Bị ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

Người bị ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì? Ung thư vú là một căn bệnh khá thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Trong quá trình điều trị bệnh ung thư vú thì chế độ ăn cũng giữ một vai trò rất quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Trong bài viết này hãy cùng GenK STF tìm hiểu thêm bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì nhé!

XEM THÊM:

1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư vú

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư vú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh phục hồi và nâng cao sức khỏe sau khi tiến hành điều trị ung thư vú. Do đó, những người bệnh ung thư vú cần tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng được các bác sĩ khuyến cáo dưới đây:

  • Năng lượng: Mỗi ngày người bệnh cần cung cấp cho cơ thể khoảng 25 – 30 Kcal/kg cân nặng.
  • Protein: Lượng protein nạp vào cơ thể cần đảm bảo cung cấp khoảng 12-20% tổng năng lượng. Trong đó, protein từ động vật chiếm tỷ lệ khoảng 30 – 50% tổng số protein mỗi ngày.
  • Lipid: Chiếm khoảng 18-25% tổng năng lượng cần cho cơ thể. Người bệnh ung thư vú nên chọn những thực phẩm giàu Omega 3.
  • Glucid: Cung cấp khoảng 60 -70% tổng năng lượng cho cơ thể.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin, đặc biệt là Canxi, vitamin D3…
  • Cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất xơ.
ung-thu-vu-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-1
Ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Bệnh nhân bị ung thư vú nên ăn gì?

Khi bị ung thư vú nên ăn gì là một trong những câu hỏi được nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ quan tâm nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với những người mắc ung thư vú nên tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh đồng thời nâng cao thể trạng.

2.1. Các loại rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm không chỉ có tác dụng giúp cung cấp vitamin, chất xơ…  rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, có một số loại rau còn có khả năng giúp giảm nguy cơ bị ung thư, cụ thể như là bông cải xanh, súp lơ trắng, các loại rau cải như cải bắp, cải xoăn, cải xoong…

Trong thành phần của một số loại rau họ cải có chứa các hợp chất như lưu huỳnh, chất này có khả năng chống ung thư. Bởi vậy, người bệnh ung thư vú nên bổ sung các loại rau vào chế độ ăn uống nhằm giúp giảm nguy cơ tái phát và chuyển biến nặng của bệnh.

2.2. Các loại quả mọng và trái cây họ cam, quýt

Trong thành phần của các loại trái cây, đặc biệt là những quả mọng như là cam, quýt, việt quất… rất giàu vitamin C, chất xơ, folate và chất chống oxy hóa. Đây đều là những hợp chất có khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư và ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư. 

Một số loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư vú phải kể đến như là: Dâu tây, cam, táo, bưởi, quả mâm xôi, dâu đen, chanh vàng, việt quất …

2.3. Một số loại thảo mộc và gia vị

Thảo mộc và gia vị là những thành phần giúp làm tăng hương vị, sự hấp dẫn của nhiều món ăn. Đặc biệt một số loại có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư di căn. Người bệnh ung thư vú nên tham khảo kết hợp thêm một số loại thảo mộc và gia vị trong chế độ ăn uống lành mạnh như là: Gừng, nghệ, quế, hạt tiêu đen…

2.4. Uống trà xanh

Trong thành phần của trà xanh có chứa hoạt chất catechin (EGCG), đây là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, có thể giúp hạn chế tổn thương tế bào, làm giảm quá trình hình thành của các gốc tự do bên trong cơ thể. Từ đó, giúp bảo vệ các tế bào và phân tử khỏi sự tấn công của các yếu tố bất lợi. Hàm lượng cao của các gốc tự do có trong cơ thể chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim, ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Nhiều nghiên cứu đã được các nhà khoa học thực hiện và đưa ra kết luận rằng, những người có thói quen uống trà xanh sẽ giảm bớt nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như là: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt,..

2.5. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Vitamin A, vitamin E và vitamin C là những chất chống oxy hóa điển hình có khả năng ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào xảy ra trong thời gian điều trị ung thư vú bằng các phương pháp như hóa trị và xạ trị.

Bổ sung thêm cho cơ thể các loại  thực phẩm như cam, cà rốt, ớt chuông, rau xanh… đều là những nguồn rất giàu các chất chống oxy hóa giúp cho người bệnh ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư.

2.6. Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu

Ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng như đậu nành, đậu tương… được biết đến là những loại thực phẩm vàng giúp ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư vú một cách hiệu quả. Do đó, với các chị em mắc bệnh ung thư vú nên chú ý bổ sung thêm những loại ngũ cốc này vào bữa ăn hàng ngày rất tốt.

2.7. Các loại chất béo tốt

Chất béo tốt là một trong những đề xuất hàng đầu trong danh sách những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa và hỗ trị ung thư vú hiệu quả. Bơ, dầu oliu nguyên chất và các loại hạt chính là những nguồn chất béo tốt không bão hòa đa và không bão hòa đơn có lợi cho người bệnh ung thư vú.

2.8. Axit Omega-3

Axit Omega-3 được tìm thấy nhiều trong thành phần của các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt (hạt lanh, hạt chia,..), quả óc chó. Đây là hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc giúp làm giảm sự phát triển của các khối u trong tế bào.

2.9. Nấm

Các hợp chất như lentinan, beta – glucan được tìm thầy trong nấm có tác dụng hỗ trợ ức chế và chống lại khối u gây ra ung thư vú. Do đó, việc bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho người bệnh ung thư vú các loại nấm giàu chất dinh dưỡng như là: nấm kim, nấm rơm, nấm hương… sẽ giúp phòng ngừa và cải  thiện bệnh hiệu quả.

2.11. Tỏi

Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người có thói quen thường xuyên ăn tỏi sẽ có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn so với những người không dùng. Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là allicin có trong tỏi vừa có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch lại vừa có khả năng chống lại các tế bào gây ung thư hiệu quả.

2.12. Gừng

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi người bệnh ung thư vú nên ăn gì đó chính là gừng. Bởi vì trong quá trình thực hiện các phương pháp điều trị ung thư vú, người bệnh sẽ có cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn… Thêm gừng vào các món ăn sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy đỡ mệt mỏi, giảm buồn nôn hiệu quả.

2.13. Flavonoid

Đây là loại hợp chất được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, có thể giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Đối với phụ nữ đã vào giai đoạn mãn kinh thì hai hợp chất Flavonol và flavones đặc biệt có tác dụng tốt. Nguồn thực phẩm có chứa nhiều flavonoid đó là hành tây, bông cải xanh và trà. Flavonoids cũng có trong thành phần của rau mùi tây, cần tây và đồ uống với hoa cúc.

3. Người bệnh ung thư vú nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh ung thư vú nên ăn gì thì phụ nữ mắc căn bệnh này kiêng ăn gì cũng rất quan trọng trong hỗ trợ quá trình hồi phục đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Đa số bất cứ người mắc bệnh ung thư vú khi biết được mình bị ung thư và phải điều trị đều sẽ trải qua một sự ảnh hưởng tâm lý rất lớn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tinh thần cũng như hệ miễn dịch. Do đó, để giúp cho người bệnh có được cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng chiến đấu trường kỳ với bệnh ung thư, người bệnh cần chú ý không nên sử dụng những thực phẩm sau:

3.1. Thức uống có chứa cồn

Uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe cho người bệnh, mang lại nhiều hệ lụy không tốt sau này. Đặc biệt, với những người bệnh ung thư vú chỉ cần sử dụng 1 lượng ít đồ uống có cồn thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ cao hơn so với người bình thường rất nhiều lần.

Đó là do, khi uống nhiều rượu bia sẽ khiến cho cơ thể tăng nồng độ estrogen, dẫn đến sự phá hủy các đoạn DNA của tế bào bình thường. Chính bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư tấn công nhanh hơn.

Bên cạnh đó, đồ uống có cồn sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa tiểu cầu não, phá hủy các noron thần kinh, dẫn đến sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương. Có thể nhận biết tình trạng này qua các triệu chứng như là: tay chân run rẩy, nhãn cầu rung giật, xuất hiện nhiều cơn co giật bất thường. 

Đồng thời, uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân khiến cho tinh thần người bệnh suy giảm nghiêm trọng và dẫn tới nhiều hệ lụy xấu có thể xảy ra như : Mất kiểm soát về hành động, tiêu cực khi đang thực hiện chữa trị bệnh hoặc trầm cảm nặng.

3.2. Thực phẩm chứa nhiều đường

Đa số chị em phụ nữ đều thích sử dụng các loại thực phẩm, nước uống có đường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đang bị bệnh ung thư vú nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều đường.

Nguyên nhân là vì trong quá trình điều trị sẽ sử dụng nhiều loại hóa chất, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Một vài triệu chứng do tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị ung thư có thể xuất hiện như là nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến vị giác. 

Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể cần được cung cấp những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp nhanh chóng hồi phục. Trong khi đó, thực phẩm chứa nhiều đường chỉ có tác dụng bổ sung năng lượng rỗng chứ không cung cấp các chất dinh dưỡng. Không chỉ vậy, các thực phẩm giàu đường còn có nguy cơ gây ra tình trạng chán ăn cho người bệnh.

Vì thế để tập trung nâng cao sức khỏe cho người bệnh thì cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

3.3. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Tuy không phải tất cả các loại chất béo đều gây tác động xấu đến sức khỏe con người, như chất béo có nguồn gốc từ thực vật được xem là rất có lợi cho cơ thể, có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

Nhưng đối với các loại chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật lại có khả năng thúc đẩy sự di căn và tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư vú.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo trans fatty acid là loại chất béo chuyển hóa được tìm trong một số loại thực phẩm được chế biến theo phương pháp chiên, rán ngập trong dầu. Đây cũng là dạng thực phẩm được nhiều người ưa chuộng sử dụng vì độ ngon miệng. Tuy nhiên, chúng lại có mối liên quan đến quá trình phát triển của các tế bào ung thư vú. Do vậy, cần hạn chế sử dụng các loại chất béo một cách tối thiểu nhất trong khẩu phần của người bệnh.

ung-thu-vu-nen-an-gi-va-kieng-an-gi
Tránh thực phẩm có chứa nhiều giàu mỡ, chế biến sẵn

3.4. Đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh

Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì đó chính là các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn đóng hộp. Các món ăn hun khói như thịt hun khói đem lại hương vị kích thích người ăn. Nhưng trong thành phần của một lát thịt xông khói lại chứa tới 192mg sodium, 1g chất béo trans fatty acid. Mặt khác, hai hợp chất nitrite và nitrate thường được sử dụng trong các loại thực phẩm này để giúp tăng mùi vị  nhưng nếu dùng lâu dài sẽ có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch, tiểu đường và bệnh ung thư vú. 

Trong thời kỳ bận rộn, đồ ăn đóng hộp được coi là lựa chọn tiện lợi trong các khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng cao chất bảo quản có trong các loại đồ ăn đóng hộp sẽ kích thích tốc độ tăng trưởng các tế bào ung thư vú, ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, người bị ung thư vú không nên ăn những loại thực phẩm này.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về câu hỏi ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích giúp cho quá trình điều trị ung thư vú được hiệu quả hơn và nhanh chóng cải thiện bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

Thông tin liên hệ