[Mách bạn] Xuất huyết dạ dày có uống được sữa không?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng giúp người bị xuất huyết dạ dày nhanh chóng hồi phục. Vậy xuất huyết dạ dày có uống được sữa không? Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Xem thêm:
- Top 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày
- Tư vấn: Xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?
- Bật mí: Đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không?
- Cảnh giác: Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư?
Nội dung bài viết
1. Xuất huyết dạ dày có uống được sữa không?
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm của đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra như biến chứng viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, polyp dạ dày, sử dụng thuốc chống viêm, chống đông máu sai cách,…
Triệu chứng đặc trưng của xuất huyết dạ dày là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu tươi. Những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nặng, ổ xuất huyết lớn thường đi kèm các triệu chứng của sốc mất máu như da xanh, niêm mạc nhợt, tay chân lạnh, tinh thần vật vã, kích thích, đau bụng dữ dội.
Những người bị xuất huyết nhẹ, ổ xuất huyết nhỏ các triệu chứng diễn ra âm thầm như đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen, da xanh, mệt mỏi, ăn uống kém. Dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần nhập viện sớm để can thiệp điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt những người bị xuất huyết nặng, mất máu nhiều cần nhập viện sớm để truyền dịch, truyền máu bù lại thể tích máu bị mất và tiến hành phẫu thuật để cầm máu. Sau phẫu thuật, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho bệnh nhân có tiến độ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Vì dạ dày là cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn, trong khi đó tại đây lại đang có tổn thương mới điều trị nếu ăn uống thực phẩm không phù hợp có thể làm cho vết thương lâu lành hơn. Nhiều bệnh nhân và người nhà còn đang băn khoăn không biết có nên bổ sung sữa cho người bị xuất huyết dạ dày không.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì sữa là thực phẩm hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Vì bệnh nhân sau điều trị xuất huyết dạ dày nên ăn thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu hóa. Trong khi đó, sữa có kết cấu mềm lỏng và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để bệnh nhân khôi phục lại sức khỏe.
Ngoài cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu và cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh hơn, sữa còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho vùng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Thể trạng, sức khỏe được cải thiện thì đề kháng, miễn dịch người bệnh cũng tốt lên, giúp bệnh nhân giảm nguy cơ tái phát tổn thương viêm loét mới ở dạ dày.
Sữa là thực phẩm phù hợp với đa phần người bị xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bị rối loạn dung nạp lactose trong sữa, người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hóa cần nghiên cứu kỹ về thành phần của sữa trước khi sử dụng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với sức khỏe bản thân.
2. Người bị xuất huyết dạ dày nên uống sữa gì?
Xuất huyết dạ dày có uống được sữa không là có, tuy nhiên không phải loại sữa nào bạn cũng dùng được. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn sử dụng những loại sữa sau:
2.1. Sữa bò
Sữa là loại sữa thông dụng phổ biến và giá thành phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Sử dụng 100ml sữa bò giúp cung cấp cho cơ thể 69 kcal cùng nhiều dưỡng chất khác như đạm, chất béo, đường, phốt pho, vitamin A, D, canxi,… Bên cạnh đó, sữa bò phù hợp với nhiều người vì hương vị thơm ngon, dễ uống.
Sau phẫu thuật, khi bệnh nhân bắt đầu được bác sĩ cho ăn uống được trở lại bạn nên cho bệnh nhân uống mỗi ngày 1 ly sữa bò. Sau đó, khi sức khỏe bệnh nhân ổn định hơn vẫn nên duy trì dùng sữa bò cho bệnh nhân kết hợp với các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, miến, súp.
2.2. Sữa tách béo
Sữa bò sau khi được tách phần kem bằng công nghệ ly tâm tạo ra sản phẩm là sữa tách béo. Hàm lượng calo và chất béo mà sữa tách béo cung cấp thấp hơn so với sữa bò nhưng vẫn giữ được hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sữa.
Đây là dòng sữa phù hợp cho những bệnh nhân còn đang gặp phải triệu chứng đầy bụng, chướng hơi sau điều trị. Những người bị xuất huyết tiêu hóa kèm theo bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ hay đang bị thừa cân béo phì sử dụng sữa tách béo sẽ là lựa chọn phù hợp hơn sữa bò nguyên kem thông thường.
2.3. Sữa hạt
Những người bệnh xuất huyết tiêu hóa bị rối loạn dung nạp lactose đang băn khoăn không biết nên uống loại sữa nào thì sữa hạt là lựa chọn phù hợp. Sữa hạt nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật nên hoàn toàn không chứa lactose và giúp cân nặng duy trì vóc dáng, cân nặng ổn định phù hợp với những người đang bị thừa cân.
Các loại hạt thường được dùng để chế biến sữa bao gồm đậu nành, bắp, óc chó, hạt điều, macca, hạnh nhân,… Nguồn gốc từ thực vật nên sữa hạt rất dễ tiêu hóa, hấp thu và hàm lượng dinh dưỡng sữa hạt cung cấp không thua kém gì so với sữa bò. Vì thế, người bệnh xuất huyết tiêu hóa nên lựa chọn sữa hạt để hồi phục sức khỏe sau điều trị nhanh hơn.
2.4. Sữa nghệ
Sữa nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện tại phổ biến hơn ở nhiều nước trên thế giới. Bản chất của nghệ là dược liệu hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục tổn thương tại dạ dày, giúp vết thương mau lành hơn. Sữa nghệ vừa giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể người bệnh, vừa giúp cầm máu sinh cơ, giúp các vết thương nhanh lành hơn.
Cách sử dụng sữa nghệ cũng rất đơn giản, bạn có thể dùng tinh bột nghệ trộn cùng với sữa bò thông thường, khuấy đều lên để sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa chua trộn cùng tinh bột nghệ để dùng vừa tốt cho tiêu hóa vừa là đẹp da.
2.5. Các thương hiệu sữa dành riêng cho người bị xuất huyết dạ dày
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xuất huyết dạ dày khá cao và có xu hướng ngày càng gia tăng, vì thế nhiều thương hiệu sữa đã cho ra mắt dòng sản phẩm dành riêng cho những người đang bị xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Những loại sữa này có tỷ lệ các thành phần phù hợp với tình trạng tiêu hóa yếu của người mắc bệnh dạ dày.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng và lựa chọn mua sữa ở các siêu thị, cửa hàng lớn để tìm được loại sữa phù hợp nhất với bản thân.
3. Những loại sữa người bị xuất huyết dạ dày nên tránh
Bên cạnh những loại sữa người bị xuất huyết dạ dày nên uống, người bệnh cũng cần chú ý không nên dùng những loại sữa sau đây để bệnh nhanh hồi phục hơn:
3.1. Sữa trước đây đã có tiền sử dị ứng
Sữa là thực phẩm thông dụng và an toàn, tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp bị dị ứng với sữa, tiêu biểu là những người dị ứng với lactose. Nếu đã từng bị dị ứng với loại sữa nào trước đó bạn tuyệt đối không nên sử dụng lại. Các triệu chứng dị ứng sữa điển hình bao gồm buồn nôn, đau bụng, phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Đặc biệt, những người bị xuất huyết dạ dày nếu tiếp xúc với những tác nhân dị ứng có thể làm dạ dày xung huyết, co thắt nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày. Vì thế, người bệnh cần đọc kỹ bảng thành phần của sữa trước khi sử dụng để tránh nguy cơ bị dị ứng, gây hại cho sức khỏe
3.2. Sữa đặc
Sữa bò sau khi tách phần nước và bổ sung thêm các hương liệu tạo ra sữa đặc. Sữa đặc có vị ngọt béo, thơm hơn sữa bò nên thường được sử dụng để chế biến cùng các món sinh tố, hoa quả dầm. Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa đặc pha loãng cùng với nước ấm để sử dụng như các loại sữa khác.
Tuy nhiên, đây là loại sữa không phù hợp với bệnh nhân đang bị xuất huyết dạ dày. Vì hàm lượng đường và các chất dinh dưỡng trong sữa đặc khá cao nên người bệnh sử dụng dễ bị đầy bụng, khó tiêu và làm cho tốc độ hồi phục tổn thương ở dạ dày chậm hơn.
Hàm lượng đường trong sữa đặc cao còn có thể làm chỉ số đường huyết tăng cao, làm cho tình trạng xung huyết dạ dày càng nghiêm trọng hơn. Những người đang có hệ tiêu hóa hoạt động kém nói chung cũng cần hạn chế sử dụng loại sữa này.
3.3. Sữa chứa nhiều dinh dưỡng
Vì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân nên nhiều người muốn người bệnh dùng thật nhiều đồ bổ dưỡng. Và thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại sữa quảng cáo dùng cho người mới ốm dậy. Tuy nhiên, những bệnh nhân mới phẫu thuật xuất huyết dạ dày xong được khuyến cáo không nên dùng ngay những loại sữa chứa nhiều dinh dưỡng.
Vì những loại sữa này có thể làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, dễ gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi, táo bón. Bệnh nhân nên đợi sức khỏe ổn định và các tổn thương lành hẳn mới nên sử dụng sữa cao năng lượng và giàu dinh dưỡng.
4. Cách sử dụng sữa hiệu quả cho người bệnh xuất huyết dạ dày
Sữa là thực phẩm rất cần thiết với bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ về cách sử dụng sữa để giúp thực phẩm này phát huy tối đa tác dụng và không gây phản ứng có hại cho cơ thể. Cụ thể, những thông tin bạn cần lưu ý như sau:
4.1. Thời điểm uống sữa
Sau khi điều trị xuất huyết dạ dày bằng phẫu thuật hay nội soi bạn có thể uống sữa sau 24 giờ. Bạn có thể uống sữa với tần suất 2-3 giờ 1 lần. Khi hệ tiêu hóa ổn định hơn, 3-5 ngày sau phẫu thuật bạn có thể ăn thêm cháo, bún, miến, lúc này bạn nên uống sữa sau ăn khoảng 2 giờ. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn khoảng 2 tiếng nên uống 1 cốc sữa để có giấc ngủ ngon hơn.
Khi uống sữa bạn nên uống làm từng ngụm nhỏ để dạ dày thích nghi với lượng sữa đưa vào, và mỗi lần bạn chỉ nên uống khoảng 200-250ml sữa. Không nên uống quá nhiều sữa một lúc vì có thể làm tăng áp lực cho dạ dày và làm vết thương lâu liền hơn.
4.2. Lưu ý nhiệt độ sữa
Người bệnh bị xuất huyết dạ dày cần chú ý không uống sữa ấm hoặc sữa nóng. Vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương chưa lành bị sung huyết nhiều hơn, gây khó chịu cho người bệnh. Nhiệt độ thích hợp cho người bệnh xuất huyết dạ dày sử dụng sữa là khoảng 10-15 độ.
Nhiệt độ này sẽ giúp cho mạch máu có lại, giảm sung huyết và giúp tình trạng chảy máu nhanh cầm hơn. Những bệnh nhân hệ tiêu hóa yếu, uống sữa lạnh dễ bị tiêu chảy có thể sử dụng sữa thường từ ngày thứ 2 trở đi.
4.3. Một số lưu ý khác
- Sữa có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phát huy tác dụng của một số loại thuốc, vì thế bạn cần hạn chế việc sử dụng sữa cùng thời điểm với uống thuốc.
- Với các loại sữa đóng chai pha sẵn bạn cần uống hết ngay sau khi mở nắp. Các loại sữa bột pha cần pha với nước ấm khoảng 75-90 độ, không pha với nước vừa đun sôi vì sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng vốn có của sữa.
- Không uống sữa và ăn thực phẩm giàu đạm cùng lúc với nhau vì điều này có thể làm cho dạ dày co bóp nhiều hơn, làm tăng lượng axit dịch vị, gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến vết thương mới phẫu thuật.
- Khi đã ăn uống được ổn định hơn, bạn cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả để cơ thể được nạp đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Như vậy, với những thông tin bài viết chia sẻ thì đáp án cho câu hỏi xuất huyết dạ dày có uống được sữa không là có. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn loại sữa phù hợp và sử dụng đúng cách để mang lại tác dụng hỗ trợ tốt nhất cho tình trạng sức khỏe hiện tại.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang