Trẻ bị nổi hạch dưới cằm có nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị nổi hạch dưới cằm có nguyên nhân do đâu là một vấn đề mà các bố mẹ vô cùng lo lắng. Bỗng một ngày thức dậy bố mẹ phát hiện khối hạch sưng bất thường ở dưới cằm của con. Chắc hẳn các bạn sẽ vô cùng lo lắng và hoang mang không biết trẻ bị nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không? Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nổi hạch dưới cằm là gì? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được GENK STF giải đáp trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Nổi hạch dưới cằm khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
- Nổi hạch ở sau gáy là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
1. Trẻ bị nổi hạch dưới cằm là gì?
Cơ thể chúng ta được duy trì khỏe mạnh là nhờ vào sự vận hành tuyệt vời của hệ thống miễn dịch trong cơ thể trong đó bao gồm cả các hạch bạch huyết.
Các hạch bạch huyết trong cơ thể là những tuyến nhỏ, đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát dòng lưu thông dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết từ khắp các nơi trong cơ thể sẽ lưu thông qua hệ thống bạch huyết và các hạch đây là nơi lưu trữ các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu vốn được biết là những tế bào đóng vai trò tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể.
Khi thành phần bất thường xuất hiện xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng bị giữ lại tại đây. Sự tích tụ của các vật thể lạ này trong cơ thể sẽ gây ra các phản ứng sưng hạch. Có thể nói nổi hạch ở dưới cằm là tình trạng sưng lên của các hạch bạch huyết vùng dưới cằm của trẻ nhỏ mà chúng ta có thể sờ hoặc có thể nhìn thấy được.
2. Trẻ bị nổi hạch dưới cằm có phải là dấu hiệu của ung thư?
Trẻ bị nổi hạch dưới cằm có phải là dấu hiệu của ung thư có lẽ là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm và lo lắng. Khi trẻ bị nổi hạch dưới cằm, các bố mẹ sẽ lo lắng không biết có phải ung thư hay không? Tuy nhiên đa số các trường hợp nổi hạch dưới cằm chủ yếu là do phản ứng viêm nhiễm. Mặc dù ung thư vẫn có khả năng xuất hiện tuy nhiên với tỉ lệ rất thấp.
- Ung thư di căn đến hạch: Là tình trạng các tế bào ung thư ở vùng lân cận như: miệng, họng, tuyến giáp, tuyến nước bọt hay từ cơ quan xa hơn cũng có thể di căn (lây lan) đến các hạch bạch huyết.
- Bệnh bạch cầu.
- Ung thư tại hạch bạch huyết như bệnh Hodgkin. Đặc điểm của hạch hodgkin đó là: hạch nổi to, cứng chắc như đá và không đau. Hạch sẽ xuất hiện từ thượng đòn trái, lan lên cổ rồi lan sang hai bên nách. Người mắc bệnh sẽ xuất hiện những đợt sốt và đi kèm với đó là nổi thêm hạch. Bệnh sẽ có nguy cơ gây tử vong nếu như không được điều trị.
Trong trường hợp nổi hạch ở dưới cằm do ung thư bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Khối sưng hạch không mềm, có cảm giác cứng và không đau khi sờ chạm.
- Khối sưng hạch sẽ tồn tại lâu ngày trên vài tuần.
Các triệu chứng liên quan có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại ung thư như:
- Xuất hiện vết loét không lành tại các vị trí khác trên cơ thể.
- Khó nuốt.
- Xuất hiện các thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của mụn cóc, nốt ruồi và vết loét miệng.
- Ho dai dẳng.
- Bị giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt và đổ mồ hôi đêm.
- Suy nhược cơ thể.
3. Biểu hiện triệu chứng nổi hạch dưới cằm ở trẻ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bị nổi hạch ở dưới cằm mà các triệu chứng có thể thay đổi. Các hạch ở cằm của trẻ khi sưng lên sẽ có thể có kích thước từ bé như hạt đậu cho đến lớn hơn như quả ô liu. Hạch sờ mềm hoặc dai hay cứng. Nổi hạch dưới cằm sẽ có thể đau hoặc không. Nổi hạch ở cằm có thể khiến cho bạn gặp khó khăn trong vận động cổ; có thể bị đau khi nhai hoặc quay đầu.
Các bé cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác kèm theo như:
- Xuất hiện nổi các hạch bạch huyết khác kèm theo như: hạch ở bẹn, dưới cánh tay.
- Xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng…
- Sốt, mệt mỏi.
- Đau tai.
- Đau răng.
- Sưng nướu.
- Có các dấu hiệu thay đổi ở da.
- Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
4. Các nguyên nhân trẻ bị nổi hạch dưới cằm
Có rất nhiều nguyên nhân lành tính hay ác tính gây ra nổi hạch ở dưới cằm. Các nguyên nhân đó có thể bắt nguồn tại chỗ hay toàn thân. Nguyên nhân lành tính thường gặp đó là do xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể (tại chỗ hay toàn thân). Các hạch bạch huyết sẽ thường sưng lên khi bị nhiễm trùng, hay có sự xâm nhập của tế bào lạ hoặc do bị căng thẳng kéo dài. Khi hạch nổi nghĩa là hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động hiệu quả để loại bỏ tác nhân gây hại.
Nổi hạch ở dưới cằm có thể là do một số các nguyên nhân sau đây:
- Cảm cúm.
- Nhiễm vi khuẩn và virus gây hại.
- Nhiễm trùng răng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Viêm xoang.
- Nhiễm trùng tai.
- Viêm họng, viêm amidan.
- Mọc răng ở trẻ nhỏ.
- Nhiễm trùng da.
- Viêm mô tế bào vùng mặt.
- Người mắc bệnh sởi, thủy đậu.
- Người mắc HIV, giang mai, lậu, chlamydia hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân.
- Lao hạch.
Ngoài ra, trẻ bị nổi hạch dưới cằm có thể do một số nguyên nhân nghiêm trọng khác như:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch (như lupus, viêm khớp dạng thấp): Các rối loạn miễn dịch sẽ làm thay đổi đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể đối với các tác nhân gây hại. Hệ miễn dịch sẽ có thể nhận biết sai các thành phần trong cơ thể và hình thành các phản ứng chống lại; gây ra triệu chứng hạch nổi ở dưới cằm và tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Khi bị bệnh lý này, trẻ sẽ thể có biểu hiện nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau chứ không phải chỉ ở các hạch bạch huyết.
- Ung thư: các tế bào ung thư sẽ lây lan trong cơ thể đến các hạch bạch huyết ở dưới cằm cũng có thể gây ra triệu chứng nổi hạch dưới cằm như: ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, ung thư cũng có thể xuất phát từ ngay trong các hạch bạch huyết của trẻ.
- Do sử dụng một số loại thuốc và phản ứng dị ứng thuốc có thể gây nổi hạch dưới cằm như: thuốc chống sốt rét.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác gây sưng hạch bạch huyết nhưng không phổ biến bao gồm:
- Sốt mèo cào.
- Viêm nướu.
- Bệnh bạch cầu.
- Lở miệng.
- Bệnh toxoplasmosis.
- Bệnh lao.
- Hội chứng Sezary.
- Bệnh zona.
5. Trẻ bị nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không?
Hạch dưới hàm nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tính chất, vị trí cũng như kích thước của hạch. Hạch nhỏ có kích thước nhỏ dưới 1cm, xuất hiện ở những vị trí như vùng ở đầu mặt cổ, hạch di động, không đau xuất hiện từ lâu sẽ thường là hạch lành tính. Những người mắc bệnh viêm nhiễm mãn tính vùng đầu cổ thì sẽ thường khám thấy hạch ở dưới hàm hay góc hàm.
Các trường hợp viêm nhiễm cấp tính vùng đầu mặt cổ của trẻ, như viêm miệng, viêm họng, viêm tai giữa, sưng răng lợi, viêm amidan cấp,… hạch sẽ thường đau sưng trong đợt viêm nhiễm. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi ổ viêm nhiễm thì hạch sẽ nhỏ lại và không đau nữa. Nếu như trẻ vẫn ăn ngủ và chơi ngoan thì cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng. Nếu có triệu chứng ho, sốt… thì cần nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp. Các trường hợp hạch ung thư, sẽ thường có dấu hiệu hạch xuất hiện ở vị trí bất thường ví dụ như là hạch thượng đòn, hạch to, cứng, không di động, hạch dính với các tổ chức xung quanh, không gây đau. Chính vì vậy, bố mẹ khi chăm sóc cho con nên quan sát đặc điểm hạch dưới cằm của trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề trẻ bị nổi hạch dưới cằm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc cho trẻ.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị