Bị ung thư vú có nên ăn thịt bò?
Ung thư vú có nên ăn thịt bò không là câu hỏi nhiều người băn khoăn không biết câu trả lời. Vì chế độ dinh dưỡng sai cách có thể ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Tâm sự của người phụ nữ sau 2 lần vượt qua đại phẫu u vú
- Điều trị ung thư vú có rụng tóc không?
- Điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
- Bị ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
Nội dung bài viết
Người bệnh ung thư có ăn được thịt đỏ không?
Thịt bò là 1 loại thịt đỏ, là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì chế biến được nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn như phở bò, bò sốt vang,… Tuy nhiên, với người bệnh ung thư khi nghe đến thịt đỏ thường rất e ngại và không dám ăn. Trước khi trả lời câu hỏi ung thư vú có nên ăn thịt bò không, chúng ta cần tìm hiểu rõ mắc bệnh ung thư có ăn được thịt đỏ không.
Thịt đỏ là thịt nạc của các loại động vật 4 chân như bò, bê, lợn, chó, cừa, dê, ngựa. Thịt đỏ nổi tiếng với hàm lượng protein và lượng sắt cung cấp cực kỳ cao, vì thế các món ăn từ thịt đỏ rất bổ dưỡng với nhiều người. Ngoài ra, thịt bò còn có chứa nhiều loại dưỡng chất quý giá khác như kẽm, vitamin B6, B12, D, canxi, folate, selen…
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo thịt đỏ chưa được đánh giá là nguyên nhân gây ra ung thư. Và Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã công bố thịt đỏ xếp vào nhóm có thể gây ung thư. Rủi ro của việc sử dụng thịt đỏ với những người bệnh ung thư vẫn chưa đủ dữ liệu để kết luận.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, giúp chiến đấu với bệnh tật và các phác đồ điều trị tốt hơn bệnh nhân ung thư vẫn nên sử dụng thịt đỏ với tần suất hợp lý trong chế độ ăn uống. Các tư vấn của những người không có chuyên môn như kiêng thịt đỏ, kiêng đồ bổ bệnh nhân ung thư không nên nghe theo.
Ăn thịt đỏ với hàm lượng hợp lý có vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe, duy trì độ nạc khối cơ và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bệnh nhân ung thư có thể dùng tối đa 500g thịt đỏ mỗi tuần, chế biến thành các món ăn đơn giản như luộc, hấp, hạn chế ăn dạng chiên, nướng.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về nguy của thịt đỏ với tình trạng bệnh lý ung thư có thể giảm khẩu phần thịt đỏ xuống và thay đế bằng các nguồn chất đạm khác như thịt gia cầm, cá, trứng, sữa. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý để hỗ trợ thể trạng cho điều trị một cách tốt nhất.
Bệnh nhân ung thư vú có nên ăn thịt bò không?
Như những thông tin phần bên trên thì bệnh nhân ung thư không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, do đó bệnh nhân ung thư vú cũng không ngoại lệ. Người bệnh ung thư vú vẫn có thể sử dụng thịt bò với hàm lượng phù hợp, điều này giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Hàm lượng sắt và chất đạm dồi dào mà thịt bò cung cấp giúp tăng cường quá trình tái tạo lại hồng cầu cho bệnh nhân ung thư vú. Đây là lợi ích rất cần thiết với người bệnh, vì sau phẫu thuật hay trong điều trị hóa chất, xạ trị tình trạng thiếu máu xảy ra khá phổ biến.
- Thịt bò có chứa Carnitine và hàm lượng protein rất dồi dào, đây là những dưỡng chất rất quan trọng với quá trình xây dựng khối cơ trong cơ thể. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư vú hay những bệnh nhân ung thư khác thường có thể trạng cân nặng gầy yếu, dễ bị suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Vì thế, bệnh nhân cần phải sử dụng những loại thực phẩm bổ dưỡng như thịt bò để đảm bảo cân nặng, thể trạng giúp cho việc điều trị thuận lợi, không bị ngắt quãng.
- Các loại vitamin mà thịt bò cung cấp như vitamin B12, B6 hay các nguyên tố vi lượng như kẽm, selen đều có công dụng tham gia củng cố hàng rào miễn dịch. Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt sẽ giúp bệnh nhân ung thư vú giảm được nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trong điều trị.
- Trong thịt bò có chứa một số thành phần là chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe như acid linoleic, acid palmitic. Những thành phần này giúp mang lại công dụng thúc đẩy các tổn thương sau phẫu thuật nhanh hồi phục hơn, hỗ trợ chống lại sự phát triển tăng sinh quá mạnh của tế bào ung thư.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư vú có nên ăn thịt bò không là có. Ngoài lưu ý sử dụng thịt bò với hàm lượng vừa phải, bệnh nhân ung thư vú cần lưu ý thêm một số thông tin khi sử dụng thịt bò như sau:
- Khi mua thịt bò nên lựa chọn những miếng thịt màu đỏ tươi, ít mỡ vặt, ấn vào có độ đàn hồi, không nên sử dụng thịt bò đông lạnh sẽ không giữ được đúng hàm lượng dinh dưỡng vốn có.
- Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn, nhưng người bệnh ung thư vú nên ăn những món ăn được chế biến đơn giản như luộc, hấp, phở bò, hạn chế ăn thịt bò nướng, bít tết bò. Đặc biệt quá trình chế biến phải lưu ý thịt bò được nấu chín kỹ, nếu ăn thịt bò còn sống tái người bệnh ung thư vú phải đối mặt với nguy cơ nhiễm sán rất cao.
- Sau khi ăn thịt bò, người bệnh lưu ý không uống nước chè ngay vì có thể gây cản trở quá trình hấp thụ khoáng chất mà thịt bò cung cấp như đồng, kẽm, sắt.
- Những bệnh nhân ung thư vú có bệnh lý mỡ máu và huyết áp cao kèm theo nếu sử dụng thịt bò cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ điều trị về cách dùng và hàm lượng dùng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh nhân ung thư vú cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống
Những thực phẩm đại kỵ cần tránh
Điều quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư vú là cần lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý. Bệnh nhân cần kiêng khem những loại thực phẩm sau:
Thức uống có cồn:
Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia có liên quan đến nguy cơ phát triển của tế bào ung thư vú đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Lý do là đồ uống có cồn có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến cấu trúc DNA và có thể làm bệnh ung thư vú tiến triển trầm trọng hơn.
Đồng thời, rượu bia có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến thần kinh, tâm lý của người bệnh. Sử dụng quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến tâm trạng tiêu cực với bệnh tật, mất kiểm soát hành vi, kéo theo một số triệu chứng như run tay chân, rung giật nhãn cầu.
Thực phẩm chứa quá nhiều đường:
Bệnh nhân ung thư vú nên tránh xa các thực phẩm chứa quá nhiều đường. Nghiên cứu trên động vật năm 2016 đã cho thấy những con chuột được cho ăn thường xuyên các thực phẩm chứa nhiều đường thì thấy khối u vú phát triển mạnh và tốc độ di căn cũng nhanh hơn.
Những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường hóa học bệnh nhân ung thư vú nên tránh tuyệt đối. Còn với những loại hoa quả chứa nhiều đường tự nhiên bạn vẫn có thể ăn nhưng chỉ ăn với mức độ vừa phải. Một số loại hoa quả có chứa hàm lượng cao bệnh nhân ung thư vú nên chú ý sử dụng với lượng vừa phải bao gồm chuối chín, dưa hấu, mít, sầu riêng,…
Thực phẩm chứa nhiều chất béo:
Các loại thực phẩm chứa quá nhiều chất béo như đồ chiên rán, nội tạng động vật, các loại đồ ăn chế biến sẵn có thể làm tế bào ung thư vú phát triển mạnh hơn. Vì thế, bệnh nhân ung thư vú nên thực hiện chế độ ăn chủ yếu là các đồ luộc hấp, hạn chế đồ chiên rán.
Bổ sung thêm các bữa phụ
Đa phần bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị đều gặp phải tác dụng chán ăn, vì thế nếu chỉ ăn 3 bữa chính như người bình thường thì lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể người bệnh sẽ được rất ít. Do đó, bệnh nhân ung thư vú nên bổ sung thêm 2-3 bữa phụ một ngày. Bữa phụ bạn có thể sử dụng những món ăn nhẹ nhàng như sữa hạt, sinh tố hoa quả, sữa chua yến mạch, sữa chua hoa quả,…
Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng
Nếu việc điều trị làm cho bạn mệt mỏi và không biết đâu là phương hướng đúng cho việc xây dựng chế độ ăn uống thì bạn nên tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để lắng nghe lời khuyên. Có được lời khuyên từ bác sĩ bạn có thể ghi chép lại những điểm quan trọng vào sổ ghi chép để tránh bị quên. Đồng thời bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ người nhà trong việc nấu nướng, chế biến món ăn để có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.
Hy vọng, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn trả lời cho câu hỏi ung thư vú có nên ăn thịt bò không. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp một số thông tin cần chú ý trong xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú bạn nên tham khảo và lưu ý thêm.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư