10 loại thức ăn giảm mỡ máu chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng
Ngày nay, tình trạng mỡ máu không xuất hiện phổ biến ở tuổi trung niên mà giờ đã gặp ở nhiều người trẻ tuổi. Vậy khi bị mỡ máu cao thì nên chú ý những gì về vấn đề thực phẩm? Bài viết dưới đây GENK STF sẽ bật mí cho bạn các loại thức ăn giảm mỡ máu mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Giảm mỡ máu: 5 bài thuốc đơn giản cho hiệu quả cao
- Giảm mỡ máu bằng bài thuốc đơn giản bằng thuốc nam
Nội dung bài viết
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Các thực phẩm giàu Carbohydrate cũng như chất xơ phức tạp như ngũ cốc, bánh mì thô, gạo lứt… rất tốt cho tình trạng hạn chế mỡ máu tăng cao. Loại thức ăn giảm mỡ máu này vẫn có chứa một lượng chất đạm vừa phải, đáp ứng được nhu cầu chất béo tối thiểu cho các hoạt động của cơ thể.
Việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt có thể dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như nấu cơm gạo lứt ăn hàng ngày, làm bột ngũ cốc để uống… Tùy từng điều kiện của mỗi người mà có thể áp dụng các phương thức khác nhau. Miễn là đảm bảo rằng thực phẩm được sử dụng là loại thực phẩm sạch, không chứa chất bảo quản cũng như tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Hoặc trong quá trình chế biến không thêm nếm các loại gia vị không có lợi cho bệnh tình, ví dụ như mỡ động vật.
2. Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu và chế phẩm từ đậu đều có thể tác dụng làm hạ lượng đường và insulin trong máu. Nó cũng hỗ trợ rất tích cực cho việc hạ mỡ máu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Vì vậy, hãy thường xuyên bổ sung thêm các loại đậu như đậu đỏ, đậu nành, đậu lăng… trong bữa ăn hàng ngày của người bị mỡ máu cao. Có thể cải biến và sử dụng chúng dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như nấu cơm, nấu xôi, ăn đậu phụ, đậu tương, uống sữa đậu nành…
3. Dưa chuột
Lượng chất xơ có trong dưa chuột rất có lợi cho hệ tiêu hóa, làm quá trình đường chuyển hóa thành chất béo bị hạn chế lại. Nó cũng giúp cho việc hấp thu cholesterol của cơ thể được kiềm hãm. Đồng thời, đẩy nhanh việc đào thải các chất có hại cho tình trạng mỡ máu.
4. Súp lơ
Súp lơ là một trong những thức ăn giảm mỡ máu khá hiệu quả. Cả súp lơ xanh và súp lơ trắng đều được khuyên dùng nhiều trong chế độ ăn của người bệnh. Lý do là bởi lượng chất xơ dồi dào và nguồn vitamin, khoáng chất có trong súp lơ có tác dụng làm sạch lòng mạch khá tốt.
Đặc biệt, là hoạt chất Flavonoid trong súp lơ có khả năng hấp thụ lượng Cholesterol đang lắng đọng ngay trên thành động mạch. Nó cũng giúp ngăn cản được quá trình tiểu cầu bị ngưng kết khiến nguy cơ phát sinh các bệnh liên quan đến tim mạch xảy ra.
5. Hành tây
Trong hành tây chứa một số hoạt chất có cơ chế hoạt động tương đồng với chất Aspirin. Do vậy, sử dụng hành tây sẽ giúp làm lượng Cholesterol trong máu giảm, hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạnh và làm giảm độ nhớt của máu. Với mỗi người trưởng thành, có thể sử dụng khoảng 60g hành tây mỗi ngày để hạn chế tình trạng tăng Cholesterol máu.
6. Mướp đắng
Mướp đắng là loại thức ăn giảm mỡ máu có rất nhiều vitamin C, vitamin B1 cũng như các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Sử dụng nhiều mướp đắng sẽ giúp cho tình trạng mỡ máu được cải thiện. Đồng thời, người bệnh cũng có thể an tâm về khả năng làm giảm đường máu của loại quả này.
7. Cần tây
Cần tây có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Nó làm cho lượng mỡ thừa trong quá trình tiêu hóa được đào thải một cách nhanh chóng. Vì vậy, nên sử dụng cần tây xuất hiện nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày của người bị mỡ máu cao để tận dụng được lợi ích này.
8. Rong biển
Rong biển được biết đến như một trong những loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe con người. Lượng iot cũng như magie dồi dào trong rong biển ngăn cản quá trình cholesterol lắng đọng thành các mảng bám trong thành động mạnh.
Bên cạnh đó, hiệu quả làm giảm Cholesterol cũng như Triglycerid của rong biển của được đánh giá rất cao. Nguyên nhân là do lượng Laminaria Polysaccharide được tìm thấy trong rong biển. Vì vậy, thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cho người bị mỡ máu cao cải thiện được bệnh trạng.
9. Táo
Khi nhắc đến hoa quả nào là loại thức ăn giảm mỡ máu hiệu quả thì các chuyên gia dinh dưỡng đều không bỏ qua táo. Loại quả này có khá nhiều chất xơ hòa tan là Pectin. Pectin giúp cho nồng độ Cholesterol trong máu được kiểm soát một cách hiệu quả theo cơ chế tăng cường hoạt động của nhu động ruột và làm giảm sự hấp thụ Cholesterol của cơ thể.
10. Các loại hoa quả, rau củ khác
Ngoài những loại thực phẩm nổi bật trên thì còn khá nhiều loại thức ăn giảm mỡ máu hiệu quả khác. Ví dụ như các loại nấm, các loại rau xanh đậm, rau củ mùa đông, trái cây họ cam quýt,…
Bên cạnh quan tâm đến các thức ăn giảm mỡ máu thì việc có một kế hoạch thể dục thể thao hợp lý cũng rất có lợi cho quá trình này. Nhất là ở các đối tượng đang trong tình trạng thừa cân, béo phì.
Việc tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng vừa sức sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa được tích lũy dưới dạng mỡ trong cơ thể. Nó cũng kích thích các hoạt động chuyển hóa đào thải mỡ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Đồng thời, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Mong rằng chia sẻ của bài viết về một số loại thức ăn giảm mỡ máu mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trên đây sẽ hữu ích cho các bạn!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị