Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không?
Hạch nổi ở cổ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không ngoại trừ khả năng ung thư tuyến giáp. Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không là lo lắng của không ít người. Qua bài dưới sau đây GENK STF sẽ cùng bạn đi làm rõ vấn đề này.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Viêm họng nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không? – Những điều cần biết
- Nổi hạch dưới cằm – dấu hiệu ung thư vòm họng không nên bỏ qua
Nội dung bài viết
1. Nổi hạch ở cổ là gì?
Hạch là tổ chức lympho được phân bố gần như khắp cơ thể chúng ta từ trong các phủ tạng, ổ bụng cho đến phần mềm dưới da. Khi các hạch nằm nông dưới da to ra thì chúng ta có thể sờ được. Thông thường các hạch dễ sờ thấy là hạch vùng cổ, hạch vùng bẹn (vùng háng) và vùng nách.
2. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp, chiếm khoảng 1% các loại ung thư tại Việt Nam. Thông qua các hình ảnh ung thư tuyến giáp sau đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm về căn bệnh này.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở phần khí quản cổ. Tuyến giáp có 2 thùy phải và trái được nối với nhau bởi một eo tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp bắt đầu từ trong tuyến giáp – tuyến nằm ở mặt trước của cổ, ngay dưới thanh quản. Phụ nữ thường phải đối mặt với nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp cao gấp 8 lần so với nam giới.
Chế độ ăn uống thiếu I-ốt được cho là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư tuyến giáp được chia thành nhiều thể khác nhau nhưng hay gặp nhất là hình ảnh ung thư tuyến giáp dạng nhú, chiếm khoảng 85%. Bệnh thường không có dấu hiệu điển hình ở giai đoạn đầu. Chỉ khi tiến triển đến các giai đoạn sau (khối u đã phát triển và xâm lấn) mới có dấu hiệu cụ thể như hạch bạch huyết sưng to, đặc biệt là các hạch cổ:
- Khàn giọng: dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp nên rất dễ bị tác động khiến giọng nói người bệnh thay đổi
- Ho mạn tính: có thể gặp ở nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp
- Khó thở, nuốt khó: khối u tuyến giáp phình to có thể chèn ép lên khí quản làm cho người bệnh bị khó thở. Ngoài ra, thực quản cũng nằm ngay dưới khí quản, vì vậy khối u tuyến giáp cũng có thể chèn ép trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.
3. Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp hay không?
Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không? Thực tế nổi hạch ở cổ là trường hợp có thể mắc ung thư tuyến giáp. Ngay khi có hiện tượng nổi hạch cổ bất thường bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để khám chẩn đoán bệnh kịp thời. Trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm máu, xạ hình tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
3. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp như thế nào?
Tới các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và có thể chỉ định làm một số xét nghiệm ung thư tuyến giáp hoặc chụp chiếu như:
- Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá chức năng tuyến giáp, kiểm tra định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh Basedow (bệnh bướu cổ).
- Siêu âm tuyến giáp: Giúp phát hiện tình trạng, kích thước, số lượng của khối u bên trong tuyến giáp.
- Xạ hình tuyến giáp: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho người bệnh uống dung dịch chứa i-ốt phóng xạ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và giúp hiện các hình ảnh của tuyến giáp.
- Xét nghiệm tế bào: Giúp phân biệt rõ tính chất của khối u là lành tính hay ác tính.
- Chụp CT: Giúp quan sát vị trí, trạng thái, kích cỡ của khối u. Đồng thời có thể nhìn thấy mức độ xâm lấn của khối u.
- Chụp X-quang: Quan sát tuyến giáp có gây chèn ép khí quản hay có xuất hiện tình trạng vôi hóa không.
Các xét nghiệm ung thư tuyến giáp vừa kể trên chỉ mang tính chất gợi ý. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh, cơ hội chữa khỏi cao.
4. Điều trị ung thư tuyến giáp
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp có thể được bác sĩ chỉ định là:
- Phẫu thuật: đây là một trong những phương pháp điều trị chính được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp kết hợp với loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ.
- Điều trị I ốt phóng xạ: thường được chỉ định cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại. I ốt phóng xạ được hấp thụ chủ yếu bởi các tế bào tuyến giáp và các tế bào ung thư tuyến giáp do đó ít làm ảnh hưởng đến các tế bào lành.
- Xạ trị bên ngoài: sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư
- Liệu pháp hoóc môn tuyến giáp: giúp cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp thiếu mà bình thường sản xuất, ngăn chặn sự sản xuất kích thích hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) – yếu tố kích thích ung thư phát triển.
- Hóa trị: phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường chỉ được xem xét điều trị ung thư giai đoạn muộn, ít phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị