[Giải đáp] Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?

Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không là một câu hỏi mà không nhiều bệnh nhân quan tâm và thường bị bỏ qua. Như chúng ta đã biết thì chỉ số cholesterol cao có thể gây ra 1 số ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không và để trả lời cho câu hỏi này thì mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Khi nào thì mức cholesterol được xem là thấp?

cholesterol-thap-co-nguy-hiem-khong
Khi nào thì mức cholesterol được xem là thấp?

Cholesterol là 1 thành phần của lipid máu, đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống sinh học của cơ thể. Cholesterol có liên quan đến quá trình tạo ra vitamin D, axit mật cũng như một số loại hormone, đồng thời nó còn giúp hỗ trợ hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh. Phần lớn cholesterol trong cơ thể sẽ do gan tạo ra và phần còn lại là từ thức ăn như các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật,…

Đặc điểm chung của cholesterol đó là không tan trong nước, do đó chúng cần phải liên kết với protein để tạo thành lipoprotein thì mới có thể di chuyển được trong máu. Cholesterol được phân làm 2 dạng bao gồm: lipoprotein mật độ thấp (còn được gọi là LDL) và lipoprotein mật độ cao (còn được gọi HDL). Ngoài tên gọi chính thì LDL thì còn được gọi với tên gọi đó là cholesterol xấu bởi vì loại cholesterol này có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Ngược lại, HDL hay được gọi là cholesterol tốt bởi vì có khả năng vận chuyển LDL từ máu đến gan để phân hủy cũng như đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Thông thường, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được xem là bình thường khi ở mức giới hạn như sau:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
  • Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL
  • Chỉ số LDL < 100mg/dL

Giới hạn này cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chủng tộc, giới tính và độ tuổi, vì vậy cũng rất khó nói được chính xác được ở giới hạn nào là cholesterol thấp. Tuy nhiên, nó có thể được xem là rất thấp nếu như chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hay chỉ số LDL < 40mg/dL.

2. Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?

Hầu hết chúng ta đều biết thì chỉ số cholesterol trong máu cao có thể gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và cụ thể là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến hay đột quỵ. Do đó, chỉ số cholesterol thấp sẽ thường có lợi hơn đối với sức khỏe.

Nhưng trên thực tế nếu như cholesterol toàn phần hay LDL ở mức rất thấp và kéo dài thì sẽ tác động không tốt đến một số vấn đề về sức khoẻ, như là:

  • Gây rối loạn các hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh và tế bào sinh dục
  • Làm giảm chức năng sản xuất một số hormone của cơ thể
  • Làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết
  • Nhiều khả năng sẽ bị mắc các chứng lo lắng và trầm cảm
  • Có thể gây mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư
  • Phụ nữ mang thai thì sẽ có khả năng sinh non hay sinh con nhẹ cân, nếu cholesterol quá thấp trong thai kỳ.

Như vậy thì có thể thấy chỉ số cholesterol thấp cũng là 1 tình trạng cần được quan tâm và khắc phục bởi vì nếu không kịp thời phát hiện thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3. Những triệu chứng của cholesterol thấp

Những người có mức cholesterol cao sẽ thường không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi cơn đau tim hay đột quỵ xảy ra. Ngoại trừ trường hợp mà có quá nhiều chất béo tích tụ sẽ gây tắc nghẽn động mạch vành nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ bị đau ngực do giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Và những điều này sẽ không xảy ra đối với người có chỉ số cholesterol thấp.

Thay vào đó thì triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo lắng có thể là dấu hiệu để nhận biết được mức cholesterol trong máu đang thấp và các triệu chứng này bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy thất vọng và bi quan
  • Luôn lo lắng, bất an và cảm thấy bồn chồn trong người
  • Lú lẫn tâm thần và khó tập trung
  • Tâm trạng thay đổi, rất dễ bị kích động
  • Khó khăn khi đưa ra quyết định
  • Mất ngủ thời gian dài
  • Chán ăn và ăn không ngon miệng

Nếu như nghi ngờ bản thân có mức cholesterol giảm xuống thấp hay gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên thì bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế. Cấc bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và đưa ra những kết luận chính xác nhất đối với tình trạng của bạn.

4. Phải làm gì để tăng mức cholesterol lên?

cholesterol-thap
Phải làm gì để tăng mức cholesterol lên?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào có tác dụng giúp làm tăng cholesterol toàn phần, cũng như LDL. Đối với cholesterol tốt HDL thì có thể giúp gia tăng nồng độ trong máu bằng cách sử dụng các thuốc nhóm statin. Tuy nhiên thuốc statin cũng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn do đó người bệnh chỉ nên sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.

Mặc dù khó có biện pháp làm tăng chỉ số cholesterol theo như mong muốn, tuy nhiên chúng ta có thể duy trì được cholesterol ở mức ổn định bằng cách điều chỉnh lối sống cũng như chế độ ăn uống. Dưới đây là một vài biện pháp có thể giúp ích cho bạn, đó là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo cũng như các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa để cắt giảm lượng chất béo bão hòa. Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và axit béo omega-3 như là: cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá thu, quả óc. chó, hạt chia, bột yến mạch và rau xanh cũng như các loại hoa quả,…
  • Giảm cân: việc duy trì cân nặng ở một mức độ hợp lý có thể giúp làm tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể và giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Hạn chế bia rượu: mỗi ngày uống 1 lượng vừa phải rượu vang trắng đã được chứng minh là có thể giúp làm tăng mức độ HDL, tuy nhiên điều này không được khuyến khích nhiều, bởi vì nếu uống quá nhiều rượu thì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn bao gồm đó là huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.
  • Không được hút thuốc lá: ngừng hút thuốc lá sẽ giúp cải thiện được mức cholesterol HDL trong máu và đồng thời chức năng phổi, huyết áp, nhịp tim cũng được cải thiện.
  • Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục đều đặn khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa được tình trạng béo phì giúp làm giảm mức LDL có hại và tăng HDL có lợi.
  • Ngoài các biện pháp trên thì bạn cũng có thể dùng thêm 1 số sản phẩm bổ sung có thành phần dầu cá, coenzyme Q10, chất xơ hòa tan để có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ duy trì mức cholesterol ở trong giới hạn bình thường.

5. Làm sao để giữ chỉ số cholesterol ở mức ổn định?

5.1. Nên duy trì cân nặng ổn định mức bình thường

Nếu như cân nặng vượt quá mức cho phép thì sẽ sinh ra tình trạng béo phì, thừa cân và tình trạng này sẽ đưa chỉ số cholesterol xấu tăng cao. Vì vậy để cải thiện được chỉ số cholesterol tốt thì chúng ta cần duy trì một mức cân nặng hợp lý.

5.2. Nên hạn chế dùng rượu bia để tăng chỉ số cholesterol tốt

Lượng chất cồn cũng như chất độc hại có trong rượu bia sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Và đương nhiên việc sử dụng bia rượu sẽ giúp đẩy chỉ số cholesterol xấu lên cao và đồng thời hạ chỉ số cholesterol tốt xuống thấp. Vì vậy, để cải thiện chỉ số cholesterol thì chúng ta cần hạn chế lượng bia rượu sử dụng và tốt nhất là nên loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống.

5.3. Tăng cường ăn cá trong thực đơn ăn uống hàng ngày

Cá là 1 thực phẩm chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và một nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của cá có tác dụng giúp thúc đẩy sự gia tăng cholesterol tốt và hạn chế sự gia tăng của các chỉ số cholesterol xấu. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày thì chúng ta nên bổ sung cá.

5.4. Nên tập thể dục cải thiện cholesterol tốt

Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức đề kháng tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn cần tăng cường tập luyện ít nhất 30 đến 40 phút mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho bạn câu hỏi cholesterol thấp có nguy hiểm không. Tóm lại, mức cholesterol thấp hay cao sẽ đều có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol và nên kết hợp với việc thiết lập một lối sống khoa học để đảm bảo có được một sức khỏe tốt nhất.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7