Viêm amidan nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?
Viêm amidan nổi hạch dưới hàm là một tình trạng gặp ở không ít bệnh nhân. Tình trạng nổi hạch ở cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và điển hình có thể kể đến là viêm amidan. Căn bệnh này sẽ không chỉ gây nổi hạch dưới hàm mà còn kèm theo một số triệu chứng như viêm họng, đau rát cổ họng, nuốt khó, chán ăn… đặc biệt nguy hiểm. Vậy viêm amidan nổi hạch dưới hàm có ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ và xử lý ra sao? Hãy cùng GENK STF cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Nổi hạch dưới cằm khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
- Nổi hạch dưới hàm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về viêm amidan
Amidan là một bộ phận được cấu tạo từ các tổ chức bạch huyết (còn gọi là lympho), nằm ở phía sau hầu họng, nơi giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Ámidan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của đường hô hấp, cụ thể là:
- Amidan giúp ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn, nấm và virus… vào bên trong cơ thể.
- Amidan tiết ra kháng thể, giúp tiêu diệt và ngăn cản sự lây lan của các tác nhân có hại.
Tuy nhiên, do amidan nằm ở vị trí trọng yếu, phải thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây hại, nên amidan cũng rất dễ bị viêm. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Và một trong số đó phải kể đến là viêm amidan nổi hạch dưới hàm.
2. Viêm amidan nổi hạch dưới hàm là bệnh gì?
Hạch được xem là 1 phần của hệ bạch huyết, hạch có mặt tại rất nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như vùng cổ, nách, xương đòn… Hạch đóng vai trò sản sinh ra dòng bạch cầu, lympho và các kháng thể để giúp nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể.
Thông thường hạch được xem là lành tính, có thể sờ thấy được hoặc không. Khi cơ thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn và virus xâm nhập thì hạch sẽ hoạt động mạnh tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể. Cho đến khi, tình trạng viêm nhiễm được cải thiện thì hạch cũng sẽ được thu nhỏ lại kích thước về bình thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra thường xuyên, hạch sẽ có thể bị xơ hoá và không thể thu nhỏ lại nữa. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao bị viêm amidan lại nổi hạch dưới hàm.
Khi viêm vi khuẩn, virus tấn công gây ra viêm amidan thì cơ thể sẽ tự động kích hoạt lá chắn phòng vệ thứ hai dẫn đến tình trạng hạch dưới hàm nổi lên. Cho đến khi khỏi bệnh và tình trạng viêm nhiễm giảm dần thì sẽ hạch cũng sẽ thu nhỏ lại và tự động biến mất.
Xem thêm >>> Nổi hạch ở cổ lâu ngày không đau có nguy hiểm không?
3. Những triệu chứng khi bị viêm amidan nổi hạch dưới hàm là gì?
Viêm amidan nổi hạch dưới hàm là triệu chứng khá phổ biến. Có nhiều trường hợp bị nổi hạch ở dưới hàm khi đang bị viêm amidan. Bên cạnh các triệu chứng viêm amidan điển hình như:
- Có cảm giác rét và gai rét
- Sốt từ 38 đến 39 độ C
- Mệt mỏi, chán ăn
- Nuốt đau và vướng
- Khô rát họng
- Bị đau họng nhói lên tai đặc biệt khi nuốt và ho,…
Ngoài ra các triệu trứng đó ra, bệnh có các dấu hiệu khác như:
- Nếu viêm amidan do virus gây ra: Khi quan sát sẽ thấy niêm mạc họng bị đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ. Có thể kèm theo chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Xuất hiện hạch dưới góc hàm tuy nhiên không sưng quá to.
- Nếu bị viêm amidan do vi khuẩn: Amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hay mảng bựa trắng. Bị xuất hiện hạch dưới góc hàm sưng đau.
4. Viêm amidan nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?
Viêm amidan nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không còn tùy theo từng trường hợp và triệu chứng cụ thể có liên quan để đánh giá mức độ nguy hiểm.
- Khi bị viêm amidan nổi hạch dưới hàm thông thường sẽ có biểu hiện thường gặp là bị viêm amidan với các triệu chứng sưng đau, họng đỏ, khó nuốt… kèm theo đó là bị nổi hạch nhưng không đau. Tình trạng nổi hạch dưới hàm này cũng có thể gặp phải khi bạn bị viêm lợi hay bị mụn trứng cá viêm… Đây là dạng hạch viêm lành tính và sẽ thường tự động biến mất sau khi bạn đã khỏi bệnh.
- Nếu viêm amidan nổi hạch dưới hàm là do ung thư vòm họng: Ngoài các triệu chứng đau viêm họng thì bạn còn có thể bị nghẹt mũi, khó thở do khối u chèn vào lỗ mũi hay có dấu hiệu bị ù tai, giảm thính lực do khối u chèn ép vào lỗ tai. Các trường hợp khi khối u di căn xuống vùng cổ sẽ có các hạch nổi lên, dùng tay sờ là có thể sờ thấy được.
- Ung thư tuyến giáp: Khi bị viêm amidan nổi hạch dưới hàm thì người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng như đau tai, đau hàm và sau đó họng sẽ nổi cục to gây ra cảm giác rất khó chịu.
- Một số bệnh tai – mũi – họng: Liên quan đến việc nổi hạch dưới hàm do viêm amidan có một số bệnh như nhiễm trùng tai hay viêm thanh quản.
Nổi hạch dưới cằm là biểu hiện bình thường gặp của bệnh viêm amidan. Đa phần khi bệnh amidan được trị khỏi thì hạch dưới cằm cũng sẽ thu nhỏ lại như bình thường. Vì vậy người bệnh cũng không nên quá lo lắng và chỉ khi nào dù bệnh amidan đã được trị khỏi, nhưng các hạch này vẫn tồn tại, vẫn sưng to như cũ thì đó mới là biểu hiện đáng phải lưu ý. Người bệnh lúc này đến các bệnh viện lớn để được kiểm tra, chụp chiếu và từ đó đưa ra được câu trả lời chính xác về tình trạng bệnh. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra được các phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.
Xem ngay >>> Nguyên nhân và cách chữa nổi hạch ở vùng kín tại nhà hiệu quả
6. Viêm amidan nổi hạch dưới hàm phải làm sao?
Viêm amidan sẽ gây nổi hạch dưới hàm nhưng không phải trường hợp nào nổi hạch nào cũng do viêm amidan gây ra. Do đó khi bị sưng hạch thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, xác định bệnh để có phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Khi bị viêm amidan nổi hạch thì trước hết cần điều trị dứt điểm viêm amidan và tùy từng trường hợp viêm amidan sẽ có phương pháp điều trị khác nhau để mang lại được hiệu quả tốt nhất:
6.1. Viêm amidan cấp tính
Để giảm triệu chứng viêm amidan cấp tính thì người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ mật ong, chanh, quất, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước, súc miệng sát khuẩn… hay sử dụng thuốc Tây y được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa như thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề, chống xung huyết, thuốc kháng sinh toàn thân, kháng sinh tại chỗ và thuốc giảm ho.
6.2. Viêm amidan mạn tính
Đa phần người bệnh bị viêm amidan mạn tính sẽ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và sẽ được kết hợp với một số loại thuốc chống phù nề, giảm ho giảm đau, chống xung huyết…
Sử dụng kháng sinh là phương pháp nhanh nhất để giúp mang lại hiệu quả điều trị tuy nhiên cũng dễ dẫn đến tác dụng phụ và dễ tái phát trở lại.
7. Biện pháp điều trị viêm amidan nổi hạch dưới hàm
Thông thường hạch nổi dưới hàm do viêm amidan sẽ tự xẹp khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu như không điều trị kịp thời, đúng cách, để cho tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Dựa vào tình trạng của bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Có 3 phương pháp điều trị viêm amidan nổi hạch dưới hàm phổ biến hiện nay. Bao gồm đó là: áp dụng các mẹo dân gian, phương pháp Tây y và sử dụng thuốc Đông y.
7.1. Mẹo dân gian chữa viêm amidan nổi hạch dưới hàm
Chúng ta có thể tận dụng nguồn dược liệu này để điều trị viêm amidan nổi hạch cổ ở mức nhẹ. Các cách làm này cũng vô cùng đơn giản và có thể tự thực hiện ở nhà.
Mật ong
Mật ong là nguyên liệu vô cùng quen thuộc và thường được sử dụng để chữa các bệnh đường hô hấp. Bởi vì tác dụng của mật ong đó là giúp làm lành các tổn thương, giảm viêm nhiễm và kháng khuẩn hiệu quả.
Chuẩn bị: Mật ong, gừng.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và sau đó cắt thành lát mỏng.
- Cho mật ong và gừng vào bát nhỏ, đem đi hấp cách thuỷ trong khoảng 10 phút.
- Sử dụng phần nước thu được để ngậm và để nuốt từ từ.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát nên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc. Sử dụng rau diếp cá chữa viêm amidan sẽ giúp người bệnh tiêu viêm. Tuy nhiên, rau diếp cá có mùi vị hơi tanh nên sẽ hơi khó uống.
Chuẩn bị: Rau diếp cá, muối trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá diếp cá, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
- Sau đó mang lá diếp cá đi giã nát hay xay nhuyễn. Cho thêm vào đó một ít hạt muối.
- Nếu dùng giã thì chắt lấy nước cốt để uống.
- Dùng xay nhuyễn thì có thể sử dụng bằng cách ngậm hay uống như nước bình thường.
Cây lược vàng
Trong danh sách những nguyên liệu chữa viêm amidan hiệu quả thì không thể bỏ sót cây lược vàng. Cây lược vàng là loại cây này có tác dụng giúp giảm viêm, giảm đau và làm lành tổn thương rất tốt. Do đó, rất nhiều người bệnh bị viêm amidan có thể lựa chọn cây lược vàng để chữa bệnh tại nhà.
Chuẩn bị: Cây lược vàng, giấm chuối.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 một nắm lá cây lược vàng, đem rửa sạch rồi giã nát hay xay nhuyễn.
- Chắt lấy phần nước cốt, thêm khoảng 5ml giấm chuối vào sau đó khuấy đều.
- Chia hỗn hợp này làm 2 lần uống và dùng trong ngày.
- Kiên trì thực hiện như vậy ít nhất 5 ngày.
Xem thêm >>> Nổi hạch ở sau gáy là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
7.2. Sử dụng thuốc Tây
Phương pháp sử dụng thuốc Tây được rất nhiều bệnh nhân viêm amidan lựa chọn. Bởi thuốc Tây phát huy hiệu quả điều trị khá nhanh, giảm nhanh các triệu chứng và tiêu biến hạch ở cổ. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, bởi vì có thể gây biến chứng nguy hại cho cơ thể.
Tốt nhất là người bệnh nên đi bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và sẽ được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc như:
- Các thuốc giảm đau ở thể nhẹ như: Ibuprofen, acetaminophen. Vì viêm amidan là bệnh lý thông thường, nên có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau nhẹ, thuốc này cũng có tác dụng hạ sốt.
- Thuốc kháng viêm, tiêu sưng như: Prednisolon, hydrocortison Methylprednisolon. Tác dụng của thuốc này sẽ khiến hạch xẹp xuống và dần dần biến mất.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại hay được sử dụng như Clamoxyl, Cephalexin, Augmentin,…
- Thuốc giảm ho: Bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc giảm ho bao gồm Codein, Toplexil, Dextromethorphan, Alimemazin,…
- Thuốc long đờm: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại bao gồm Carbocistein, Acetylcystein, Ambroxol,…
7.3. Bài thuốc Đông y điều trị viêm amidan nổi hạch dưới hàm
Sử dụng thuốc Đông y có thể giúp giảm sưng viêm họng, kháng khuẩn, thanh nhiệt và tiêu độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, vì thuốc đông y sử dụng các vị dược liệu tự nhiên nên còn có công dụng giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường lưu thông máu. Từ đó, tinh thần của người bệnh được cải thiện và sức khoẻ cũng được nâng cao hơn.
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu bao gồm: Huyền sâm 15gr, sinh địa 10gr, ngưu tất 10gr, kha tư 5gr, thiên hoa phấn 10gr, ngưu bàng tử 5gr, cát cánh 5gr, mạch môn 7gr, trần bì 5gr và cam thảo 2gr.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vị thuốc vào ấm và sắc cùng 7 bát nước.
- Đun ấm cho đến khi thu được một nửa lượng nước ban đầu là được.
- Mỗi ngày sắc một thang và uống 1 lần.
- Sử dụng liên tục trong thời gian từ 10 đến 15 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu: Toàn yết 5gr, phòng phong 7gr, thuyền thoái 5gr, tạo giác thích 6gr, khổ sâm 12gr, kinh giới tuệ 10gr và kim ngân hoa 12gr.
Cách thực hiện:
- Thang thuốc đem sắc cùng với 1 lít nước, có dùng ấm hay nồi.
- Đun đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi thu được khoảng 200ml nước.
- Dùng uống 1 lần một ngày, thực hiện uống liên tục trong thời gian 10 đến 15 ngày.
Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu bao gồm: Ngân hoa 12gr, bồ công anh 15gr, sinh khương 5gr, cam thảo 8gr, cát cánh 10gr, mạch môn 14gr, tô diệp 13gr, trần bì 8gr, phòng sâm 10gr, liên kiều 10gr và hoàng bá 10gr.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một thang thuốc sắc cùng với 1 lít nước.
- Đun nước sôi cho đến khi còn lại khoảng 300ml nước thì tắt bếp.
- Uống thuốc một lần một ngày, uống liên tục trong khoảng 10 đến 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt.
Xem thêm >>> Nhiệt miệng nổi hạch dưới cằm là dấu hiệu của bệnh gì?
8. Lời khuyên của bác sĩ khi bị viêm amidan nổi hạch dưới hàm
Mặc dù là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng viêm amidan dẫn đến rất nhiều biến chứng khác. do đó, để hạn chế việc bị viêm amidan nổi hạch dưới hàm, bạn cần có các biện pháp phòng tránh đơn giản nhưng hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Không uống nước đá khi trời lạnh hay khi cơ thể đang yếu.
- Bảo vệ cơ thể trước thời tiết lạnh, đặc biệt là vào thời tiết mùa đông bằng cách: thường xuyên quàng khăn, mặc ấm,…
- Khi cơ thể yếu, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều đồ lạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị cảm lạnh và bị viêm amidan.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cá nhân bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các trường hợp bị viêm nhiễm. Đồng thời đây cũng là cách bảo vệ sức khoẻ.
- Khi ra đường hay đến những nơi tập trung đông người, bạn nên đeo khẩu trang y tế. Điều này sẽ giúp bạn tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng và viêm amidan.
- Trường hợp bị mắc các bệnh lý tai – mũi – họng hay răng – hàm – mặt thì bạn nên chủ động điều trị tích cực thông qua hướng dẫn của bác sĩ.
- Bạn nên nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua việc rèn luyện thân thể, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đường,… bởi vì điều này ảnh hưởng không tốt với người bệnh.
- Xây dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ đồ ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc họng và làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, mà nên bổ sung thực phẩm như rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C, giàu kẽm hay omega 3.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh không sử dụng rượu bia, chất kích thích hay hút thuốc lá
- Nên giữ môi trường sống sạch sẽ, không nên tiếp xúc với người bệnh đang mắc bệnh về đường hô hấp
Từ những tin bài viết cung cấp giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc viêm amidan nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không? Do đó khi xuất hạch ở cổ do viêm amidan, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, cần phải đi khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp,
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI