Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và những thông tin cần biết

Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em là một trong những dạng của ung thư máu nên đây là căn bệnh ác tính và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên nắm được những thông tin về căn bệnh này để sớm nhận biết và giúp con được điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em qua nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm;

  • dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở trẻ em
  • ung thư máu có lây không

1. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em là gì?

Cũng giống như bạch cầu cấp ở người lớn, bạch cầu cấp ở trẻ em là một trong những dạng của ung thư máu. Bệnh xảy ra khi các tế bào non trong tủy xương tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được. Sự tăng sinh nhanh chóng khiến số lượng các tế bào non ngày càng nhiều và làm cho các tế bào máu bị ức chế quá trình sản sinh cũng như hoạt động bình thường.

benh-bach-cau-cap-o-tre-em
Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em

Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ thường xuất hiện những triệu chứng rầm rộ hơn so với người lớn, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Lý do là hệ cơ quan của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nên khi mắc bệnh thường bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

2. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em thường mắc loại nào?

Bất cứ trẻ em nào cũng có thể mắc bạch cầu cấp. Đã có nhiều nước trên thế giới thống kê như châu Âu, Hoa Kỳ và cả Việt Nam thì đây là thể bệnh ác tính mắc nhiều, chiếm khoảng 30% các căn bệnh ác tính. Đối với trẻ em, số lượng mắc bạch cầu cấp dòng lympho là nhiều hơn so với bạch cầu cấp dòng tủy.

Tại bệnh viện Nhi Trung Ương hàng năm ở Việt Nam đã thống kê được như sau: Trong số 150 – 180 trẻ mắc mới bạch cầu cấp thì có 2/3 số đó là mắc bạch cầu cấp dòng lympho. Còn lại 1/3 là mắc bạch cầu cấp dòng tủy.

Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt gần 90% ở các nước phát triển. Trong khi đó, tại Việt Nam tỷ lệ này đạt trên 70%.

3. Nguyên nhân bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cao ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng. Thế nhưng, yếu tố chiếm ưu thế gây bệnh được đánh giá là sự ảnh hưởng của đột biến hình thành trong quá trình hình thành thai nhi và rối loạn phát triển.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn:

  • Các yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai từng mắc bạch cầu cấp thì con cái sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Nhiễm trùng: Nếu trẻ bị nhiễm trùng kéo dài mà không phát hiện ra hoặc điều trị sai cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Bức xạ ion hóa: Ngay từ khi trong bụng mẹ hoặc những năm đầu đời, trẻ đã phơi nhiễm bức xạ ion hóa nhiều và thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
  • Rối loạn di truyền hoặc hệ thống miễn dịch: Trẻ mắc hội chứng Down, hội chứng Bloom, chứng thất điều giãn mạch… sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn.

4. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em có triệu chứng thế nào?

Những triệu chứng điển hình của bệnh bạch cầu ở trẻ em là thiếu máu, xuất huyết, sốt. Cụ thể đặc điểm của từng triệu chứng này như sau:

4.1. Thiếu máu

Do tế bào ung thư tăng sinh quá nhanh nên chúng chèn ép hoặc ăn luôn cả tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu suy giảm sẽ khiến trẻ bị thiếu máu với đặc điểm là làn da xanh xao bất thường. Sự thiếu máu ở trẻ còn thể hiện qua các dấu hiệu là tay chân trắng bạch, môi tái nhợt.

4.2. Bệnh bạch cầu cao ở trẻ sơ sinh gây sốt

Bạch cầu cao ở trẻ sơ sinh hay bất cứ độ tuổi nào của trẻ đều có thể gây sốt. Đối với bạch cầu cấp, trẻ thường sốt liên tục và không đáp ứng với các phương pháp điều trị.

tre-bị-sot
Trẻ bị bạch cầu cấp gây sốt liên tục

4.3. Bệnh bạch cầu ở trẻ em gây xuất huyết

Tình trạng xuất huyết phổ biến nhất là tình trạng bầm đa dạng với các chấm rải rác trên cơ thể mà trước đó trẻ không hề bị va đập, trầy xước. Ngoài ra, một số biểu hiện khác của xuất huyết đó là:

  • Chân răng bị chảy máu rỉ rả.
  • Chảy máu kết mạc mắt, bầm mắt.
  • Trẻ đi ngoài phân đen.
  • Đối với trẻ lớn là nữ, còn có thể gây rong kinh, rong huyết.
  • Nhiều trường hợp xuất huyết não gây nguy kịch cho trẻ.

5. Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em

Để chẩn đoán bạch cầu cấp ở trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng xem trẻ có mắc các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp hay không. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm chuyên sâu khác cũng được thực hiện để có chẩn đoán chính xác nhằm đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số xét nghiệm phổ biến bao gồm:

5.1. Xét nghiệm huyết học

Huyết đồ

Đối với bệnh bạch cầu khi xét nghiệm máu sẽ thấy sự suy giảm về hồng cầu, hồng cầu lưới, tiểu cầu và Hemoglobin. Trong khi đó, số lượng bạch cầu có thể tăng, giảm hoặc ở mức bình thường. Sự giảm nặng về tỷ lệ bạch cầu hạt. Có thể có hoặc không có bạch cầu non.

Tủy đồ

  • Hình thái học: Lượng bạch cầu non tăng sinh quá mức dẫn đến lấn át các dòng tế bào tủy bình thường.
  • Miễn dịch tế bào: Thông qua các dấu ấn miễn dịch để bác sĩ đưa ra chẩn đoán phù hợp.
  • Di truyền: Đánh giá cấu trúc nhiễm sắc thể có bất thường ở mức độ di truyền tế bào hoặc phân tử.

5.2. Xét nghiệm sinh hóa

Xét nghiệm sinh hóa sẽ thực hiện phân tích huyết thanh và nước tiểu. Theo đó, nồng độ acid uric và LDH sẽ tăng trong nước tiểu và huyết tương nếu bị bạch cầu cấp.

5.3. Chẩn đoán hình ảnh

  • X-quang ngực nhằm phát hiện xem có u trung thất hay không. Ngoài ra, nếu trẻ bị đau xương, bác sĩ sẽ tiến hàn X-quang xương dài.
  • Siêu âm bụng nhằm phát hiện gan, lá lạch, thận có to do tế bào ung thư xâm lấn.

6. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em có tiên lượng sống thế nào?

Bạch cầu cấp là căn bệnh nguy hiểm vì diễn biến nhanh nên cần phát hiện và điều trị sớm ngay từ đầu để giảm mức độ nguy hiểm. Tiên lượng sống khi trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp như sau:

  • Đối với bạch cầu cấp dòng tủy: Theo thống kê, số lượng người mắc bệnh này sống được ít nhất là 5 năm chiếm khoảng 20 – 40% nếu được điều trị tích cực.
  • Đối với bạch cầu cấp lympho: Tỷ lệ sống trên 5 năm của trẻ có thể đạt đến 85%.

Tuy nhiên, thời gian sống của trẻ khi mắc bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể kể đến như:

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho có tiên lượng sống tốt hơn dòng tủy.
  • Bạch cầu cấp ở lympho T có tiên lượng sống tốt hơn lympho T.
  • Trẻ có độ tuổi từ 1 – 10 sẽ có tiên lượng sống tốt. Tuy nhiên, tiên lượng sống sẽ càng xấu khi trẻ dưới 1 tuổi.
  • Tiên lượng sống phụ thuộc vào số lượng bạch cầu lúc chẩn đoán bệnh.
  • Có các đột biến di truyền học phân tử kèm theo hay không.
  • Trẻ mắc bệnh có các triệu chứng xâm lấn thần kinh trung ương hay cơ quan khác hay không.

7. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em điều trị thế nào?

Bạch cầu cấp cần được điều trị kịp thời và ngay từ sớm nhằm giúp tiên lượng sống tăng cao. Tùy từng dòng bạch cầu cấp mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

7.1. Đối với bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Phương pháp điều trị chính là hóa trị, tức là sử dụng thuốc đưa vào cơ thể của trẻ nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Quá trình điều trị sẽ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Thường là những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn cảm ứng (4 tuần): Trong giai đoạn này sẽ đạt lui bệnh hoàn toàn ngay sau khi chẩn đoán.
  • Giai đoạn củng cố 4 – 8 tuần: Điều trị dự phòng tái phát hệ thần kinh trung ương.
  • Giai đoạn tái cảm ứng 8 tuần: Điều trị để tiêu diệt những tế bào non còn sót lại.
  • Điều trị duy trì để tránh tái phát bệnh: Đối với trẻ nam, thời gian điều trị duy trì là 3 năm. Thời gian điều trị duy trì đối với trẻ nữ là 3 năm.
hoa-tri
Hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ

Một số loại thuốc dùng để điều trị dự phòng có thể được chỉ định sử dụng, đó là:

  • Thuốc Methotrexate: Sử dụng liều lượng theo tuổi. Tuy nhiên, mức độ duy trì là 2 – 3 tháng/lần.
  • Thuốc Dexamethason được chỉ định uống 5 ngày đầu/tháng.
  • Thuốc Vincristin được chỉ định sử dụng 4 tuần/lần.
  • Thuốc Mercaptopurine (6-MP) dùng uống hàng ngày.
  • Thuốc Methotrexate (MTX) uống hàng tuần.
  • Để duy trì bạch cầu hạt 1.000 – 2.000/mm3, bác sĩ sẽ chỉnh liều 6-MP, MTX sao cho phù hợp.

Trường hợp bệnh bạch cầu cấp ở trẻ đã thâm nhiễm thần kinh trung ương thì ở giai đoạn cảm ứng, bác sĩ sẽ tiêm tủy sống hàng tuần cho đến khi trong dịch não tủy hết bạch cầu non. Trước khi điều trị giai đoạn duy trì sẽ kết hợp sử dụng tia xạ sọ não. Nếu tinh hoàn đã bị thâm nhiễm thì sẽ xạ trị tinh hoàn.

7.2. Đối với bạch cầu cấp dòng tủy

Đối với dòng tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị hóa trị liều cao với 5 – 6 đợt. Khoảng cách giữa mỗi đợt là 3 tuần hoặc sẽ chỉ định điều trị khi bạch cầu hạt lớn hơn hoặc bằng 1.000/mm3, còn tiểu cầu lớn hơn hoặc bằng 100.000/mm3.

7.3. Một số biện pháp điều trị hỗ trợ khác

Một số biện pháp hỗ trợ phương pháp hỗ trợ điều trị khác sẽ được chỉ định khi cần thiết. Phổ biến là các phương pháp sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Truyền máu nếu trẻ bị thiếu máu nhiều.
  • Hỗ trợ dinh dưỡng.
  • Điều trị về tâm lý.

7.4. Ghép tế bào gốc

Phương pháp này sẽ được cân nhắc nếu trẻ có nhiều nguy cơ tái phát sau điều trị. Tế bào gốc có thể lấy từ chính trẻ mắc bệnh hoặc người thân của trẻ.

8. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ khi điều trị cần lưu ý những gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao và giảm tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cố gắng giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt. Cần thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân, đồ chơi cho trẻ. Cần hạn chế cho trẻ sử dụng những thứ có nhiều nguy cơ làm bệnh kích hoạt như máy tính bảng, điện thoại.

  • Hạn chế nhiều người vào thăm nom. Khi vào thăm cần giữ khoảng cách tiếp xúc với trẻ.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Nên tham vấn bác sĩ điều trị để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Tránh trường hợp tẩm bổ quá mức sẽ gia tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, tăng men tụy, gián đoạn điều trị.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng, phù hợp, tránh để trẻ nằm một chỗ quá lâu.
  • Cha mẹ cần ở bên động viên, khích lệ tinh thần cho trẻ.

Kết luận

Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em diễn biến nhanh nên cần điều trị tích cực ngay từ sớm nhằm mang lại hiệu quả cao. Do đó, cha mẹ nên chú ý những dấu hiệu bất thường của trẻ để sớm đi thăm khám và được xử lý ngay từ giai đoạn đầu.

XEM VIDEO: Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=aDYainYeJNw
Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7