[Giải đáp] Cholesterol cao có ăn được hải sản không?

Cholesterol cao có ăn được hải sản không là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia không chỉ dùng thuốc, việc kết hợp giảm mỡ máu bằng chế độ ăn uống vô cùng quan trọng bởi vì chúng có thể giúp làm giảm và giúp duy trì những chỉ số mỡ ở mức cho phép. Vậy để biết cholesterol cao có ăn được hải sản không thì mời bạn cùng GENK STF tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Cholesterol và mối liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ

Cholesterol là 1 chất béo đóng vai trò thiết yếu để tạo nên cấu trúc trong màng tế bào và cũng là chất vô cùng cần thiết để cơ thể tạo ra dịch mật, vitamin D, các hormone như testosterone và estrogen. Và gan của bạn sẽ phải sản xuất ra tất cả lượng cholesterol cần thiết để thực hiện cho các chức năng này. Tuy nhiên, có 25% cholesterol sẽ được tạo ra nhờ chế độ ăn uống do đó nếu bạn có chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol thì sẽ gây ra dư thừa, tích tụ trong máu gây máu nhiễm mỡ (còn gọi là rối loạn mỡ máu).

Mọi người thường đánh đồng cholesterol là hợp chất xấu, tuy nhiên có 2 loại cholesterol tồn tại song song trong cơ thể đó là: LDL – cholesterol xấu và HDL – cholesterol tốt.

Lipoprotein mật độ thấp có vai trò vận chuyển cholesterol được tạo ra trong gan đến các động mạch và mô của cơ thể. Cholesterol có liên quan đến lipoprotein mật độ thấp – hay còn được gọi là LDL. LDL có thể tích tụ tại thành của động mạch, gây ra tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các vấn đề tim mạch cũng như đột quỵ.

Cholesterol liên quan đến lipoprotein mật độ cao, hay còn gọi HDL – cholesterol tốt. HDL có chức năng giúp loại bỏ thêm cholesterol từ các động mạch và mô, để đưa nó trở lại gan để bị phân huỷ và trục xuất khỏi cơ thể giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

Cholesterol cao có ăn được hải sản không?

Xem thêm >>> 10 loại thức ăn giảm mỡ máu chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng

2. Gía trị dinh dưỡng của các loại hải sản

Hải sản là 1 trong các loại thực phẩm mang lại rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú phải kể đến như:

  • Giàu protein: Khẩu phần 85g cá và động vật có vỏ sẽ giúp cung cấp từ 30 – 40% lượng protein trung bình mà được khuyến nghị mỗi ngày. Lượng protein từ hải sản dễ tiêu hóa hơn do với các thực phẩm khác bởi vì hải sản có ít mô liên kết hơn các loại thịt đỏ cũng như thịt gia cầm.
  • Vitamin B, vitamin D và vitamin A (đặc biệt là dầu cá) có liên quan đến sự phát triển lành mạnh của hệ thần kinh, bên cạnh đó còn giúp thị lực, da, xương khỏe mạnh.
  • Những khoáng chất khác như selen, kẽm, iot và sắt:
  • Selen là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ các tế bào bị tổn thương và chống lại các tác động tiêu cực từ thủy ngân.
  • Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ thống miễn dịch
  • Iot giúp duy trì chức năng tuyến giáp
  • Sắt đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất các tế bào hồng cầu
  • Canxi trong các loại cá nhỏ nguyên con như là cá mòi, cá cơm giúp phát triển xương
  • Giàu axit béo omega-3 cũng như  có hàm lượng chất béo bão hòa thấp có lợi cho sức khỏe.

3. Cholesterol cao có ăn được hải sản không?

Theo thống kê, 90% người cho rằng bên cạnh các loại thịt đỏ, nội tạng của động vật thì các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, cá trích cũng rất giàu cholesterol, từ đó dễ làm tăng các chỉ số mỡ máu. Tuy nhiên, cholesterol được chia thành 2 loại, cholesterol tốt và cholesterol xấu. Thủ phạm làm gia tăng cholesterol xấu  (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL) đó chính là các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Hầu hết các loại tôm, cá đều chứa rất ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thậm chí nhiều loại hải sản còn không chứa chất béo chuyển hóa nên người bị mỡ máu hoàn toàn có thể sử dụng được hải sản.

Đối với các loại động vật có vỏ như là tôm, ốc, ngao có hàm lượng cholesterol từ 99 – 162mg/100g. Người bị cholesterol quá cao thì đôi khi có một số trường hợp các bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều tôm. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn tôm còn tăng nhiều HDL hơn so với việc tăng LDL.

Bên cạnh đó, người bị mỡ máu nên ăn hải sản và đặc biệt các loại cá béo vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3, chất này có tác dụng giúp duy trì cholesterol lành mạnh, làm giảm triglyceride đồng thời giúp tăng cholesterol tốt. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Xơ vữa động mạch năm 2017 cho thấy, sử dụng cá béo sẽ làm tăng mức cholesterol HDL tốt trong máu. Ngoài ra, Omega-3 còn giúp giảm viêm, ngăn ngừa được các tổn thương mạch máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch, đồng thời giúp người bệnh tránh các bệnh lý như tăng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, suy tim…

hai-san
Mỡ máu cao có ăn được hải sản không?

Xem thêm >>>> Những loại thảo dược giúp hạ mỡ máu tốt nhất hiện nay

4. Mỡ máu cao ăn hải sản thế nào cho đúng?

Ăn hải sản đúng cách sẽ không những làm tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể mà còn đồng thời làm giảm mỡ máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vậy mỡ máu cao ăn hải sản thế nào cho đúng?

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim Mạch của Hoa Kỳ, người bị mỡ máu cao nên ăn hải sản và đặc biệt các loại cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Mỗi 1 lần nên ăn khoảng 100g. Đối với các loại hải sản có nhiều cholesterol như là tôm, sò, hàu, cua chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Lượng cholesterol mà người mỡ máu cao nên hấp thu mỗi ngày vào khoảng 300mg.

Phụ nữ mang thai có mỡ máu cao, nếu như lo ngại việc nhiễm độc thủy ngân thì chỉ nên ăn cá hồi trong khoảng 200g/lần và khẩu phần 3 lần/tháng cũng như giới hạn lượng cá tuyết xuống 6 phần/tháng.

5. Máu nhiễm mỡ nên ăn hải sản gì?

Sau đây là danh sách hải sản mà người bị mỡ máu cao có thể bổ sung vào thực đơn:

5.1. Tôm

Tôm là 1 trong những động vật thuộc lớp giáp xác có hàm lượng cholesterol tương đối cao. Hàm lượng cholesterol ở trong tôm với trạng thái đã được nấu chín hoàn toàn có giá trị như sau:

  • Tôm nấu chín có chứa 59,8 miligam cholesterol
  • Tôm hùm nấu chín có chứa 41,4 miligam cholesterol

5.2. Cua

Một loài động vật thuộc lớp giáp xác khác mà có giá trị cholesterol cao không kém gì tôm đó chính là cua.

Cũng trích từ tài liệu thống kê được của Bộ Nông nghiệp của Hoa Kỳ, cua khi đã nấu chín thì có hàm lượng cholesterol lên đến 29,8 mg.

5.3. Ngao

Ngao là loài động vật thân mềm cũng giàu cholesterol tốt tuy nhiên hàm lượng không cao bằng động vật thuộc lớp giáp xác.

Trong tài liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì hàm lượng cholesterol có trong ngao sâu khi đã được nấu chín là 19mg. Đây là hàm lượng đã được xét trong 28g khẩu phần ăn.

5.4. Sò điệp

Một động vật thân mềm khác dồi dào cholesterol tốt mà không thể không nhắc đến đó chính là Sò điệp.

Sò điệp được chế biến theo phương pháp hấp nên sẽ giữ lại nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng. Vì vậy, mức cholesterol có trong Sò điệp hấp đó là 11,6 mg.

5.5. Cá hồi hoang

Hàm lượng cholesterol trong cá khác nhau ở mỗi loài, tuy nhiên chúng sẽ không vượt quá lượng cholesterol này trong lớp giáp xác.

Với cá hồi hoang dã ở Đại Tây Dương, hàm lượng cholesterol được thống kê lên đến 20,1 mg.

5.6. Cá ngừ trắng

Người ta nghiên cứu trong cá ngừ trắng ở dạng đóng gói trong dầu có 8,8 miligam cholesterol, mặc dù cũng cao nhưng vẫn xếp sau cá hồi hoang dã của Đại Tây Dương.

5.7. Cá ngừ Ahi

Cá ngừ Ahi được biết đến là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, có đến 11,3 miligam cholesterol, đây cũng thuộc nhóm có giàu hàm lượng cholesterol.

Tuy nhiên, những loài cá biển lại không có chứa hàm lượng cholesterol cao bằng 1 số loài cá nước ngọt. Trích từ nguồn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì lượng cholesterol trong cá rô phi nấu chín chứa đến 16,2 mg.

Xem thêm >>> Các phương pháp hạ mỡ máu tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

6. Một số loại hải sản mà người bị mỡ máu cao nên tránh?

an-hai-san-co-giup-ban-giam-luong-cholesterol-trong-mau
Một số loại hải sản mà người bị mỡ máu cao nên tránh?

Việc ô nhiễm môi trường đã làm cho các sinh vật biển cũng như nguồn nước biển bị nhiễm nhiều kim loại nặng, một trong số đó là thủy ngân. Do vậy, nên chọn những loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời nên loại bỏ những chất độc và kim loại nặng trước khi muốn tiêu thụ.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã chỉ ra danh sách những hải sản chứa hàm lượng cao thủy ngân mà chúng ta cần tránh ăn, đó là:

  • Cá thu vua
  • Cá kiếm
  • Cá ngừ mắt to

7. Những lưu ý khi sử dụng hải sản cho người mỡ máu cao

Việc sử dụng hải sản đúng đắn sẽ không gây hại cho người bị mắc máu nhiễm mỡ nhưng trong quá trình chế biến thì chúng ta vô tình phạm phải sai lầm dẫn đến làm tăng chỉ số cholesterol LDL – cholesterol xấu và có thể gây ra tác dụng ngược.

Do đó, trong quá trình sử dụng hải sản cho người bị mỡ máu cao thì chúng ta cần chú ý một vài điểm sau:

  • Không nên sử dụng hải sản đã được chiên, rán: Bạn thắc mắc mỡ máu cao có nên ăn hải sản chiên, rán không? Sử dụng hải sản theo cách chế biến chiên, rán sẽ làm cho hải sản không chỉ bị ngập trong dầu, mỡ mà còn gây biến và mất chất cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, những thực phẩm là hải sản dành cho người bị máu nhiễm mỡ luôn được ưu tiên chế biến bằng cách hấp, luộc để có thể vừa giữ nguyên vẹn được chất dinh dưỡng, vừa không gây hại cho những người bị mỡ máu cao.
  • Không nên ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Trong hải sản có chứa chất asen pentavenlent, chất này khi kết hợp với vitamin C sẽ sinh ra 1 chất mới có tên là asen trioxide (hay còn được gọi là thạch tín) có thể gây ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Không nên sử dụng cùng hải sản với các sản phẩm có tính hàn cao: Bởi vì bản chất hải sản đã mang tính hàn do đó cộng với việc dùng chung những thực phẩm có tính hàn cao khác như là dưa chuột, dưa hấu, đồ uống có gas, nước lạnh… sẽ có thể gây ra cảm giác đau bụng, ậm ạch, khó tiêu.
  • Không nên ăn trái cây hay uống trà trước khi ăn hải sản: Trong trà có chứa Tanin – đây là một chất gây đông tụ protein cũng như tạo tủa với Canxi có ở trong hải sản. Khi uống trà hay ăn trái cây chứa tanin trước khi ăn hải sản thì bạn sẽ không hấp thu được protein dồi dào có trong hải sản cũng như có thể gây kết tủa tạo ra cảm giác khó tiêu, tức bụng, buồn nôn và có nguy cơ cao hình thành sỏi thận.

8. Những trường hợp mỡ máu cao không nên sử dụng hải sản

Như bạn đã biết mỡ máu cao vẫn có thể ăn hải sản. Hải sản là thực phẩm rất bổ dưỡng, giàu vitamin và cũng đem lại cảm giác ngon miệng bất tận. Tuy nhiên, mặc dù tốt như vậy nhưng không phải tốt cho tất cả các đối tương. Và những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên sử dụng hải sản, cụ thể là:

  • Người bị dị ứng với hải sản: Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nhất do đó những người nào đã có tiền sử hay cơ địa dị ứng không nên sử dụng hải sản. Trong trường hợp mà chưa biết bản thân bị dị ứng hải sản thì hãy ăn ít trước và nếu như thấy cơ thể có bất kỳ phản ứng lạ nào như da mẩn đỏ, ngứa ngáy…thì bạn hãy dừng ngay và nếu nặng cần phải đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Người mỡ máu cao có kèm theo gout: Hải sản là món ăn cần “liệt” vào trong danh sách kiêng kỵ đối với người bị bệnh gout. Hải sản thuộc nhóm thức ăn rất giàu purin, do đó làm tăng sản sinh acid uric sau ăn, gây lắng đọng từ đó khiến cơn gout cấp nhanh chóng xuất hiện và gây đau đớn cho người bệnh.
  • Người mỡ máu cao kèm theo các bệnh lý về da liễu: Hải sản dễ gây kích ứng, vì vậy nếu bị mắc các bệnh da liễu thì không nên ăn bởi vì dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú: Phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú được các chuyên gia khuyến cáo là hạn chế sử dụng hải sản vì loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ. Nhóm đối tượng này được khuyến cáo là chỉ ăn với khẩu phần nhỏ, mỗi tuần chỉ nên ăn 1 đến 2 lần, mỗi lần dưới 100g để có thể đảm bảo an toàn mà vẫn đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
  • Người đang có vết thương hở: Người đang có vết thương hở thì nên hạn chế “đụng” đến hải sản vì chúng sẽ làm lâu lành vết thương hơn. Hơn nữa, chúng sẽ dễ gây kích ứng, làm ngứa ngáy và dễ phát sinh vết thương mới.
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Hải sản rất giàu protein nên sẽ khó tiêu và không thể chuyển hóa ngay được, do đó bạn sẽ cảm thấy đầy bụng và xuất hiện những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, tình trạng này thường hay gặp nhất ở những người tỳ vị hư yếu.
  • Người đang bị viêm họng hay ho: Hải sản tiềm ẩn nguy cơ gây ra kích ứng cao, khô họng cho nên nếu sử dụng nhiều thì sẽ làm cho cơn ho nhiều hơn, nặng hơn và khiến người bệnh lâu khỏi.

8. Phải làm gì để duy trì mức mỡ máu an toàn ?

  • Hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng (như gan, lòng, dồi…), các loại pho-mat, sữa nguyên kem…
  • Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau cùng với các loại ngũ cốc. Lượng tinh bột sẽ chiếm khoảng 55 – 60 % khẩu phần. Chế độ ăn này cần phải được duy trì thường xuyên trong thời gian dài.
  • Sử dụng các vị thuốc dân gian như Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm để giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Giảm cân nặng nếu như bạn đang thừa cân, béo phì.
  • Tập thể dục hàng ngày để giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng cholesterol “xấu” cũng như làm tăng lượng cholesterol “tốt”.
  • Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và có thể gây hại cho cơ thể.
  • Nên khám định kì, theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện các biến chứng của bệnh và điều trị sớm.
  • Tránh căng thẳng, luôn giữ thái độ sống thoải mái, vui vẻ và lạc quan yêu đời.

Vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi cholesterol cao có ăn được hải sản không. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả cũng như đảm bảo được an toàn, bạn cần phải có chế độ ăn khoa học đồng thời kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý để bệnh cải thiện hiệu quả.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7