Đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính?

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính. Mời bạn đọc cùngcheckerboard vans ochre nike air max 1 ultra moire black white ราคา sport jumpsuit nike callaway reva femme nike wiki suport tableta bord tapis de reception gonflable raptor astro a50 ps4 and pc mikrobølgeovn med grill og varmluft nike calças de treino brandon aiyuk youth jersey nike air max ivo black and white carhartt uk Purchase college team jerseys at a discounted price and of high quality logitech c270 microphone not working theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

1. Đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính?

Đau dạ dày thuật ngữ dân gian thường xuyên sử dụng, tên gọi đúng theo y khoa là bệnh lý viêm dạ dày. Người bệnh thường có các biểu hiện bệnh lý như ăn không ngon,aguilas cibaeñas jersey yeezy boost 350 v2 hyperspace custom sublimated hockey jerseys adidas yeezy sale banchero orlando jersey custom nfl football jerseys red and black jordan 1 motagua jersey castelli vantaggio jersey yeezy boost 350 custom kings jersey custom paintball jerseys nike dunk nfl air max 270 women lingerie super sexy thường xuyên bị đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau tức phần thượng vị. Những trường hợp bị biến chứng nặng người bệnh còn có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, lẫn máu.

Viêm dạ dày thường do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Bệnh tự miễn: Do hệ thống miễn dịch đang bị rối loạn, hoạt động sai cách, tấn công đến các tế bào dạ dày. Điều đó gây ra các tổn thương viêm, sung huyết ở dạ dày và gây ra các cơn đau khó chịu.
  • Nhiễm khuẩn: Có nhiều tác nhân gây hại có thể tấn công đến dạ dày như vi khuẩn, nấm men, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất làm dạ dày bị tổn thương là vi khuẩn HP có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori. Loại vi khuẩn này sau khi tấn công dạ dày chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khác như loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc Corticoid kéo dài làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, điều này làm cho dạ dày dễ bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương viêm loét.
  • Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm dạ dày như lạm dụng rượu bia, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn có vị cay nóng,…

Nhiều người thắc mắc chưa biết đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính thì câu trả lời là bệnh có cả 2 thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Cụ thể như sau:

  • Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm sung huyết đột ngột ở niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác cơn đau dữ dội và kéo dài liên tục. Tuy nhiên, cơn đau sẽ chấm dứt sau 1 thời gian ngắn nếu bạn sử dụng thuốc điều trị đúng cách và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Viêm dạ dày cấp tính nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính, xuất huyết tiêu hóa.
  • Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm kéo dài trong một thời gian dài. Cơn đau thường diễn ra âm ỉ, kéo dài lâu khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân,… Viêm dạ dày mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nên dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như teo niêm mạc dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

Phân biệt viêm dạ dày cấp tính hay mạn tính ngoài phụ thuộc vào triệu chứng, thời gian bị bệnh còn cần dựa vào xét nghiệm mô bệnh học. Viêm dạ dày cấp tính hình ảnh soi dạ dày có viêm sung huyết hoặc ban đỏ xuất huyết và mô bệnh học niêm mạc dạ dày có sự xâm lấn của bạch cầu trung tính, bạch cầu hạt.

Đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mạn tính là câu hỏi nhiều người quan tâm thắc mắc

Viêm dạ dày mạn tính hình ảnh mô bệnh học là sự xâm nhiễm của các tế bào lympho, plasma, tế bào đơn nhân và một số loại tế bào đặc hiệu khác. Dù mắc viêm dạ dày cấp tính hay mạn tính bạn cần phải điều trị kịp thời để tránh các biến chứng của bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách điều trị viêm dạ dày trong phần dưới đây.

2. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày

2.1. Chữa viêm dạ dày bằng tây y

Tùy vào nguyên nhân gây ra viêm dạ dày và các triệu chứng gặp phải của bệnh nhân mà mỗi người sẽ có cách điều trị phù hợp khác nhau. Việc điều trị viêm dạ dày cần nhanh chóng, kịp thời và sự tuân thủ tốt của người bệnh. Các trường hợp viêm dạ dày mạn tính cần kiên trì điều trị trong một thời gian dài nhưng nhiều người không tuân thủ, bỏ dở giữa chừng nên bệnh dễ tái phát.

Với trường hợp bị viêm dạ dày cấp tính do ngộ độc thực phẩm cần tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân sau đó kê đơn thuốc phù hợp. Những bệnh nhân bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP thường được kê khánh sinh điều trị, thời gian điều trị có thể một vài tuần hoặc cả tháng. Một số loại thuốc khác thường được kê cho bệnh nhân viêm dạ dày bao gồm:

  • Thuốc trung hòa axit giúp tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm sử sự kích ức của axit tác động đến dạ dày, giảm viêm và giảm nhanh các cơn đau, ợ hơi, ợ chua.
  • Thuốc ức chế bơm proton thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm dạ dày cấp, nhằm làm giảm lượng axit tiết ra từ dịch vị, giúp giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược, viêm dạ dày gây ra.
  • Thuốc ức chế thụ thể histamin H2 có tác dụng giảm tiết axit để giảm các triệu chứng của đau dạ dày.
  • Những bệnh nhân đang gặp tình trạng buồn nôn, nôn nhiều có thể được chỉ định thêm thuốc chống nôn.

Các trường hợp viêm dạ dày mạn tính điều trị một thời gian dài nhưng không có đáp ứng hoặc bệnh nhân đang bị các biến chứng như hẹp môn vị, ung thư dạ dày thì phương pháp phẫu thuật được cân nhắc chỉ định. Dù điều trị nội khoa theo đơn thuốc hay điều trị phẫu thuật bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để bệnh viêm dạ dày dứt điểm nhanh chóng.

2.2. Chữa viêm dạ dày bằng thảo dược

Ngoài các biện pháp can thiệp điều trị bằng tây y, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng thêm một số thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ như:

  • Nghệ vàng và mật ong là 2 dược liệu quen thuộc được nhiều bệnh nhân đau dạ dày truyền tai nhau áp dụng. Cả 2 dược liệu này đều có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh giúp chữa lành những tổn thương tại dạ dày và hỗ trợ cân bằng lại môi trường axit dịch vị. Ngoài ra, nghệ vàng và mật ong còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực và khỏe mạnh hơn.
  • Nha đam là loại dược liệu dùng để chế biến nhiều món giải khát giải nhiệt cho mùa hè đồng thời có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho người bị đau dạ dày. Tác dụng của nha đam là thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương dạ dày, kích thích tiêu hóa và cân bằng lượng axit trong dịch vị. Bạn có thể chế biến phần thịt của nha đam làm nước uống hoặc sử dụng cùng với sữa chua đều mang lại công dụng tốt cho sức khỏe.
  • Quả sung có chứa nhiều thành phần có tác dụng tốt cho dạ dày như phosphor, kali, glucose, vitamin, malic acid. Các thành phần này có tác dụng làm lành các tổn thương viêm loét tại dạ dày và hỗ trợ giảm đỡ các cơn đau, khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể dùng sung sấy khô, nghiền thành bột và pha nước ấm để sử dụng.
Sung là loại quả có tác dụng tốt cho người bệnh đau dạ dày

Lưu ý, việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để chữa đau dạ dày chỉ áp dụng với những trường hợp bị viêm nhẹ, không bị đau nhiều hoặc những người đã điều trị xong ổn định bằng tây y. Những bệnh nhân đang gặp phải triệu chứng nặng như nuốt vướng, nuốt nghẹn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen không nên áp dụng, cần đến bệnh viện sớm để gặp bác sĩ.

2.3. Chữa viêm dạ dày bằng thay đổi lối sống, chế độ ăn uống

Để bệnh viêm dạ dày nhanh chóng ổn định và không bị tái phát lại, ngoài dùng thuốc bạn cần thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống như sau:

  • Nên ăn tăng cường các nhóm thực phẩm sau: Rau quả giàu flavonoid, thực phẩm nhiều chất xơ, các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn, thực phẩm chứa vitamin A, C. Cụ thể các loại thực phẩm như táo, lê, dưa lưới, trà xanh, yến mạch, sữa chua, khoai lang, cà rốt, ổi, kiwi, bông cải xanh, rau mồng tơi,…
  • Nên tránh xa các thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ uống có cồn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau sống, lên men muối chua. Đồng thời giảm lượng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ nhiều đường, đồ ăn chứa hàm lượng muối cao, thức ăn đóng hộp,…
  • Vận động thể dục thể thao đều đặn, ăn uống đúng bữa, tránh các vấn đề căng thẳng quá mức, ngủ đủ giấc mỗi ngày.

3. Phòng ngừa đau dạ dày cấp và mạn tính như nào?

Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày bạn cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt giống như những người đang điều trị đau dạ dày. Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm một số thông tin khác như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm sống tái để phòng ngừa viêm dạ dày cấp.
  • Hạn chế ăn các quán ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh, không dùng chung bát, thìa, đũa với người khác để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc kê đơn gây tác dụng phụ lên dạ dày như kháng sinh, thuốc giảm đau NSAID, thuốc hóa chất điều trị ung thư,…
  • Lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường cần can thiệp.

Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã có được thông tin để giải đáp câu hỏi đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mạn tính. Để chẩn đoán đây là tình trạng cấp tính hay mạn tính, điều trị như nào bạn nên đến bệnh viện sớm nhất để được can thiệp kịp thời.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

Thông tin liên hệ