Tư vấn: Xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý đường tiêu hoá vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh và chưa rõ xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh xuất huyết dạ dày để giúp bạn giải đáp câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi.
Xem thêm:
- Sự thật: Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không?
- Top 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày
- Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
- Vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày khi nào?
Nội dung bài viết
Định nghĩa và nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày còn có tên gọi phổ biến hơn là chảy máu dạ dày. Đây là tình trạng lớp niêm dạ dày đang xuất huyết những tổn thương nghiêm trọng, có thể tổn thương còn ăn sâu xuống lớp cơ, gây ra tình trạng chảy máu. Đây là tình trạng cấp tính của dạ dày, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Bệnh ung thư dạ dày hoặc bệnh lý khối u lành tính ở dạ dày: Các khối u ác tính luôn phát triển với tốc rất nhanh, chúng xâm lấn vào các lớp cơ dạ dày dẫn đến các tổn thương chảy máu. Các khối u lành tính dù không xâm lấn, di căn nhưng kết hợp với tình trạng viêm loét dạ dày thì làm nguy cơ xuất huyết dạ dày tăng lên rất cao.
- Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất dẫn đến xuất huyết dạ dày, chiếm 40% tổng số ca mắc.
- Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý tại dạ dày trong đó có xuất huyết dạ dày. Thậm chí, nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày với tỷ lệ khoảng 1%.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây y: Nếu bạn đang có tiền sử mắc bệnh lý viêm loét dạ dày mà lạm dụng một số loại thuốc tây y như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, các loại thuốc chống đông máu, thuốc corticosteroid… thì nguy cơ bị xuất huyết dạ dày càng tăng cao hơn.
- Các thói quen xấu trong ăn uống như lạm dụng rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng có thể dẫn đến bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Hội chứng Mallory Weiss là hội chứng có biểu hiện nôn ói kéo dài, liên tục. Tình trạng này làm dạ dày co bóp quá mức làm tổn thương ở dạ dày nghiêm trọng trọng hơn và có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Xuất huyết dạ dày nguy hiểm như nào?
Trước khi trả lời câu hỏi xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không bạn cần nắm rõ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu bị xuất huyết dạ dày, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể, người bị xuất huyết dạ dày thường có các biểu hiện như:
- Nôn ra máu là triệu chứng nguy hiểm khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể nôn ra máu tươi kèm theo thức ăn hoặc nôn ra máu đen. Tình trạng nôn ra máu nếu nhẹ có thể gây choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi cho người bệnh. Nặng hơn tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy tim, sốc mất máu, thiếu máu não, nặng nhất có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Đại tiện ra máu tươi hoặc phân đen có mùi khó chịu. Đại tiện ra máu tươi biểu hiện tình trạng cấp tính nguy hiểm cần xử trí ngay. Đại tiện phân đen có thể là biểu hiện xuất huyết âm ỉ, lâu ngày có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
- Đau bụng dữ dội không có tư thế giúp giảm đau nếu gặp tình trạng xuất huyết dạ dày nặng. Hoặc những trường hợp xuất huyết nhẹ người bệnh sẽ thấy cơn đau âm ỉ, cơn đau có thể lan từ vùng thượng vị ra sau lưng hoặc sang 2 bên xương sườn.
- Các triệu chứng toàn thân khi bị xuất huyết dạ dày bao gồm da xanh, niêm mạc nhợt, tay chân lạnh, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ăn uống kém.
- Trẻ nhỏ khi bị xuất huyết dạ dày thường quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ nhiều, chậm tăng cân, đi ngoài phân lỏng kèm máu.
Xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?
Như những thông tin trên chúng ta đã biết bệnh xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm, không giống như các bệnh lý dạ dày thông thường khác có thể điều trị tại nhà. Người bệnh bị xuất huyết dạ dày cần nhập viện điều trị càng sớm càng tốt. Bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại để được điều trị một cách tốt nhất.
Nếu tình trạng xuất huyết đang diễn ra ồ ạt cần được cầm máu một cách nhanh nhất để không gây ra biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Những người đang bị xuất huyết nhẹ, xuất huyết âm ỉ cũng cần được bác sĩ điều trị sớm để tránh ổ chảy máu lan rộng và giúp sức khoẻ người bệnh được ổn định hơn.
Nếu có phương tiện thì bạn nên đưa bệnh nhân vào viện càng sớm càng tốt. Còn trong trường hợp gọi xe cấp cứu, trong thời gian chờ đợi bạn có thể tiến hành một số thao tác sơ cứu giúp giảm nguy cơ tiến triển xấu của bệnh như:
- Người bệnh cần được nằm yên tĩnh trên giường phẳng, kê thêm một chiếc gối ở phần lưng, đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường. Những bệnh nhân bị xuất huyết nặng, mất máu nhiều thường có triệu chứng của hạ huyết áp tay chân lạnh, bạn nên giữ ấm cho bệnh nhân bằng cách đắp thêm một chiếc chăn mỏng.
- Cần lưu ý bệnh nhân cần nằm yên ngay lập tức, hạn chế vận động và tuyệt đối không đi lại vì có thể làm cho ổ xuất huyết càng nghiêm trọng hơn.
- Bạn có thể pha nước muối loãng cho bệnh nhân sử dụng để cầm máu và bù thêm nước, điện giải cho bệnh nhân theo tỷ lệ 8g muối cùng 100ml nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số dược liệu khác có thể giúp hỗ trợ cầm máu cho bệnh nhân như ngó sen, rễ cỏ tranh.
Thời gian nằm viện điều trị xuất huyết dạ dày bao lâu?
Bên cạnh thắc mắc xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không, nhiều người cũng quan tâm xuất huyết dạ dày phải nằm viện bao lâu. Thời gian nằm viện điều trị xuất huyết dạ dày còn phụ thuộc vào tình trạng xuất huyết nặng hay nhẹ, thể trạng và mức độ đáp ứng với điều trị của từng bệnh nhân.
Nếu người bệnh mới chỉ bị xuất huyết ổ nhỏ, tình trạng chảy máu ít, cơ thể bệnh nhân không thấy mệt mỏi nhiều, cơ thể có thể tự sửa chữa tổn thương mà không cần can thiệp y khoa quá chuyên sâu. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện khoảng 1 tuần để theo dõi thêm, không có bất thường gì là có thể xuất viện.
Những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy ồ ạt, vị trí xuất huyết nằm ở vùng có mạch máu lớn, bác sĩ sẽ phải can thiệp cầm máu bằng nội soi. Quá trình nội soi cầm máu xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ chích chất làm xơ. Nếu biện pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng ổ loét hoặc cắt bán phần dạ dày.
Những trường hợp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật sẽ phải nằm viện với thời gian lâu hơn. Trung bình, bạn cần nằm viện khoảng 10-15 ngày để bác sĩ theo dõi sự hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Hoặc bạn có thể phải nằm viện lâu hơn nếu cơ thể còn yếu và mệt mỏi nhiều sau phẫu thuật.
Để việc chữa trị cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày thuận lợi hơn, người nhà cần nắm rõ về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị xuất huyết nặng. Các bước sơ cứu này giúp bệnh không tiến triển nặng và việc điều trị diễn ra thuận lợi. Các bước sơ cứu bệnh nhân xuất huyết dạ dày bạn có thể tham khảo như phần bên trên.
Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần lưu ý những gì?
Để việc phục hồi sức khoẻ sau điều trị cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày diễn ra nhanh hơn, người nhà cần chú ý một số thông tin khi chăm sóc bệnh nhân nằm viện như sau:
Tuân thủ đúng chỉ định điều trị bác sĩ đưa ra:
- Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian.
- Bên cạnh động viên, chia sẻ cùng bệnh nhân để người bệnh có tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị. Nếu tinh thần người bệnh buồn bực, lo lắng bệnh sẽ càng lâu hồi phục hơn.
- Theo dõi tình trạng ăn uống, tình trạng phân của bệnh nhân, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.
- Đưa bệnh nhân đi tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn bác sĩ đưa ra để theo dõi tình trạng hồi phục của bệnh nhân.
Chăm sóc dinh dưỡng lành mạnh:
- Người bệnh cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất để cơ thể tái tạo lại hồng cầu và giúp sức khỏe nhanh hồi phục hơn, tránh tình trạng kiêng khem quá mức.
- Ưu tiên chế biến các món ăn dạng ninh nhừ, mềm lỏng như cháo, súp, rau củ hầm. Hạn chế tình trạng chế biến quá nhiều dầu mỡ, muối hay đường sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá của bệnh nhân.
- Ngoài ra danh sách những thực phẩm, đồ uống bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần lưu ý tránh để bệnh nhanh ổn định hơn bao gồm thực phẩm cay nóng, đồ ăn lên men muối chua, bia rượu, cà phê.
- Có thể chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để mỗi bữa ăn bệnh nhân không cảm thấy quá no, cũng không để bệnh nhân quá đói.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh xuất huyết dạ dày cần chú ý những ngày đầu sau điều trị không nên vận động mạnh, đi lại nhẹ nhàng. Đồng thời, bệnh nhân nên nghỉ ngơi thư giãn có thể đọc sách, xem phim để tinh thần luôn được thoải mái giúp sức khỏe nhanh hồi phục hơn.
Hy vọng, những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không. Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm một số thông tin khác về căn bệnh này để khi bước vào điều trị đạt được kết quả tốt hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang