Nanh sữa là gì? Trẻ sơ sinh bị nanh sữa phải làm sao?

Để trẻ có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp, cha mẹ cần chăm sóc răng miệng cho con từ sớm. Khi còn nhỏ, nướu răng của bé rất dễ bị tổn thương. Nếu cha mẹ chăm sóc răng cho con không đúng cách, trẻ có thể bị nanh sữa (u nang lợi). Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, cùng Genk STF tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Xem thêm:

Nanh sữa là gì?

Nanh sữa là tình trạng u nang lợi nằm trên vị trí hai răng nanh của bé. Về bản chất đây chính là 1 dạng u nang. Nanh sữa có lớp vỏ bọc bên ngoài mỏng, bên trong chứa đầy các chất Keratin màu trắng đục. Do đó, khi con bị u nang lợi mẹ sẽ thấy các đốm trắng xuất hiện trên nướu.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh rất dễ bị nanh sữa là do trong quá trình răng sữa hình thành đã làm sót lại các mảnh vụn tế bào. Khi chúng tích tụ lại sẽ hình thành các u nang và phát triển cùng với phôi thai. Tuy vậy, dấu hiệu nhận biết nanh sữa cũng không quá rõ ràng. Chính vì thế, không ít cha mẹ nhầm lẫn tình trạng này với một dạng u nang khác trong khoang miệng. Biểu hiện của tình trạng này là các u sẽ nằm rải rác trên vòm miệng. 

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm gì không?

Khi bị nanh sữa, rất nhiều cha mẹ lo lắng sức khỏe răng miệng của con sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng nếu bé gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia, bản chất của nanh sữa là một tổn thương tăng sinh tế bào lành tính và được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng bên ngoài. Các u nang thường xuất hiện ở vị trí xung quanh răng hàm trên của con. Do đó, nanh sữa sẽ không gây nguy hiểm cho bé. Tình trạng này có thể hết sau 2 tuần hoặc khi con được 5 tháng tuổi, lâu nhất là 8 tháng tuổi. Hiện nay, tỉ lệ mọc nanh sữa ở trẻ khá cao. Nguyên nhân là do nướu răng không được vệ sinh đúng cách, dẫn đến nhiễm khuẩn. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy đau nhức và khó chịu khi bú hoặc uống nước.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nanh sữa

Mặc dù, nanh sữa không nguy hiểm như cha mẹ vẫn tưởng. Tuy nhiên, để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu cho con mẹ cần phải quan sát tình trạng răng miệng và phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng. Từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nanh sữa:

  • Nanh sữa là u nang có kích thước nhỏ khoảng từ 2 – 3mm, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng thường mọc ở trên nền lợi, vùng răng nanh.
  • Trẻ có dấu hiệu giảm bú, bỏ bú, bú đau, quấy khóc nhiều.

Khi phát hiện những dấu hiệu này, mẹ cần phải theo dõi vùng lợi bị viêm tránh tình trạng bội nhiễm, khiến con bị sưng đau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nanh sữa mọc “kín” trên răng, rất khó để phát hiện. Đến khi mẹ kịp nhận biết thì bệnh lý răng miệng này đã tiến triển nặng hơn.

Trẻ sơ sinh xuất hiện nanh sữa phải làm sao?

Khi trẻ mọc nanh sữa, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy theo dõi tình trạng cụ thể và tìm cách khắc phục hiệu quả. Nếu thấy u nang quá to khiến trẻ sốt, đau, quấy khóc hãy đưa con đến gặp nha sĩ ngay. Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ nanh sữa cho bé. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp nên mẹ hãy yên tâm nhé. Các chuyên gia tại Nha khoa Quốc tế DAISY cho biết thông thường, nanh sữa sẽ tự hết nên điều mẹ cần làm là chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của con thường xuyên.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng tránh con gặp phải tình trạng này:

  • Rơ lưỡi, massage nướu cho con tối thiểu 3 lần/ngày.
  • Vệ sinh đầu vú, núm vú kỹ càng, cẩn thận.
  • Để đẩy nhanh quá trình thoái hóa của răng sữa mẹ hay dùng khăn mềm, sạch nhúng với nước muối sinh lý 0.9% để lau lợi cho con.
  • Sau khi vệ sinh miệng cho con mẹ hãy dùng khăn khô lau sạch vùng miệng, hạn chế khoang miệng quá ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Rơ lưỡi cho con khi mọc nanh sữa

Bên cạnh chăm sóc răng miệng cho con đúng cách, để đảm bảo con lớn lên có hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp mẹ hãy thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám răng định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng của bé và điều trị kịp thời. 

Thông tin liên hệ