estrogen và Progesteron phải điều trị bằng liệu pháp hooc môn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nóng bừng mặt, khô rát âm đạo, giảm hoặc mất ham muốn tình dục, đau mỏi xương khớp, loãng xương, dễ bị gãy xương.

Các thuốc đích điều trị ung thư vú có thể gây tác dụng phụ lên hệ tim mạch như gây tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim.

Cách khắc phục tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú

Như vậy, các phương pháp điều trị ung thư vú không chỉ gây ra tình trạng rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác của sức khỏe. Khi gặp những tác dụng phụ kể trên bạn không nên quá lo lắng và có thể tham khảo một số lưu ý giúp khắc phục tác dụng phụ như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất, giúp cơ thể được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp giảm tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và cũng giúp tóc bạn mọc lại sau điều trị nhanh hơn.
  • Bổ sung thêm nhiều bữa phụ trong ngày nếu bữa chính bạn ăn được ít, nên sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng để cơ thể dễ tiêu hóa hấp thu nhất.
  • Những bệnh nhân đang bị rụng nhiều tóc hoặc đã cạo sạch tóc nên đội mũ hoặc dùng khăn trùm đầu để bảo vệ da đầu khi ra ngoài trời.
  • Tình trạng buồn nôn nhiều bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc theo đơn kê của bác sĩ để các triệu chứng giảm bớt.
  • Các đợt hóa chất gây suy giảm các dòng tế bào máu, bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt và đạm để cơ thể tái tạo lại tế bào máu.

Hy vọng, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc điều trị ung thư vú có rụng tóc không. Ngoài rụng tóc, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ khác, bạn nên tìm hiểu kỹ và nắm rõ các biện pháp hỗ trợ giảm bớt tác dụng phụ để vượt qua quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ