Ung thư da là gì?
Ung thư da là dạng ung thư hay gặp nhưng không nguy hiểm như các loại ung thư khác, nếu phát hiện sớm sẽ điều trị được tỉ lệ tử vong thấp. Vậy ung thư da là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ung thư da như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của GenK STF.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Ung thư dạ dày trẻ hoá, nguyên nhân do đâu?
- Ung thư da có nguy hiểm không? Điều trị thế nào hiệu quả?
Nội dung bài viết
1. Ung thư da là gì?
Hơn 90% ca mắc ung thư da được gây ra bởi tia cực tím của mặt trời xuyên qua da gây nên sự phát triển không kiểm soát của các tế bào da và tạo thành tế bào ung thư.
Ung thư da trải qua 4 giai đoạn và có 3 loại chính là ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), và u tế bào ác tính. Trong đó các bệnh ung thư da hay mắc phải là BCC và SCC, gây tổn thương ở bề mặt, tiến triển chậm, không lây lan bộ phận khác và có khả năng điều trị hết cao. Còn u tế bào ác tính là ung thư ác tính ảnh hưởng sâu bên trong da, có nguy cơ di căn và khó chữa lành.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư da là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư da nhưng chủ yếu thường gặp nhất là do:
Tia cực tím: gồm hai tia UVA và UVB xuyên qua da gây tổn thương da và đây chính là nguyên nhân chính gây ra ung thư da. Đối với trẻ em thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều làm suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ cao mắc ung thư da nhưng sau nhiều năm mới biểu hiện ra ngoài.
Ánh sáng nhân tạo: các tia từ ánh sáng nhân tạo gây tổn hại cho da thường có trong kĩ thuật giường tắm nắng nhân tạo để nhuộm màu da, đèn màu sân khấu, đôi khi đèn ngủ có bức xạ cao cũng là một yếu tố.
Viêm nhiễm da: da bị tổn thương lâu ngày như bị bỏng, bị nhiễm trùng trong thời gian dài thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư tế bào vảy.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh:
- Di truyền: những người có yếu tố di truyền hiếm gặp có tỉ lệ ung thư da cao hơn người khác. Đối với loại ung thư không ác tính không được hình thành do lỗi của gen di truyền thì không thể truyền cho các thành viên khác trong gia đình.
- Yếu tố môi trường: Tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại như: than, nhựa đường, khói bụi, dầu hỏa, xăng dầu, lọc dầu, thạch tín, thuốc làm đẹp tóc, nhuộm tóc,… cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Người thường xuyên phải làm việc nhiều giờ dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Người có lượng sắc tố da (melanin) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
3. Triệu chứng của ung thư da là gì?
Các vùng da như đầu, cổ, mặt, môi, tai, ngực, cánh tay, bàn tay và chân dễ phát triển bệnh nhất, ngoài ra còn hiếm gặp ở lòng bàn tay, bên dưới móng tay hoặc móng chân, cơ quan sinh dục.
Từng loại ung thư da có các biểu hiện khác nhau:
Ung thư da tế bào đáy: gặp ở vùng tiếp xúc với tia cực tím nhiều như mặt, cổ. Biểu hiện bên ngoài là một u bướu nhỏ trên da hình ngọc trai, sáp hoặc vết sẹo bằng phẳng có màu da hoặc màu nâu.
Ung thư da tế bào vảy: xảy ra ở các khu vực tiếp xúc nhiều với tia UV như mặt, tai, tay. Dấu hiệu của bệnh bao gồm: nốt đỏ, tổn thương bề mặt xuất hiện đóng vảy, đôi khi rất cứng, có vảy sừng nhưng khi chạm vào lại thấy mềm.
U tế bào ác tính: nơi nào trên cơ thể người cũng có thể phát triển u ác tính. Các nốt ruồi có hỗn hợp màu sắc nâu, đen, đỏ, trắng, xanh không đều nhau. Nốt ruồi trước đây thay đổi dày hơn, to hơn, xung quanh viền bất thường, thô nhám, có vảy sau đó ngứa rát, chảy máu hoặc mủ.
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên bề mặt da tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác nhất của bác sĩ tránh ung thư da di căn.
4. Điều trị ung thư da
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư da, với mỗi bệnh nhân tùy vào từng mức độ nghiêm trọng, thể trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc và/hoặc liệu pháp bổ sung khác.
Hiện nay trên thế giới đã có một số loại thuốc mới được phê chuẩn trong điều trị ung thư da có:
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Thuốc Erivedge (vismodegib) được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn ngày 30/01/2012. Là loại đầu tiên được phê chuẩn để điều trị loại ung thư phổ biến nhất này. Erivedge dạng viên uống, phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, ít tác dụng không mong muốn.
Ung thư tế bào hắc tố: Thuốc Yervoy (ipilimumab) được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn ngày 25/03/2011. Thuốc Zelboraf (vemurafenib) được FDA phê chuẩn ngày 17/08/2011 được cho phép sử dụng điều trị ung thư tế bào hắc tố giai đoạn cuối, hoặc không phẫu thuật được.
Các liệu pháp khác bao gồm:
- Phẫu thuật: là phương pháp cắt bỏ mô ung thư, các vùng lân cận và đắp lên mô da bình thường, áp dụng cho tất cả các loại ung thư da.
- Đông lạnh: dùng cho giai đoạn sớm để phá hủy các tế bào dày sừng, bướu nhỏ bằng cách làm đông lạnh với nitơ lỏng.
- Điều trị bằng laser: sử dụng chùm ánh sáng năng lượng cao, điều khiến chính xác làm ngăn chặn và phá hủy vùng mô bệnh xung quanh giảm khả năng chảy máu, sưng, sẹo cao.
- Phẫu thuật Moh: dùng cho trường hợp nặng, ung thư da lớn có sang thương, tái phát,khó điều trị. Bác sĩ tiến hành cắt bỏ từng lớp da bị ung thư cho đến lớp tế bào lành, không gây nhiều tổn thương cho vùng da lành xung quanh.
- Phương pháp xạ trị: kỹ thuật dùng tia phóng xạ điều trị liên tục khoảng 1-4 tuần, phá hủy được tế bào đáy hoặc sừng.
- Phương pháp hóa trị: sử dụng thuốc thoa tại chỗ, đường uống, tiêm để tiêu diệt tế bào ung thư da mà không gây nguy hại cho tế bào bình thường.
5. Cách phòng tránh ung thư da
Thay đổi các chế độ sinh hoạt sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát tiến triển của bệnh.
- Không hoạt động tiếp xúc trực tiếp liên tục quá lâu dưới trời nắng gắt nhất khoảng từ 9 giờ sáng đến 16 giờ.
- Khi ra đường nên dùng kem chống nắng có chỉ số thấp nhất là 15 SPF và chỉ số PA phù hợp.
- Che chắn cơ thể cẩn thận, đội mũ, đeo kính râm, mặc quần áo dài tay.
- Hạn chế sử dụng các chất hóa học gây ảnh hưởng cho da nhất là nhuộm màu da, tránh để da bị viêm nhiễm, tổn thương quá lâu.
Có thể nói sử dụng các biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài nắng là phương pháp tốt nhất đề phòng ngừa ung thư da. Khi có bất kỳ tổn thương nào ở da nên tới cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị