[Giải đáp] Cholesterol cao có uống sữa được không?

Cholesterol cao có uống sữa được không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Bởi máu nhiễm mỡ là căn bệnh ngày càng phổ biến, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng sống của nhiều người. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu và trong đó sữa là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Vậy để biết cholesterol cao có uống sữa được không thì mời bạn cùng GENK STF cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Xem thêm:

1. Cholesterol cao có uống sữa được không?

mo-mau
Cholesterol cao có uống sữa được không?

Sữa và các sản phẩm từ sữa là các loại thực phẩm được mọi người rất yêu thích có chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol giúp làm tăng LDL cholesterol.

Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe cho rằng, bệnh nhân bị mỡ máu cao thì vẫn có thể uống sữa bởi vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.

Uống sữa như bổ sung như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể làm giảm mức độ cholesterol và cho phép để giảm cân.

Khi bị bệnh mỡ máu bạn không cần phải kiêng sử dụng sữa tuy nhiên bạn nên chọn những loại sữa ít chất béo hay sữa không đường như phô mai ít béo, sữa chua, sữa tách kem và những loại sữa có hàm lượng chất béo không quá 1% là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân bị mỡ máu cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng sữa ít béo như trong cà phê, hay trong các công thức khi nấu ăn của mình để có thể tránh được rủi ro bị bệnh gan nhiễm mỡ.

2. Máu nhiễm mỡ uống được loại sữa nào?

Bổ sung sữa là phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng điều này rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Sử dụng sữa hợp lý sẽ cho phép người bệnh giảm cân và giúp giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả. Tuy nhiên loại sữa sử dụng cho bệnh nhân thì cần lưu ý là loại không có chất béo hay chứa hàm lượng chất béo thấp.

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm sữa bò chiếm lượng chủ yếu và được chia thành 3 nhóm gồm:

2.1. Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem còn gọi là sữa béo, sữa toàn phần, có chứa hàm lượng chất béo từ 3,2 – 3,8%, 1 số loại thì chiếm tới 4%. Loại sữa này không được khuyến khích sử dụng cho người bị máu nhiễm mỡ, kể cả người gầy do rối loạn chuyển hóa vì nó sẽ làm tăng cholesterol máu. Nếu bạn có thói quen sử dụng loại sữa này thì có thể giảm lượng chất béo từ từ hay giảm bổ sung chất béo từ thực phẩm khác.

2.2. Sữa ít béo

Sữa ít béo có hàm lượng chất béo từ 1 đến 1,8% được tách kem 1 phần nên hàm lượng chất béo thấp tuy nhiên vẫn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Canxi, magie, Kali,… Người bệnh bị máu nhiễm mỡ vẫn có thể sử dụng loại sữa này tuy nhiên cần kết hợp kiểm soát chất béo từ thực phẩm khác để giúp giảm cân, giảm chất béo hấp thu.

2.3. Sữa gầy

Sữa gầy là loại sữa tách kem chỉ chứa hàm lượng chất béo nhỏ hơn 1% và đây là loại sữa được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân bị mỡ máu cao. Sữa này có hàm lượng chất béo thấp rất an toàn và không gây tăng cao cholesterol máu.

Bên cạnh đó, khi chọn các chế phẩm chế biến từ sữa bò như sữa chua hay phô mai thì người bị máu nhiễm mỡ cũng cần phải chọn loại có hàm lượng chất béo thấp từ 1 đến 2%. Ngoài sữa bò thì người bệnh còn có nhiều loại sữa nữa để lựa chọn khác như sữa dê, sữa gạo, sữa hạnh nhân,… và các loại này cũng cần chọn loại có hàm lượng chất béo thấp.

Một số bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ thuộc đối tượng đặc biệt như là: người vừa ốm dậy, người bệnh cần phục hồi, người già khó ăn uống, người vừa phẫu thuật,… thì cần bổ sung sữa bổ dưỡng như Ensure. Tuy nhiên cần phải chọn loại có chứa nhiều thành phần như là: khoáng chất, chất đạm, tinh bột, chất béo thực vật,… và có chứa ít acid béo no cũng như cholesterol thấp để giúp hạn chế mỡ máu tăng cao. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên kiểm tra lượng mỡ máu và giám sát sức khỏe bởi bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm >>> [Giải đáp] Cholesterol cao có ăn được hải sản không?

3. Một số loại sữa khác mà người bị máu nhiễm mỡ 

mau-nhiem-mo-nen-uong-sua-gi
Máu nhiễm mỡ uống được loại sữa nào?

Nếu như bạn đang thắc mắc ngoài sữa bò thì bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì khác thì dưới đây là danh sách các loại sữa mà bạn có thể sử dụng thay thế rất tốt cho sức khỏe và kiểm soát cholesterol trong máu. 

3.1. Sữa đậu nành

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người sử dụng sữa đậu nành và chế phẩm như sữa đậu nành có thể giúp kiểm soát cholesterol xấu trong máu tốt hơn và đồng thời lượng cholesterol tốt trong chế phẩm sữa này cũng cao hơn từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sữa đậu nành là thực phẩm không có cholesterol, lại ít chất béo bão hòa là loại thực phẩm mà người bệnh có thể lựa chọn để bổ sung hàng ngày.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành cung cấp lượng chất đạm rất lớn, chứa nhiều Vitamin và khoáng chất như: Omega-3, Vitamin E, Niacin, B-6, choline, Kali, Photpho, Kẽm, Magie,… để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. Ngoài việc bổ sung sữa đậu nành để thay thế cho sữa bò tươi thì người bệnh bị máu nhiễm mỡ còn có thể dùng đạm đậu nành thay thế cho đạm động vật.

3.2. Sữa tỏi

Tỏi là 1 loại gia vị rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm hàm lượng mỡ máu hiệu quả cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Bạn cũng có thể tự chế biến loại sữa này đơn giản tại nhà như sau:

  • Bóc 10 nhánh tỏi nhỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Cho 500ml sữa ít béo, tỏi đã băm cùng với 250ml nước vào nồi.
  • Đun sôi hỗn hợp rồi giữ lửa nhỏ và khuấy đều tay.
  • Thêm lượng đường vừa đủ, tắt bếp.
  • Uống khi ấm sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Người bệnh bị máu nhiễm mỡ có thể uống sữa tỏi hàng ngày để giúp làm giảm cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông.

3.3. Sữa dừa

Sữa dừa không đường cũng là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ bởi thức uống này không chứa cholesterol và rất giàu chất béo bão hòa. Khoảng 220ml sữa dừa không đường sẽ có chứa khoảng 4g chất béo bão hòa, vì vậy người bệnh cũng không nên dùng thường xuyên.  

3.4. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân cũng là loại sữa không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, tuy nhiên rất giàu canxi và Vitamin D từ đó rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol máu.

3.5. Sữa gạo

Sữa gạo là loại sữa thực vật có chung ưu điểm với sữa đậu nành hay hạnh nhân đó là chứa ít protein và không chứa cholesterol. Tuy nhiên sữa gạo chứa rất ít đạm nên sẽ không thể là nguồn bổ sung đạm chính thức cho cơ thể.

3.6. Sữa dê

Sữa dê cũng có thể là sự lựa chọn thay thế, mà có thể thỉnh thoảng sử dụng trong chế độ ăn của bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Giống như sữa bò thì sữa dê chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa nên sẽ cần phải lựa chọn loại có hàm lượng chất béo thấp và không nên sử dụng quá thường xuyên.

Xem thêm >>>> Cholesterol cao bao nhiêu phải uống thuốc? Những lưu ý khi uống thuốc hạ mỡ máu

4. Cách lựa chọn loại sữa cho người bị máu nhiễm mỡ như thế nào?

Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tuyệt vời cho người mỡ máu cao, tuy nhiên thì không phải tất cả các loại sữa nhóm người bị mỡ máu cao đều có thể sử dụng được. Do đó, để chọn được loại sữa mà vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa an toàn thì nên chọn sữa cho người mỡ máu cao theo những tiêu chí dưới đây.

4.1. Sữa có hàm lượng chất béo thấp

Thông thường với những loại sữa không đường hay sữa đã tách kem thì hàm lượng chất béo trong sữa tương đối thấp không quá 1%, do đó người bị mỡ máu cao nên ưu tiên chọn những loại sữa này nhé. Những loại sữa này thì vẫn có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể người mỡ máu, mà lại không làm gia tăng lượng cholesterol “xấu” trong máu.

Ngoài ra, việc sử dụng những loại sữa này còn giúp đem đến tác động kép, giúp hạn chế được nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường.

4.2. Lưu ý với sữa chứa lactose

Lactose là 1 loại đường thường xuất hiện trong sữa cũng như các chế phẩm của sữa. Đây là chất rất tốt và cần thiết cho cơ thể vì chúng cung cấp năng lượng cho hầu hết các hoạt động của cơ thể hoạt động, cũng như giúp cho cơ thể hấp thụ sắt và canxi tốt hơn. Lactose cũng đã được chứng minh công dụng trong việc kích thích lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Lactase là một chất được sản sinh ra trong ruột non, giúp đảm nhiệm vai trò phân tách đường Lactose thành 2 loại đó là glucose và đường galactose để hấp thụ vào cơ thể được tốt hơn. Tuy nhiên nếu như cơ thể thiếu hụt Lactase thì đường lactose sẽ không được phân tách và sẽ ứ đọng trong cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi và đây cũng được gọi là chứng không dung nạp lactose.

Chính vì vậy, người bị mỡ máu cao nên tự kiểm nghiệm về độ dung nạp của cơ thể mình với sữa có chứa đường lactose. Nếu như cơ thể xuất hiện những triệu chứng như vừa kể trên thì cần ngưng dùng sữa chứa lactose. Ngược lại nếu như cơ thể vẫn bình thường thì việc sử dụng sữa chứa đường lactose nên được áp dụng thường xuyên để cho cơ thể được khỏe mạnh.

Để biết được đâu là loại đường có hay không chứa đường lactose thì người dùng có thể theo dõi ở bảng thành phần dinh dưỡng đã được in trên bao bì sản phẩm.

4.3. Chọn loại sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng

Để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động thì sữa cho người mỡ máu cao nên ưu tiên chọn đó là những loại sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng như là: các Vitamin nhóm B, A, C, E và Kẽm, Magie, Selen… Những thành phần này sẽ giúp cho người mỡ máu cao cải thiện được tình trạng sức khỏe, mà không làm cho bệnh tiến triển xấu đi.

5. Danh sách 10 loại sữa công thức rất tốt cho người bị mỡ máu cao

mau-nhiem-mo-có-nen-uong-sua-khong
Lựa chọn loại sữa cho người bị máu nhiễm mỡ như thế nào?
  • Sữa Aged Care Formula
  • Sữa Cadier Gold 
  • Sữa Gluvita Gold
  • Sữa Nutren Diabetes
  • Sữa Regilait Bone Nutrition
  • Sữa Ensure Original Nutrition Powder
  • Sữa Sure Prevent
  • Sữa Nutricare gold 
  • Sữa Diabetcare gold
  • Sữa Eurofit Cad Ibet

6. Giải đáp một số thắc mắc của người bị mỡ máu cao

6.1. Người bị máu nhiễm mỡ thì có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa và đây cũng là thực phẩm yêu thích của nhiều người. Vậy bệnh nhân máu nhiễm mỡ thì có nên ăn sữa chua không? Thực tế các chuyên gia sức khỏe cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn chế phẩm từ sữa này và sự thay đổi nồng độ cholesterol nhưng chưa có kết luận rõ ràng. Do đó, để cho an tâm hơn thì người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn sữa châu.

6.2. Người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?

Trứng được xem là 1 trong những thực phẩm giàu cholesterol, tuy nhiên lại là món ăn mà người bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên hạn chế. Trong trứng thường có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như là: Protein, Vitamin B1, Calci, đặc biệt có chứa rất nhiều chất oxi hóa và giàu choline… Ăn trứng sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh về tim mạch và đồng thời giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho não từ đó giúp xương và cơ chắc khỏe hơn đồng thời sẽ giúp cơ thể cân đối được cân nặng.

Vậy thì bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không? Câu trả lời hoàn toàn là “Có thể”. Tuy nhiên chỉ ăn ở một mức độ cho phép, đối với người bị bệnh máu nhiễm mỡ thì chỉ nên ăn từ 2 đến 3 quả 1 tuần còn đối với người bình thường thì nên sử dụng 5 đến 6 quả 1 tuần. Vì trong trứng chứa rất nhiều dưỡng chất nên nếu nạp vào cơ thể quá nhiều thì cơ thể người bệnh không thể hấp thụ và chuyển hóa hết thành năng lượng được. Chính vì lý do đó, cần cân đối lại việc sử dụng trứng hàng ngày để có thể đảm bảo rằng việc sử dụng trứng sẽ không làm phát sinh bệnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

6.3. Người mỡ máu có nên ăn lạc không?

Một khi đã bị bệnh thì người ta sẽ quan tâm đến mọi loại thực phẩm để xem mình có thể tiếp tục ăn hàng ngày được hay không. Cũng không nằm ngoài sự hoài nghi thì 1 số đông người thắc mắc “bị mỡ máu có nên ăn lạc?”.

Lạc là 1 nguồn thực phẩm rất dồi dào protein, carbohydrates và chất xơ. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin B. Ngoài chức năng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể thì vitamin B3 có trong củ lạc còn giúp cơ thể sản xuất nhiều loại hormone. Ăn lạc còn giúp cung cấp cho cơ thể 12% tiamin (còn gọi là vitamin B1), 5% axit pantothenic (còn gọi là vitamin B5), 5% vitamin B6 và 2% riboflavin (còn gọi là vitamin B2) trong tổng số nhu cầu vitamin mỗi ngày.

Nhiều người lo lắng, vì trong lạc chứa nhiều chất béo thì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng mỡ máu cao và những người bị bệnh này thì không nên ăn lạc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe thì nếu bạn tiêu thụ từ 30 – 50g lạc từ 5 lần trở lên trong một tuần có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn 25%. Bởi vì lạc là cây họ đậu nên chúng cũng cung cấp nhiều protein hơn bất kỳ loại hạt nào khác. Và cuối cùng, lạc cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời đồng thời giúp giảm mức LDL-cholesterol trong máu.

Xem thêm >>> [Giải đáp] Cholesterol xấu có nhiều trong thực phẩm nào?

6.4. Người bệnh máu nhiễm mỡ nên uống trà gì?

Nhiều người cũng sẽ quan tâm đến các loại trà có tác dụng giúp giảm mỡ máu để sử dụng, vừa tiện cho việc để giải khát hàng ngày, vừa lại mang lại hiệu quả điều trị bệnh.

Một số loại trà mà người bệnh máu nhiễm mỡ nên uống, đó là:

  • Trà xanh

Tính vị của lá trà xanh đó là hơi lạnh, có vị ngọt đắng, không độc hại và đồng thời có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tan đờm cũng như tiêu hóa thức ăn. Khi thời tiết nóng nực thì uống trà có thể giải khát, làm ấm bụng, rất tốt cho dạ dày.

Bên cạnh đó, trong lá trà xanh còn có chứa nhiều sắc tố, có tác dụng phòng bệnh xơ cứng động mạch và có thể giúp làm giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu. Các sắc tố có chứa trong nước trà xanh có tác dụng rõ rệt đối với phòng chống xơ cứng động mạch. Và đồng thời hương thơm trong lá trà xanh có thể giúp hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy khả năng hấp thu.

Trà xanh sẽ giúp hạn chế cảm giác thèm ăn cũng như đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm lượng cholesterol trong máu và thậm chí còn giảm được nguy cơ ung thư. Chính vì vậy, người trung niên sẽ thường xuyên uống nước trà xanh, đặc biệt là trà loãng bởi vì loại đồ uống này có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất tốt, vừa giúp phòng được bệnh máu nhiễm mỡ, vừa giúp phòng bệnh ung thư.

  • Trà được làm từ lá sen, nấm Linh Chi và cỏ ngọt

Với tinh chất từ lá sen, nấm linh chi và cỏ ngọt, loại trà này sẽ giúp hạ mỡ máu, giúp giảm cholesterol làm giảm cân một cách từ từ và tự nhiên mà lại hoàn toàn không gây ra chút phản ứng phụ nào. Theo những nghiên cứu về y học thì dược tính của lá sen sẽ giúp giảm mỡ máu và lượng cholesterol rất hiệu quả.

  • Trà có thành phần Ô long, Hòe giác, Hà thủ ô, vỏ bí đao và Sơn tra nhục.

Bạn lấy Hòe giác, Sơn tra nhục, vỏ bí đao và Hà thủ ô cho nước vào nấu, pha với trà Ô long để uống. Trà này có tác dụng giúp hạ huyết, dùng rất hiệu quả cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

  • Trà lá sen

Trà làm từ lá sen tươi và, nếu không có lá sen tươi thì có thể dùng lá sen khô thay thế. Bạn ngâm lá sen sau đó rửa sạch, thái nhỏ, cho vào cốc sứ rồi ngâm nước sôi, sau khi ngâm 15 phút có thể uống thay trà. Tác dụng của loại trà này giúp hạ cholesterol máu, dùng cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

Như vậy nếu như vẫn còn băn khoăn cholesterol cao có uống sữa được không, bạn có thể gặp và trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Việc sử dụng sữa cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ sẽ không quá phức tạp và không cần kiêng khem nhiều, tuy nhiên bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra mỡ máu thông qua xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm các biến chứng bệnh.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7