Chỉ số cholesterol cao khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến thai nhi?

Chỉ số cholesterol cao khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến thai nhi là một câu hỏi mà các mẹ rất quan tâm. Khi có thai các mẹ sẽ luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe hơn bởi vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của em bé trong bụng. Và một tình trạng cũng thường hay gặp ở các bà bầu đó là cholesterol trong máu cao khi mang thai. Vậy để biết chỉ số cholesterol cao khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến thai nhi thì mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Khi nào thì thai phụ bị máu nhiễm mỡ?

mau-nhiem-mo-khi-mang-thai
Khi nào thì thai phụ bị máu nhiễm mỡ?

Mỡ trong máu đặc trưng bởi cholesterol – đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tế bào, dưỡng chất cũng như các loại hormone. Cholesterol có thể được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể và chúng có thể di chuyển cùng máu nhờ vào các hạt lipoprotein.

Ở người bị máu nhiễm mỡ thì cholesterol trong máu sẽ đạt mức nồng độ cao, gây ra hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến sự lưu nhận máu ở cơ quan đó. Và để xác định 1 người có bị máu nhiễm mỡ không thì người ta xác định dựa trên các chỉ số cụ thể sau:

  • LDL: hàm lượng lớn hơn 160 mg/dL.
  • HLD: hàm lượng dưới 40 mg/dL.
  • Triglyceride: hàm lượng lớn hơn 150 mg/dL.
  • Cholesterol toàn phần: hàm lượng cao hơn 200 mg/dL.

Cholesterol toàn phần bao gồm cả HDL (được gọi là cholesterol tốt) với Lipoprotein chiếm tỉ trọng cao và LDL (được gọi là cholesterol xấu) với Lipoprotein chiếm tỉ trọng thấp. Trong cơ thể HDL sẽ giúp chống lại tình trạng xơ vữa động mạch cũng như sự tích tụ cholesterol còn LDL thì ngược lại, chúng sẽ làm tăng nguy cơ này. Triglyceride là 1 loại chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tình trạng tăng LDL trong máu thì được gọi là tăng mỡ máu, khi tăng đến mức nhất định sẽ dẫn tới tích tụ chất béo trong các mạch máu và cản trở lưu thông máu. Vì thế để xác định máu nhiễm mỡ khi mang thai hay ở người bình thường sẽ dựa trên đánh giá cả 4 chỉ số mỡ máu này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ số cholesterol tăng cao khi mang thai

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một người bình thường khi mang thai cũng có mức cholesterol cao trong máu cao hơn người bình thường bao gồm cả LDL và HDL. Mức cholesterol có thể tăng lên tới 25 đến 50% ở trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị mỡ trong máu cao thì có thể giải thích là cholesterol vô cùng cần thiết cho quá trình hình thành cũng như đóng vai trò trong chức năng của các hormone sinh dục nữ như estrogen và progesterone, 2 loại hormone này đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Cholesterol còn rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi từ đó giúp hình thành nên não bộ, các chi cũng như cho sự phát triển của tế bào. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ như tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng cao cholesterol cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol cao khi mang thai.

3. Chỉ số cholesterol cao khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến thai nhi?

Rất nhiều biến chứng có thể kể đến nếu mẹ bầu có nồng độ cholesterol cao khi mang thai phải kể đến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, xơ gan, viêm gan, ung thư gan, sỏi mật…

Không chỉ vậy, một thông tin khoa học nữa được công bố đó chính là tình trạng máu nhiễm mỡ có tính di truyền. Thế nên, khi phụ nữ mang thai bị mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai thì tỷ lệ trẻ nhỏ sinh ra mắc bệnh cũng rất lớn.

Hơn nữa, khi mang thai thì người mẹ không thể sử dụng thuốc điều trị do thuốc này có thể gây tác dụng phụ nặng nề lên cả mẹ lẫn bé. Do vậy, bệnh trạng sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn và khi đó người mẹ cần có sự theo dõi kiểm tra gắt gao để đảm bảo an toàn.

4. Khi nào mẹ bầu nên lo lắng khi bị chỉ số cholesterol cao khi mang thai?

Cholesterol cao khi mang thai thông thường sẽ không gây ra triệu chứng nên cách duy nhất để phát hiện ra được tình trạng là đó phải thực hiện các xét nghiệm máu. Nếu như kết quả xét nghiệm cho ra nồng độ cholesterol máu vượt mức 200 mg/dL thì các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng bởi vì còn cần căn cứ vào các thành phần cholesterol khác để có thể kết luận nữa.

Để tầm soát hiệu quả thì các chuyên gia khuyến thích thai phụ nên làm xét nghiệm thường xuyên khi mang thai. Trường hợp nếu như các mẹ đang có HDL cao và LDL ở mức bình thường thì các mẹ hãy an tâm rằng cơ thể bạn đã có cholesterol tốt bảo vệ nên không cần phải quá lo lắng.

Ngược lại, nếu như LDL cao thì bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để có thể cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên như đã giải thích ở trên thì vấn đề tăng cholesterol cũng có thể là hiện tượng bình thường khi mang thai và chỉ số này sẽ trở về lại mức bình thường sau khoảng bốn đến sáu tuần sau sinh.

Nếu như bạn bị cholesterol cao ngay cả trước khi mang thai thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ. Bởi vì 1 số loại thuốc hạ cholesterol có thể sẽ không được khuyến nghị trong thai kỳ, bác sĩ sẽ thay đổi thuốc của bạn hay đưa ra những lời khuyên để nhằm giúp bạn có thể kiểm soát cholesterol hiệu quả mà hạn chế được tối đa ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Làm sao để cải thiện chỉ số cholesterol cao khi mang thai?

thuc-pham
Làm sao để cải thiện chỉ số cholesterol cao khi mang thai?

Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho thai phụ

  • Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ quả;
  • Nên uống đủ nước trong ngày từ 2 đến 2.5 lit;
  • Nên bổ sung thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ máu như là: nấm hương, trà, mộc nhĩ, hành tây, dâu ngô, chế phẩm đậu sữa,….
  • Sử dụng dầu thực vật (như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu…) thay cho mỡ động vật (trừ mỡ cá);
  • Nếu ăn thịt thì nên chọn thịt nạc, không lẫn mỡ, lẫn gân

Hạn chế bổ sung những thực phẩm làm tăng cholesterol

Bên cạnh những thực phẩm cần được bổ sung, thai phụ cũng cần chú ý những thực phẩm cần hạn chế để giảm cholesterol:

  • Hạn chế thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao như: Mỡ động vật, thịt chó, phủ tạng động vật, thịt bò, thịt dê…
  • Hạn chế những món ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như: Mứt, chè, bánh kẹo…

Chế độ vận động hợp lý

  • Để phòng chống bệnh mỡ máu trong thời gian mang thai thì người mẹ nên dành nhiều thời gian vận động hàng ngày. 
  • Nên vận động thường xuyên vào buổi sáng sẽ vừa ngăn ngừa tích tụ mỡ vừa giúp hấp thụ vitamin D rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và đồng thời ngăn ngừa loãng xương sau khi sinh.
  • Phụ nữ có thai cần phải đi khám thai định kỳ, khám huyết áp, xét nghiệm các chỉ số mỡ máu, để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Trường hợp cần phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu thì nên tuân theo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

6. Để phòng ngừa chỉ số cholesterol cao khi mang thai các mẹ cần chú ý những gì?

Trước tiên nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh cho thai kỳ. Các mẹ nên tránh những thức ăn chứa qua nhiều dầu mỡ bởi vì chúng chứa nhiều chất béo no sẽ rất dễ làm tắc động mạch. Do đó, các mẹ cần phải tuân thủ những điều sau đây:

  • Không nên bổ sung đạm vào trong bữa tối: Đối với những bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ bao gồm cả các mẹ bầu thì tốt nhất là nên hạn chế những món ăn chứa nhiều chất đạm trong bữa tối. Bởi điều này có thể khiến cholesterol đọng lại trên động mạch và gây xơ vữa động mạch.
  • Nên bổ sung nhiều cá: Bà bầu bị máu nhiễm mỡ khi mang thai thì nên bổ sung cá vào thực đơn của mình. Bởi vì cá là thực phẩm chứa nhiều omega 3 nên có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ tim mạch. Không những thế, việc ăn cá còn giúp phát triển thị giác và trí não của thai nhi ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Các mẹ nên tăng cường bổ sung cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích có nhiều omega-3 loại này. Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý nên tránh xa những loại cá chứa thủy ngân như là cá kình, cá thu, kiếm,… vì các loại cá này có thể khiến mẹ bầu dễ có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân khi mang thai.
  • Ăn nhạt: Các bác sĩ khuyên những mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ thì nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
  • Nên ăn nhiều rau xanh: Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ thì nên ăn nhiều rau xanh để hạn chế lượng cholesterol. Rau xanh cũng như các sản phẩm được làm từ đậu, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây,… đều rất tốt cho mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ bởi vì chúng chứa ít cholesterol. Đặc biệt ở trong rau xanh có rất nhiều chất xơ sẽ giúp giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
  • Bên cạnh những thức ăn có nhiều chất xơ thì các mẹ có thể tham khảo các thực phẩm như: gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, các loại trái cây (như táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi…).
  • Tránh sử dụng dầu cọ, dầu dừa: Phụ nữ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai thai thì nên tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa – các loại dầu này thường có trong kem thực vật. Thay vào đó, các mẹ nên dùng dầu ô liu, dầu đậu nành, hướng dương sẽ có tác dụng giúp hạ mức cholesterol trong cơ thể.
  • Tránh ăn nhiều bơ và dầu mỡ: Tránh các thức ăn như bơ thực vật ở dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, những thực phẩm có nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền cũng như các thức ăn nhanh vì những thực phẩm này sẽ có thể làm tăng lượng cholesterol máu.
  • Thăm khám sức khỏe thai kỳ định kỳ: Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh thì việc khám sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết để giúp phát hiện sớm các mầm bệnh cũng như có phương pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển gây ra biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi chỉ số cholesterol cao khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến thai nhi. Để đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh thì các bà mẹ cần giữ cho mình một lối sống khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện ra bệnh và có phương án điều trị thích hợp.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7