Nổi hạch sau tai là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý nguy hiểm nào?

Nổi hạch sau tai là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý nguy hiểm nào là một câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Nổi hạch nói chung và nổi hạch sau tai nói riêng thì đều là những hiện tượng không bình thường của cơ thể và được xem như tín hiệu của cơ thể phát ra để cảnh báo cơ thể đang gặp rắc rối về sức khỏe. Vậy hiện tượng nổi hạch sau tai là gì và có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây GENK STF sẽ giải đáp cho bạn những thông tin về tình trạng này.

Xem thêm:

1. Nổi hạch sau tai là gì?

Khi cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta sẽ rất khó có thể nhìn thấy những hạch nhỏ nổi lên bề mặt da. Vì vậy hiện tượng nổi hạch nói chung là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Hạch nói chung là những tổ chức nhỏ li ti trong cơ thể, được biết đến với tên gọi đầy đủ là hạch bạch huyết. Trong hạch sẽ có chứa rất nhiều tế bào bạch cầu có nhiệm vụ giúp tiêu diệt các tác nhân có hại mà bằng cách nào đó nó xâm nhập được vào cơ thể như virus, vi khuẩn, Các hạch này được ví có vai trò giống như trạm kiểm soát các hoạt động của cơ thể tại các vị trí xung yếu trên cơ thể như sau tai, cổ, nách, bẹn,… Xét về mặt bản chất, các hạch bạch huyết là 1 phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Khi có tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, hạch bạch huyết sẽ bắt giữ và tiêu diệu các virus, vi khuẩn này. Đồng thời, khi các xác các vi sinh vật sau khi bị tiêu diệt thì chúng được tích tụ tại hạch bạch huyết. Trong trường hợp mà lượng xác virus, vi khuẩn quá nhiều thì sẽ khiến hạch sưng lên gây nên hiện tượng nổi hạch. Đồng thời, thông qua đó hiện tượng nổi hạch đó, chúng ta cũng biết được cơ thể đang bị tấn công và có thể cần tìm ra nguyên nhân để xử lý, điều trị càng sớm càng tốt.

Hiện tượng nổi hạch sau tai là hiện tượng 1 hoặc nhiều hạch thuộc chuỗi hạch dẫn lưu từ tai xuống cổ bị sưng lên bất thường. Các hạch sau tai này có kích thước rất khác nhau, từ nhỏ như hạt gạo cho đến đến lớn như đầu ngón tay.

Nổi hạch sau tai là gì?

Xem thêm >>> Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không?

2. Phân loại nổi hạch sau tai

2.1. Nổi hạch ở sau tai lành tính là gì?

Tình trạng nổi hạch lành tính là cơ chế tiêu diệt của cơ thể đối với các tác nhân gây gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Hạch thường lành tính chỉ có kích thước dưới 1cm và sau đó kích thước nhỏ dần rồi biến mất. Thời gian nổi hạch sẽ không kéo dài, thường chỉ tối đa 3 đến 4 ngày và hạch có thể di chuyển. Trong một số trường hợp bạn có thể nhầm lẫn hạch với các tình trạng khác: mụn trứng cá sau tai với nổi hạch hay bị nhầm với các u mỡ thông thường.

2.2. Nổi hạch sau tai ác tính 

Tình trạng nổi hạch sau tai mà có kèm theo các cơn đau, hạch to dần theo thời gian và không di chuyển thì người bệnh được cần nhanh chóng thăm khám tìm ra nguyên nhân.

Phân biệt với tình trạng nổi hạch sau tai bình thường thì nổi hạch sau tai ác tính sẽ có những đặc điểm như: tình trạng nổi hạch kéo dài không biến mất, thay vì giảm kích thước thì hạch sẽ có xu hướng lớn dần và khó di chuyển.

3. Các triệu chứng đi kèm nổi hạch sau tai

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng nổi hạch sau tai sẽ không đáng lo ngại. Phần lớn các hạch này sẽ thường không đau, mềm và có thể biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu như tình trạng nổi hạch kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn cần phải đặc biệt chú ý:

  • Hạch có cảm giác cứng và có nhân khi sờ vào;
  • Hạch sưng và đau khi người bệnh cử động vùng cơ tại vị trí xung quanh hạch hay khi chạm vào;
  • Nổi hạch có kèm theo tình trạng sốt;
  • Nuốt bị vướng, nuốt khó và kèm cảm giác đau;
  • Khu vực da xung quanh hạch nóng và tấy đỏ;
  • Nổi hạch có kèm theo tình trạng khó thở, ho có đờm và đau rát cổ họng;
  • Nổi hạch kèm theo sụt cân trong một thời gian

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mọi người khi thấy nổi hạch sau tai và có 1 trong các triệu chứng trên là hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Bởi vì đây là những dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm với cơ thể.

4. Các tác nhân dẫn tới nổi hạch sau tai

Nổi hạch sau tai có thể do một số các tác nhân phải kể đến như:

  • Các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng hay suy giảm hệ miễn dịch
  • Nhiễm trùng cơ thể, xuất hiện các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể
  • Do hiện tượng ung thư đã di căn
  • Mắc các bệnh lý có mức độ nghiêm trọng cao như: HIV, nhiễm trùng tai,  viêm xương khớp, gout, nhiễm trùng ở răng, viêm xoang, biến chứng của bệnh cảm cúm…
  • Biến chứng do bị bệnh lao 
  • Ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hay hệ miễn dịch kém thì hiện tượng nổi hạch sau tai là điều bình thường mà không liên quan đến sự biến chứng của các căn bệnh nêu trên.

Xem ngay >>> Nổi hạch dưới cằm – dấu hiệu ung thư vòm họng không nên bỏ qua

5. Nổi hạch sau tai có nguyên nhân do đâu? 

Nhiễm trùng

Vùng da trên cổ và mặt có thể bị sưng khi nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus với biểu hiện là xuất hiện nổi hạch ở sau tai. Bên cạnh đó, hạch nổi sau tai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh HIV, cúm, viêm họng, thủy đậu, sởi, cảm lạnh, bệnh răng miệng,…

Điều này được lý giải rằng: khi tình trạng nhiễm trùng xuất hiện ở khu vực nào đó trên cơ thể thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gửi các tế bào bạch cầu đến khu vực bị ảnh hưởng đó để chống lại tác nhân gây hại, làm phù nề và tụ dịch tại khu vực này.

U mỡ (hạch Lipoma)

Những khối u mỡ (còn gọi là hạch Lipoma) thường phát triển ở nhiều nơi trên cơ thể, bên dưới lớp da và nó gần như là vô hại. Khi kích thước của chúng to lên thì dùng tay là có thể cảm nhận được.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá sẽ xuất hiện do sự tích tụ nhiều dầu và các tế bào chết làm tắc nghẽn các nang lông. Khi mụn trứng cá to dần về kích thước thì sẽ thường kèm theo hiện tượng sưng, cứng, gây đau đớn khiến cho bạn sờ vào sẽ có cảm giác như đang bị nổi hạch sau tai.

Viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa cũng là 1 dạng của nhiễm trùng khiến cho chất lỏng bị tích tụ lại  và gây ra sưng, đau nhức cũng như khiến cho người bệnh bị nổi hạch sau tai.

Bị áp xe

Khi mô hay tế bào ở một khu vực nào đó bị nhiễm trùng thì cơ thể sẽ phản ứng lại để tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus xâm nhập bằng cách gửi các tế bào bạch cầu đến khu vực ấy. Lúc này, tại vị trí bị tổn thương, các tế bào bạch cầu sẽ tích tụ lại và hình thành một lớp mủ dày có chất lỏng trắng chảy ra bên ngoài, tình trạng này được gọi là áp xe. Vùng da bị áp xe khi chạm vào sẽ thường thấy ấm và có cảm giác đau đớn.

Bệnh viêm xương chũm

Viêm xương chũm sẽ xảy ra khi tai bị nhiễm trùng không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ phát triển mạnh ở phần nhô sau tai khiến cho các tế bào tập trung lại thành cục hạch tại đây. Dấu hiệu điển hình của bệnh lý này đó là: sốt, đau đầu, giảm hay mất thính lực, dễ cáu gắt,… Nếu như không điều trị bệnh kịp thời và đúng cách thì có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm phải kể đến như: áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não, nhiễm trùng máu,…

Viêm hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết phân bố ở khắp nơi trên cơ thể trong đó có phía sau tai. Trường hợp hạch này bị viêm do nhiễm trùng thì chúng sẽ sưng lên, các tế bào chống nhiễm trùng sẽ tăng lên về số lượng và tích tụ lại tạo thành hạch nổi lên.

U nang bã nhờn

Khi các u nang phát triển xung quanh tuyến bã nhờn sẽ được gọi là u nang bã nhờn. U nang bã nhờn hầu như không gây đau tuy nhiên sẽ khiến người ta có cảm giác khó chịu. Nếu bị nhiễm trùng thì có thể dẫn đến tình trạng u nang sưng to, tấy đỏ, đau đớn, xuất hiện nhiều dịch mủ và máu ở bên trong.

Bệnh ung thư 

Thường thì bệnh ung thư sẽ rất khó nhận thấy ở giai đoạn đầu. Nếu như hạch nổi sau tai thì cũng cần phải lưu ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, nhất là ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, hạch nổi sau tai còn có thể do ung thư hạch bạch huyết hay ung thư da

Những người bị ung thư tuyến giáp sẽ thường nổi hạch vùng cổ, một số trường hợp khác có thể có hạch sau tai. Theo thời gian thì hạch sẽ tăng dần về kích thước. Ban đầu, tính di động của hạch khá cao tuy nhiên sau đó nó bám dính ở vùng tai khi ấn vào sẽ có cảm giác đau và cứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ có các triệu chứng điển hình như: khàn tiếng, nổi hạch nhỏ di động ở cổ, xuất hiện u giáp ở cổ di động theo nhịp nuốt, khó thở, nuốt vướng.

Nổi hạch sau tai có nguyên nhân do đâu?

Xem thêm >>> Viêm họng nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không? – Những điều cần biết

6. Các phương pháp điều trị khi bị nổi hạch sau tai 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch sau tai mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị và đưa ra hướng dẫn chăm sóc vị trí sưng hạch ngay tại nhà.

6.1. Chăm sóc tại nhà

Nếu các hạch bạch huyết bị sưng và gây đau thì bạn có thể thực hiện theo những cách sau để giảm bớt sự khó chịu:

  • Chườm ấm: Nhúng khăn bông vào trong nước ấm rồi vắt bớt nước. Đắp khăn ấm vào vị trí bị nổi hạch nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm sưng hạch.
  • Chườm mát: Bạn có thể làm tương tự như chườm ấm, tuy nhiên chỉ khác ở chỗ thay nước nóng bằng nước lạnh hay nước đá.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc (7 đến 9 tiếng mỗi đêm) luôn là điều cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và giúp hồi phục cơ thể.
  • Không ép chặt vùng bị nổi hạch: Ấn quá mạnh vào các hạch thì có thể khiến mạch máu xung quanh bị vỡ. Điều này sẽ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tinh dầu: Pha loãng 2 đến 3 giọt dầu tràm trà với dầu dừa hay dầu olive. sử dụng tăm bông thấm vào hỗn hợp này và thoa lên các hạch bị sưng 2 lần một ngày. Bạn cũng có thể thay thế dầu tràm trà bằng dầu thầu dầu.
  • Mật ong: Trộn 1 cốc mật ong, 1 cốc giấm táo và vài tép tỏi rồi xay nhuyễn với nhau. Cho hỗn hợp này vào trong hũ thủy tinh, đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn nên ăn 1 thìa hỗn hợp này mỗi ngày trước khi ăn sáng. Hỗn hợp có thể dùng trong 5 đến 7 ngày.
  • Trà cúc dại echinacea: Uống trà cúc dại cũng có thể giảm sưng hạch do nhiễm khuẩn.
  • Chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C (như cam, quýt, dứa, quả mọng, rau lá xanh đậm…) để giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng cho cơ thể.

6.2. Dùng thuốc

Trong trường hợp nổi hạch sau tai, các bác sĩ thường sẽ xem xét thêm các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng thì bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh. Khi sử dụng thuốc, các hạch sẽ không biến mất ngay mà sẽ cần có thời gian để thuyên giảm từ từ.

  • Thuốc chống viêm và giảm đau cũng có sẽ giúp ích trong nhiều trường hợp. Chúng bao gồm các thuốc như Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin…), Naproxen (Aleve) hay Acetaminophen (Tylenol).
  • Tuy nhiên hãy thận trọng khi dùng Aspirin cho đối tượng là trẻ em hay thanh thiếu niên. Mặc dù Aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhưng tốt hơn hết, hãy tránh cho trẻ dưới 16 tuổi sử dụng thuốc này. Bởi trong một số nghiên cứu thì aspirin được chứng minh là có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

6.3. Khi nào cần đi khám?

Nếu thấy nổi hạch sau tai phải hoặc nổi hạch sau tai trái thì bạn nên đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn.

Khi cha mẹ mà thấy nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ thì hãy bình tĩnh quan sát thêm các dấu hiệu khác. Nếu như thấy xuất hiện các dấu hiệu hạch ác tính hay kèm theo các triệu chứng sau thì cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác:

  • Nổi hạch lâu ngày và không biến mất
  • Hạch tăng kích thước
  • Có mủ hay dịch chảy ra từ hạch
  • Khó di chuyển cổ hay đầu
  • Khó nuốt
  • Sốt cao
  • Quấy khóc
  • Bỏ ăn, biếng ăn

Xem thêm >>> Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị

7. Các biện pháp hạn chế nổi hạch sau tai 

Mỗi người cần thực hiện những phương pháp sau để phòng ngừa tình trạng nổi hạch sau tai là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm:

  • Tăng cường bổ sung thêm vitamin C trong chế độ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm như ổi, cam, chanh, quýt, táo…
  • Sử dụng dầu dừa và dầu tràm bôi lên chỗ hạch bị sưng
  • Đến gặp bác sĩ để được điều trị các tình trạng nhiễm trùng, các hạt hạch nổi sau tai
  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ mà không tự ý dùng thuốc
  • Theo dõi sự bất thường trong cơ thể thường xuyên để có thể phát hiện được tình trạng nổi hạch sau tai sớm nhất có thể
  • Áp dụng phương pháp dẫn lưu hạch bạch huyết để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Thực hiện massage các mạch bạch huyết, chườm ấm hayy chườm lạnh các u, hạch để giảm tình trạnh sưng

Nổi hạch sau tai là tình trạng lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý rất nguy hiểm. Do đó, ngay sau khi thấy xuất hiện các hạt hạch sưng thì các bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh và đồng thời được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất trong khoảng thời gian sớm nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao