Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?

Cholesterol trong máu cao nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi vì cholesterol cao là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe. Và chế độ ăn uống có tác động mạnh mẽ đến lượng cholesterol trong cơ thể. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị ung thư máu để trả lời cho câu hỏi cholesterol trong máu cao nên ăn gì. Vì vậy bạn đừng nên bỏ qua bài viết này của GENK STF bạn nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu chung về tình trạng cholesterol cao

1.1. Cholesterol cao là gì?

cholesterol-thap
Cholesterol cao là gì?

Cholesterol là 1 thành phần của lipid máu, có vai trò quan trọng đối với hầu hết các hoạt động của cơ thể. Theo thống kê khoảng 75% cholesterol trong máu là do cơ thể tự tổng hợp và phần còn lại lấy từ thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật phải kể đến như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật,… Người ta chia cholesterol thành 2 loại đó chính là LDL (hay cholesterol xấu) và HDL (hay cholesterol tốt). Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong máu cao hơn 5,2 mmol/ L (đây là tình trạng bị máu nhiễm mỡ). Ngoài ra, nếu như LDL – cholesterol > 2,58 mmol/ L thì có thể kết hợp với những chất khác gây tắc nghẽn động mạch, hoặc khi hàm lượng HDL – cholesterol thấp hơn 1.03 mmol/ L thì sẽ làm giảm khả năng loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể.

1.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng cholesterol cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị cholesterol cao, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân dưới đây:

  • Do yếu tố di truyền.
  • Ăn uống không lành mạnh
  • Lười vận động
  • Thừa cân
  • Theo tuổi tác và giới tính thì nam giới trên 45 tuổi và những nữ giới trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị hàm cholesterol cao hơn người trẻ tuổi, nam giới sẽ dễ bị cholesterol cao hơn phụ nữ.
  • Những người đang mắc các bệnh lý như là tiểu đường, cao huyết áp,… sẽ có nhiều nguy bị tăng cholesterol trong máu.

1.3. Triệu chứng cholesterol cao

Cholesterol cao diễn ra khá âm thầm và ban đầu gần như không có triệu chứng rõ ràng. Và nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi thực hiện các xét nghiệm hay khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như bị xơ vữa động mạch. Theo các chuyên gia y tế thì chúng ta nên đi khám bệnh định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?

2.1. Cây họ đậu

Các loại cây họ đậu là 1 nhóm thực phẩm thực vật bao gồm một số loại như đậu đũa, đậu Hà Lan và đậu lăng. Các loại đậu thì chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và protein. Việc thay thế 1 số loại ngũ cốc tinh chế và thịt chế biến trong chế độ ăn uống bằng các loại đậu thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một đánh giá trên 26 nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn 1/2 cốc (tương đương 100gram) các loại đậu mỗi ngày sẽ có hiệu quả trong giúp giảm cholesterol xấu LDL trung bình còn 6,6 mg / dl, so với nhóm người không ăn các loại đậu.

2.2. Trái bơ

Bơ là 1 loại trái cây đặc biệt nhiều chất dinh dưỡng. Loại quả này là 1 nguồn giàu chất béo không bão hòa đơn và chất xơ – 2 chất dinh dưỡng giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL và giúp làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.

Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành bị thừa cân và béo phì có lượng cholesterol xấu LDL cao và việc ăn một trái bơ mỗi ngày sẽ làm giảm mức cholesterol LDL nhiều hơn những người mà không ăn bơ.

Một phân tích được thực hiện trên 10 nghiên cứu đã xác định rằng việc sử dụng bơ thay thế các chất béo khác sẽ có ảnh hưởng đến việc giảm tổng lượng cholesterol, LDL và triglyceride.

2.3. Các loại hạt

Các loại hạt là một loại thực phẩm đặc biệt giàu dinh dưỡng, đặc biệt có chứa lượng chất béo không bão hòa đơn cao. Trong đó, hạt óc chó giàu các loại axit béo omega-3 thực vật, một loại chất béo không bão hòa đa có lợi đến sức khỏe của tim. Ngoài ra, hạnh nhân và các loại hạt khác thì đặc biệt có chứa nhiều L-arginine, đây là 1 loại axit amin sẽ giúp cơ thể bạn tạo ra oxit nitric, giúp điều chỉnh huyết áp.

Hơn nữa, một số loại hạt còn giúp cung cấp phytosterol. Các hợp chất thực vật này có cấu trúc tương tự như cholesterol sẽ giúp giảm cholesterol bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của cholesterol trong ruột.

Canxi, magiê và kali, cũng là các dưỡng chất được tìm thấy trong rất nhiều các loại hạt, các chất này có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Trong một phân tích của 25 nghiên cứu, việc ăn 2 khẩu phần hạt mỗi ngày đã làm giúp giảm lượng cholesterol LDL có hại ở mức trung bình 10,2 mg/ngày.

2.4. Cá béo

Các loại cá béo, như cá hồi và cá thu, cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời các axit béo omega-3. Omega-3 sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim thông qua việc giúp làm tăng cholesterol tốt HDL đồng thời giúp giảm nguy cơ viêm và đột quỵ.

Trong một nghiên cứu lớn kéo dài 25 năm ở những người trưởng thành, những người ăn nhiều cá sẽ có ít khả năng mắc hội chứng chuyển hóa nhất, bao gồm một nhóm các triệu chứng như huyết áp cao và mức độ cholesterol tốt HDL ở mức thấp.

Trong một nghiên cứu khác ở người lớn tuổi thì những người ăn cá ngừ hoặc cá nướng ít nhất một lần một tuần sẽ có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 27%. Cá là 1 thành phần chính của chế độ ăn Địa Trung Hải và hiện đã được nghiên cứu rộng rãi vì lợi ích đối với sức khỏe của tim. Những lợi ích này được cho là đến từ peptide có trong chất protein từ thịt cá.

2.5. Ngũ cốc nguyên hạt

Một đánh giá dựa trên 45 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ba phần ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày sẽ có thể giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn 20%. Và lợi ích có thể lớn hơn khi người tham gia sử dụng nhiều hơn ba phần ngũ cốc nguyên hạt được sử dụng để nghiên cứu.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp cho nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật và chất xơ hơn loại ngũ cốc tinh chế. Trong khi hầu hết tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt đều có thể giúp thúc đẩy sức khỏe của tim mạch, hai loại ngũ cốc đặc biệt đáng chú ý bao gồm có:

  • Yến mạch: Có chứa beta-glucan, đây là một loại chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol. Việc ăn yến mạch có thể giúp làm giảm tổng lượng cholesterol xuống 5% và lượng cholesterol xấu LDL giảm 7%.
  • Trong lúa mạch: rất giàu beta-glucans và có thể giúp giảm cholesterol xấu LDL.

2.6. Trái cây và dâu

thuc-pham
Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?

Trái cây là 1 nguồn thực phẩm rất phổ biến trong các chế độ ăn uống lành mạnh để giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nhiều loại trái cây rất giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng giúp giảm mức cholesterol, kích thích cơ thể loại bỏ cholesterol xấu và kiềm chế sự sản xuất cholesterol từ gan.

Một loại chất xơ hòa tan khác được gọi là pectin có công dụng giúp làm giảm cholesterol tới 10%, loại chất xơ này được tìm thấy trong nhiều loại trái cây bao gồm táo, nho, và dâu tây. Trái cây cũng có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp chống oxy hóa và chống viêm, để từ đó ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh mãn tính.

2.7. Socola đen và Cacao

Cacao là thành phần chính ở trong sô cô la đen. Nghiên cứu đã chứng minh socola đen và cacao có thể giúp làm giảm cholesterol xấu LDL.Trong một nghiên cứu ở những người trưởng thành khỏe mạnh uống 1 cốc cacao hai lần một ngày trong một tháng đã chứng kiến quá trình giảm lượng cholesterol LDL lên tới 0,17 mmol/l (6,5 mg/dl), đồng thời chỉ số huyết áp của những người tham gia cũng sẽ giảm và cholesterol HDL tốt tăng lên.

Cacao và socola đen cũng có thể giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol có hại LDL trong máu và giúp ngăn ngừa bệnh tim. Tuy nhiên, socola thường là sản phẩm chứa nhiều đường nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tim mạch. Do đó, người dùng nên lựa chọn những sản phẩm có chứa từ 75% đến 80% cacao nguyên chất.

2.8. Tỏi

Tỏi là 1 loại nguyên liệu đã được sử dụng trong suốt nhiều thế kỷ như một thành phần để chế biến món ăn và làm thuốc. Tỏi có chứa các hợp chất thực vật khác nhau, bao gồm có allicin, hợp chất chính tạo nên dược tính trong tỏi. Các nghiên cứu đã cho thấy tỏi giúp làm giảm huyết áp ở những người có mức huyết áp cao và có thể giúp làm giảm cholesterol toàn phần, đặc biệt đó là cholesterol xấu LDL.

2.9. Đậu nành

Đậu nành là 1 loại đậu có lợi ích mạnh mẽ lên sức khỏe tim mạch. Mặc dù kết quả nghiên cứu về tác dụng của đậu nành là không nhất quán tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã cho ra nhiều kết quả tích cực. Một phân tích dựa trên 35 cuộc thử nghiệm đã cho thấy các loại thực phẩm từ đậu nành có khả năng giúp làm giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần, đồng thời giúp làm tăng lượng cholesterol tốt HDL.

2.10. Rau

Rau là nguồn thực phẩm rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa và đồng thời có chứa ít calo, từ đó sẽ có tác dụng giúp hỗ trợ duy trì mức cân nặng khỏe mạnh. Một số loại rau đặc biệt có hàm lượng pectin cao, cùng với chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol bao gồm có đậu bắp, cà tím, cà rốt và khoai tây. Rau cũng cung cấp 1 hàm lượng các hợp chất thực vật từ đó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim.

2.11. Trà

Trà chứa nhiều hợp chất thực vật giúp cải thiện cho sức khỏe tim mạch. Trong khi trà xanh là loại phổ biến nhất thì trà đen và trà trắng cũng có hiệu quả tương tự đối với sức khỏe người dùng.

Hai trong số các hợp chất có lợi chính ở trong trà bao gồm:

  • Catechin: Chất này giúp kích hoạt oxit nitric, đây là một chất rất quan trọng đối với chỉ số huyết áp, giúp ức chế tổng hợp cũng như hấp thu cholesterol từ đó ngăn ngừa cục máu đông.
  • Quercetin: Là chất có thể cải thiện chức năng hoạt động của mạch máu và hỗ trợ giảm viêm.

2.13. Tinh chất dầu ô liu

Một nghiên cứu kéo dài 5 năm đã chứng minh rằng việc bổ sung 4 muỗng canh (tương đương 60ml) mỗi ngày dầu ô liu nguyên chất vào trong chế độ ăn của những người lớn tuổi. Những người trong nhóm nghiên cứu này đã cho thấy sự suy giảm đến 30% nguy cơ bị mắc các bệnh lý về tim mạch, so với nhóm chỉ ăn chế độ hạn chế chất béo mà không bổ sung dầu ô liu.

Dầu ô liu là 1 nguồn giàu axit béo không bão hòa đơn, có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL và giúp giảm cholesterol có hại LDL.

Lượng cholesterol cao có thể sẽ khiến bạn bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Do đó, bạn hãy bổ sung ngay vào thực đơn của bạn các loại thực phẩm giảm cholesterol trong máu để có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe nhé.

2.14. Rượu vang đỏ

Nếu như bạn có thói quen uống rượu vang đỏ ở trong mức giới hạn cho phép thì bạn sẽ có thể cải thiện được lượng cholesterol trong máu một cách đáng kể. Theo các nghiên cứu, uống một ly vang đỏ hàng ngày sẽ giúp làm tăng HDL tức cholesterol tốt và đồng thời giúp giảm cholesterol xấu cho cơ thể.

Thật đáng ngạc nhiên là rượu vang đỏ cũng có chứa chất chống oxy hóa hay còn được gọi là polyphenol từ đó giúp giữ cho các mạch máu của bạn khỏe mạnh và giúp kích thích mạch máu hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, bạn hãy thưởng thức thức uống có cồn một cách chừng mực và điều độ, bởi vì uống quá nhiều rượu có thể gây hại đến gan và dạ dày của bạn.

2.15. Quả táo

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều loại trái cây được bổ sung vào danh sách các thực phẩm giảm cholesterol hiệu quả bởi vì có chứa nhiều chất xơ hòa tan.

Ngoài ra, việc ăn nhiều trái cây còn giúp bạn đẹp da cũng như có lợi cho tim mạch. Táo, đặc biệt là vỏ táo có chứa pectin, đây là một loại chất xơ hòa tan bám vào cholesterol xấu và giúp loại bỏ cholesterol này đi qua hệ thống tiêu hóa và bài tiết khỏi cơ thể. Từ đó giúp làm giảm thiểu mức cholesterol LDL trong cơ thể bạn.

Trái cây họ cam, quýt cũng có chứa hàm lượng pectin cao, tuy nhiên chủ yếu dạng nước và bạn sẽ cần ăn nhiều trái cây để cung cấp nhiều chất xơ hơn là uống nước ép. Vì vậy, táo chính là một lựa chọn tốt cho cơ thể và loại trái cây này cũng có chứa hàm lượng polyphenol cao, đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm.

2.16. Kim chi

Kim chi là 1 món ăn truyền thống được lên men của Hàn Quốc. Món ăn này thường được làm từ cải thảo, củ cải hoặc dưa leo có hương vị đặc trưng rất hấp dẫn và đồng thời cũng như có chứa một số lợi ích nhất định giúp cải thiện sức khỏe. Kim chi có nhiều chất xơ vì đã được lên men nên đồng thời món ăn này chứa nhiều vi khuẩn tốt giúp giữ cho đường ruột của bạn luôn khỏe mạnh.

Kim chi rất tốt cho tim mạch vì nó có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp làm giảm cholesterol bằng cách ngăn chặn cholesterol bị hấp thu vào trong máu. Các vi khuẩn có lợi được sản xuất trong quá trình lên men cũng giúp giảm cholesterol. Kim chi và dưa cải bắp thường có chứa hàm lượng natri khá cao. Vì vậy nếu như bạn muốn bổ sung muối trong chế độ ăn của mình thì kim chi chính là một lựa chọn rất hợp lý.

3. Cholesterol cao thì không nên ăn gì?

thuc-pham-giau-cholesterol-nen-tranh
Cholesterol cao thì không nên ăn gì?

Người có chỉ số cholesterol cao thì cần kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

  • Muối: Một ngày không nên ăn quá 5g muối.
  • Đồ uống có cồn.
  • Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và đồ ăn nhanh.
  • Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, đặc biệt đó là nội tạng động vật, thịt đỏ, trứng (không nên ăn quá 2 quả trứng trong mỗi ngày),…
  • Hạn chế ăn thịt mỡ, thịt có gân và da động vật,…
  • Các loại thực phẩm có chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt…
  • Hạn chế ăn sau 7 giờ tối.

Lưu ý: Bên cạnh 1 chế độ ăn uống khoa học thì để phòng ngừa và điều trị cholesterol cao, chúng ta cần phải thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao cũng như theo dõi các chỉ số đường huyết, chỉ số cholesterol, chỉ số huyết áp…

Mong rằng qua bài viết của chúng tôi, bạn sẽ biết người bị cholesterol trong máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng bạn có thể xây dựng cho mình một thực đơn thật khoa học để có một sức khỏe thật tốt bạn nhé

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7