Góc tư vấn: Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Chỉ số mỡ máu là thông số mà nhiều người quan tâm khi đi khám sức khỏe. Vậy mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu thông tin về chỉ số mỡ máu và đưa ra đáp án cho câu hỏi trển.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về các chỉ số mỡ máu

Mỡ máu còn có tên gọi khác là lipid máu, là một trong những thành phần của máu, giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Có nhiều loại lipid máu, và các chỉ số của những loại lipid này cần duy trì trong mức ổn định để đảm bảo quá trình phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể. 

Nếu các thành phần lipid máu bị mất cân bằng, chỉ số tăng mạnh hoặc giảm thấp quá cũng đều gây ra những bất thường cho sức khỏe. Bình thường, mỡ máu trong cơ thể được tạo ra từ 2 nguồn chính là cơ thể tự tổng hợp và nguồn từ thức ăn dung nạp vào cơ thể. Trong đó, lượng mỡ máu cơ thể tự tổng hợp từ gan và cơ quan khác là 75%, phần còn lại là từ thức ăn.

Cụ thể, các thành phần trong lipid máu bao gồm:

  • Cholesterol LDL là dạng cholesterol xấu: Đây là nhân tố dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa tại động mạch khi nồng độ tăng cao. Sự hình thành các mảng xơ vữa gây ra tình trạng bít tắc lòng mạch máu, làm dòng máu lưu thông khó khăn hơn. Và đây là tiền đề gây ra các bệnh lý về cục máu đông như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
  • Cholesterol HDL là dạng cholesterol tốt chỉ chiếm 25-33% tổng nồng độ cholesterol trong máu. Thành phần mỡ máu này có tác dụng vận chuyển chất béo về gan và giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Như vậy, thành phần mỡ máu này có vai trò tích cực trong việc giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
  • Triglycerides là dạng chất béo trung tính, chỉ số này thường tăng cao ở những người có chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao. Chỉ số Triglycerides tăng cao cũng là một yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc hình thành các bệnh lý về tim mạch. 

2. Giải mã: Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

2.1.Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Để kiểm tra mỡ máu của 1 người, bác sĩ sẽ đánh giá trên 4 chỉ số như sau:

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần: Bình thường chỉ số này sẽ nằm trong khoảng dưới 200mg/dL (5,1 mmol/L), nếu chỉ số nằm trong khoảng 200 – 239 mg/dL nghĩa là bạn đang cần phải theo dõi, lưu ý để điều chỉnh, còn nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 240 mg/dL (6,2 mmol/L) nghĩa là bạn đang bị tăng cholesterol máu, nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành cao hơn người bình thường gấp 2 lần.
  • Chỉ số Cholesterol LDL ở dưới 100 mg/dL được coi là mức rất tốt. Khi chỉ số này tăng lên trên 130 mg/dL là đang ở mức tăng quá ngưỡng, nếu chỉ số này tăng lên trên 190 mg/dL thì nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành và biến chứng tim mạch rất cao.
  • Chỉ số Cholesterol HDL dưới 40 mg/dL ở nam giới và dưới 50 mg/dL thì nguy cơ bạn bị các biến chứng liên quan đến mạch vành cao hơn. Nếu chỉ số này cao trên 60 mg/dL thì loại mỡ máu này đang bảo vệ cơ thể bạn khỏi nguy cơ tim mạch rất tốt.
  • Chỉ số Triglycerides dưới 150 mg/dL được coi là bình thường. Nếu chỉ số này tăng cao hơn 150 mg/dL được coi là bắt đầu tăng, nếu chỉ số nằm ở mức trên 200 mg/dL được coi là rất cao.
Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc là vấn đề bệnh nhân cần lưu ý

2.2. Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Người bị mỡ máu cao phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ biến chứng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần được theo dõi, điều trị ổn định để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vậy mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc? Theo bác sĩ khuyến cáo, việc điều trị mỡ máu cao còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan khác.

Những người cao tuổi có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ biến chứng khi mỡ máu cao rất nhiều. Vì thế, những đối tượng này có chỉ số mỡ máu trên ngưỡng an toàn thì sẽ cần phải dùng thuốc điều chỉnh ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Với những người độ tuổi trẻ hơn có chỉ số mỡ máu cao trên ngưỡng an toàn nhưng không mắc các bệnh lý nền huyết áp, tim mạch, tiểu đường có thể được cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao thêm. Sau khi đã thay đổi chế độ ăn và luyện tập mà chỉ số mỡ máu vẫn không giảm thì người bệnh cần dùng thuốc ngay nếu chỉ số cholesterol toàn phần cao hơn 240 mg/dL (6,2 mmol/L).

3. Mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc bạn đã nắm được câu trả lời. Việc điều trị mỡ máu cần tuân thủ tốt phác đồ bác sĩ điều trị  đưa ra, nếu không kiểm soát tốt bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xơ vữa động mạch: Khi chỉ số Cholesterol LDL tăng cao thì loại mỡ máu này sẽ bám vào thành động mạch tạo ra các mảng xơ vữa che lấp lòng mạch. Lòng mạch máu bị hẹp lại, lưu lượng máu lưu thông sẽ kém đi. Và nếu mảng xơ vữa đó bong ra và lưu thông trong lòng mạch sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác đến tính mạng.
  • Nhồi máu cơ tim hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim là tình trạng dòng máu lưu thông đến tim bị tắc nghẽn do lòng mạch bị xơ vữa nhiều hoặc mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch máu. Những cơn thiếu máu cục bộ cơ tim thoáng qua người bệnh sẽ thấy bị đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi. Nhồi máu cơ tim nặng có thể gây tử vong cho người bệnh rất nhanh nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời.
  • Đột quỵ não: là tình trạng não bị thiếu oxy nuôi dưỡng do mạch máu đang bị bít tắc bởi các cục máu đông (hình thành do mảng xơ vữa động mạch kết hợp với tiểu cầu). Thiếu máu não thoáng qua cũng có thể gây ra di chứng về liệt nửa người, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt sau này cho người bệnh rất nhiều. Biến chứng nặng nhất của đột quỵ là gây tử vong trong thời gian rất nhanh.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Động mạch ngoại biên bị hình thành các mảng xơ vữa sẽ làm cho dòng máu đến các chi bị thiếu hụt. Người bệnh dễ bị tê bì và lạnh tay, chân, đặc biệt khi hoạt động gắng sức như chạy bộ, leo cầu thang các triệu chứng khó chịu càng tăng hơn.
  • Các biến chứng khác: Mỡ máu cao còn gây ra các biến chứng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan nhiễm mỡ, viêm tụy, suy thận,…

4. Các loại thuốc điều trị mỡ máu cao

Các biến chứng của mỡ máu cao là rất nguy hiểm, vì thế bệnh cần được kiểm soát tốt bằng thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc điều trị mỡ máu cao hiện nay bao gồm:

4.1. Nhóm thuốc statin

Nhóm thuốc này có cơ chế ngăn chặn quá trình gan sử dụng enzym để tổng hợp cholesterol, nhờ đó mà chỉ số cholesterol toàn phần sẽ giảm xuống. Đây là nhóm thuốc được các bác sĩ ưu tiên kê đơn cho hầu hết bệnh nhân bị mỡ máu cao phải điều trị. Ngoài ra, chỉ số triglyceride cũng sẽ giảm và chỉ số cholesterol tốt cũng sẽ tăng nhẹ khi sử dụng nhóm thuốc này. Bên cạnh đó, nhóm thuốc statin còn có một số công dụng khác như:

  • Tăng cường chức năng lớp niêm mạc mạch máu;
  • Ngăn chặn tiểu cầu kết dính với mảng xơ vữa, làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông lòng mạch;
  • Ngăn không cho các mảng xơ vữa bong ra, lưu thông gây bít tắc lòng mạch, giúp giảm nguy cơ về bệnh lý nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não.

Ngoài ra, khi sử dụng nhóm thuốc này còn gây ra một số tác dụng phụ như gây nôn, buồn nôn; đau đầu và các triệu chứng giống cảm lạnh; đau mỏi cơ; tổn thương gan; tăng đường huyết,… Khi gặp các triệu chứng tác dụng phụ như này, bạn cần dừng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử trí, theo dõi.

4.2. Các nhóm thuốc khác

Với những bệnh nhân đã sử dụng nhóm thuốc statin nhưng không thấy có đáp ứng hoặc xảy ra những phản ứng phụ không mong muốn, bác sĩ sẽ điều chỉnh cho bệnh nhân sử dụng sang những nhóm thuốc khác. 

Cụ thể, những nhóm thuốc có thể sử dụng phối hợp với thuốc statin:

  • Nhóm Resin- gắn với axit mật: Khi thuốc đi vào cơ thể sẽ gắn kết với dịch mật, từ đó lượng cholesterol xấu sẽ giảm và cholesterol tốt sẽ tăng lên. 
  • Nhóm thuốc ức chế quá trình hấp thu cholesterol: Nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ thức ăn ở ruột.
  • Nhóm thuốc ức chế PCSK9: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế một số loại protein ở gan để giảm khả năng tổng hợp cholesterol ở gan.

Những nhóm thuốc làm hạ mỡ máu không được dùng kết hợp nhóm statin:

  • Fibrate: Nhóm thuốc này giúp giảm chỉ số Triglycerides, chỉ số cholesterol LDL đồng thời làm tăng nhẹ chỉ số cholesterol HDL. Những người bị bệnh lý về gan hay thận nặng cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
  • Niacin: Là một dạng vitamin nhóm B giúp giảm khả năng sản xuất cholesterol ở gan. Nhóm thuốc này không nên sử dụng cho những người đang có bệnh lý nặng ở gan hoặc mắc bệnh gút.
  • Omega 3 hay còn gọi là dầu cá là một loại thực phẩm bổ sung giúp giảm chỉ số triglycerid. Những người có cơ địa dị ứng với cá không nên sử dụng loại axit béo này. 
Uống Omega 3 cũng là một cách để điều chỉnh chỉ số mỡ máu

5. Lưu ý về chế độ ăn cho người bị mỡ máu cao

Ngoài lưu ý về mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc, bạn cũng cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống để duy trì mỡ máu ổn định, không bị tăng quá cao. Một số lưu ý cho người bị mỡ máu về ăn uống như sau:

  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh và các loại trái cây đặc biệt các loại quả mọng, chứa nhiều vitamin C và các loại vitamin khác tốt cho máu. Ngoài ra, bạn có thể lưu ý sử dụng thêm các loại gừng, tỏi, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, đỗ đen rất tốt cho người bị mỡ máu.
  • Một số loại trà thảo dược có thể hỗ trợ thêm giúp chỉ số mỡ máu nhanh ổn định hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng như trà quế, nhân trần, lá sen,…
  • Thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như thịt ức gà, cá vì thịt trắng thường chứa ít cholesterol hơn các loại thịt đỏ và loại đạm này dễ chuyển hóa hơn. Không dùng mỡ động vật để nấu ăn, nên thay thế bằng các loại dầu như dầu óc chó, dầu đậu nành, dầu gạo lứt,…
  • Các thực phẩm không tốt cho người bị mỡ máu cao, bạn nên tránh bao gồm đồ chiên rán, nội tạng độc vật, da gà, ngan, vịt, bánh kem, nước ngọt, nước có gas, rượu bia và đồ uống có cồn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc. Hy vọng, những thông tin này giúp bạn hiểu rõ về bệnh mỡ máu cao và rút ra được kinh nghiệm để giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh ổn định hơn.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Thông tin liên hệ