Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
Chế độ ăn uống kiêng khem ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh đau dạ dày. Vì thế vấn đề nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày được rất nhiều người quan tâm. Bài viết của GenK STF chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về thực phẩm bệnh nhân đau dạ dày nên ăn và không nên ăn, mời bạn đọc theo dõi.
Xem thêm:
- Cảnh giác: Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì?
- Chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi và mật ong có thực sự hiệu quả?
- Mách bạn: Chữa đau dạ dày ở bệnh viện nào tốt tại HN?
- Cách xoa bụng chữa đau dạ dày tức thời mà không phải ai cũng biết
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Trước khi trả lời câu hỏi nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày chúng ta cần tìm hiểu rõ cơ chế nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày là:
- Vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 80% các ca mắc viêm loét dạ dày. Có một số người bị nhiễm Hp nhưng không gây ra triệu chứng, không gây viêm loét dạ dày. Nhưng khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia sẽ làm vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn và gây ra các cơn đau dạ dày.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh và chống viêm quá đà cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm dạ dày. Cơ chế là do thuốc kháng sinh làm tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột, làm cho vi khuẩn gây hại hoạt động mạnh mẽ hơn. Thuốc chống viêm có thể làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày, dẫn đến niêm mạc dễ bị viêm loét.
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm cho dạ dày tăng tiết axit và co bóp mạnh mẽ hơn. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn và dễ bị tổn thương hơn.
- Thuốc lá và rượu bia là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý trong cơ thể, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày. Vì nicotin có trong khói thuốc lá làm axit tiết ra nhiều hơn, và làm chậm lại quá trình hồi phục tổn thương ở dạ dày. Tần suất nồng độ cồn nạp vào cơ thể thường xuyên làm lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn nhanh hơn, nhanh chóng dẫn đến những tổn thương viêm, loét.
- Các thói quen sinh hoạt xấu cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dạ dày như ăn quá bữa, ăn đêm muộn, ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên rán, vừa ăn vừa làm việc,…
2. Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày? Thực phẩm nên ăn
2.1. Chuối
Chuối là loại quả chứa nhiều thành phần rất tốt cho tiêu hóa. Lượng chất xơ mà chuối cung cấp là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột phát triển. Hệ vi sinh đường ruột tốt sẽ giúp thức ăn tiêu hóa nhanh, giảm đỡ các cơn đau, khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, khi bạn ăn chuối còn giúp tạo ra một lớp màng nhầy giúp bọc lót, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
Ngoài ra, chuối còn chứa hàm lượng lớn kali là khoáng chất tốt cho tim mạch, giúp kiểm soát huyết áp và độ bền thành mạch máu. Người bị đau dạ dày cần lưu ý thêm lựa chọn chuối chín kỹ để sử dụng, không ăn chuối còn xanh hay bị dập hỏng.
2.2. Táo
Bên cạnh chuối, táo là loại quả rất tốt cho đường tiêu hóa và những bệnh nhân đang bị đau dạ dày. Ăn táo hoặc sử dụng nước ép táo đều đặn giúp điều hòa lượng acid dịch vị tiết ra ít hơn, làm giảm đỡ các cơn đau dạ dày. Đồng thời, các thành phần trong quả táo giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày diễn ra nhanh hơn và hấp thu được tối đa dinh dưỡng từ thực phẩm.
Đồng thời, ăn táo cũng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón, do đó người bệnh đau dạ dày nên bổ sung thêm táo thường xuyên hơn trong thực đơn của mình.
2.3. Bánh mì
Một mẹo nhỏ giúp bạn giảm đỡ các cơn đau dạ dày là sử dụng một vài lát bánh mì nướng. Khi axit dạ dày tiết ra quá nhiều làm cho niêm mạc bị viêm và sung huyết nhiều hơn gây ra các cơn đau dạ dày khó chịu. Ruột bánh mì sẽ giúp thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp giảm nhanh các cơn đau khó chịu.
Người bị đau dạ dày nên ưu tiên lựa chọn bánh mì trắng hoặc bánh mì ngũ cốc không đường. Không sử dụng các loại bánh mì kem, hoặc bánh mì phết phô mai, mứt hoa quả vì chúng có thể làm cho cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
2.4. Mật ong
Mật ong là một vị thuốc trong đông y thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. Theo khoa học, mật ong chứa nhiều dưỡng chất giúp cung cấp nhiều năng lượng cho người sử dụng. Bên cạnh đó, mật ong có đặc tính chống viêm mạnh nên có thể sử dụng để hỗ trợ cho bệnh lý viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn tính đều được.
Cách sử dụng mật ong để hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm dạ dày cũng rất đơn giản, bạn có thể uống nước mật ong ấm vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc sử dụng mật ong kết hợp với các dược liệu như tam thất, nghệ để tăng hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày tốt hơn. Mật ong sử dụng vào buổi tối còn giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn.
2.5. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, rất cần thiết cho những bệnh nhân đang bị đau dạ dày. Sử dụng sữa chua hàng ngày giúp quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và tăng cường sức khỏe đường ruột, chống lại các tác nhân gây hại cho dạ dày. Sữa chua có thể sử dụng kết hợp với nghệ sử dụng hàng ngày để chữa đau dạ dày.
Bạn cần lưu ý, nên lựa chọn các loại sữa chua trắng nguyên bản, không đường hoặc ít đường để sử dụng. Sữa chua nên sử dụng vào thời điểm sau khi ăn để tránh gây kích ứng đến dạ dày.
2.6. Nước dừa
Sử dụng nước dừa giúp làm loãng axit dịch vị, giảm các triệu chứng ợ hơi ợ nóng của bệnh dạ dày gây ra. Ngoài ra, nước dừa còn giúp hỗ trợ cho các lợi khuẩn đường ruột hoạt động tích cực hơn. Ngoài tốt cho tiêu hóa, nước dừa còn rất tốt cho hệ tim mạch nhờ hàm lượng kali cao và thúc đẩy quá trình đào thải chất độc qua đường nước tiểu tốt hơn.
2.7. Nghệ
Nghệ tươi hay chế phẩm từ nghệ như tinh bột nghệ, tinh chất curcumin đều có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho người bệnh đau dạ dày nhờ đặc tính oxy hóa mạnh. Chính vì thế, sử dụng nghệ vàng chữa đau dạ dày được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Bạn có thể chữa đau dạ dày bằng cách sử dụng nước nghệ tươi, tinh bột nghệ kết hợp mật ong sử dụng đều đặn kiên trì một thời gian.
Tuy nhiên, sử dụng nghệ vàng chữa đau dạ dày không có tác dụng với tất cả các trường hợp. Bạn cần thăm khám tây y để nắm rõ mức độ bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc, đưa ra lời khuyên phù hợp.
2.8. Đậu bắp
Đậu bắp là loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất quý giá giúp làm lành nhanh các tổn thương viêm loét tại dạ dày và đường tiêu hóa nói chung. Ngoài ra, sử dụng đậu bắp cũng giúp tạo ra một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh gây thêm các tổn thương mới ở niêm mạc dạ dày.
3. Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày? Thực phẩm nên kiêng
Những thực phẩm người bệnh đau dạ dày cần đặc biệt chú ý tránh xa để không làm cho tình trạng bệnh nặng hơn bao gồm:
- Đồ cay nóng là nhóm thực phẩm đầu tiên người bệnh đau dạ dày cần tránh xa. Vì nhóm thực phẩm này có thể làm axit dạ dày tiết ra nhiều hơn và làm cho các tổn thương viêm loét bị kích ứng, lan rộng hơn dẫn đến cơn đau dạ dày sẽ kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm cay nóng bạn cần kiêng bao gồm kim chi, tương ớt, ớt tươi, tiêu,…
- Chất béo hay đồ ngọt nghe qua thì có vẻ không gây kích ứng gì đến dạ dày. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm làm cho dạ dày phải tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa chúng và cản trở việc hấp thu các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể. Các thực nhiều đường và chất béo bạn nên kiêng bao gồm đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh kẹo, bánh kem,…
- Các loại đậu với người bị đau dạ dày có thể gây ra một số bất lợi như khó tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, chướng hơi. Do đó, nếu không muốn bệnh khó chịu hơn bạn nên kiêng các loại đậu và các chế phẩm từ chúng.
- Các loại thức ăn chứa axit như đồ lên men muối chua, các loại hoa quả có vị chua cũng là nhóm thức ăn người bị đau dạ dày chú ý nên kiêng.
4. Những lưu ý khác trong chế độ ăn uống người đau dạ dày
Ngoài chú ý về những thực phẩm nên kiêng khem khi bị đau dạ dày, bạn cần chú ý thêm một số thông tin trong chế độ ăn như sau:
- Thức ăn hàng ngày nên chọn đồ tươi sống và sơ chế, nấu chín kỹ. Người bị đau dạ dày tuyệt đối không ăn các thực phẩm còn sống, tái.
- Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng hấp, luộc, hầm, om để dạ dày dễ tiêu hóa và chuyển hóa dinh dưỡng hơn so với các món chiên, rán.
- Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và cần ăn đúng giờ. Nếu dạ dày đang khó chịu, bạn không ăn được nhiều có thể ăn thêm một vài bữa phụ, ưu tiên ăn súp, cháo để giảm tải việc co bóp cho dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý không được ăn quá no hoặc không để bụng quá đói.
- Trong quá trình ăn nên tập trung, không làm việc riêng và ăn chậm, nhai kỹ, enzym từ nước bọt tiết ra sẽ giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm loãng axit dịch vị, hỗ trợ giảm bớt các cơn đau, ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm nước hoa quả, trà hoa cúc, trà quế, nước trà xanh
Hy vọng, những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần tuân thủ dùng thuốc theo bác sĩ chỉ định để kiểm soát cơn đau dạ dày nhanh ổn định hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang