Giải mã: Ung thư phổi giai đoạn 3 có nên hóa trị?

Ung thư phổi giai đoạn 3 không phải giai đoạn sớm nhưng cũng chưa phải giai đoạn muộn nhất. Vậy ung thư phổi giai đoạn 3 có nên hóa trị không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Ung thư phổi giai đoạn 3 được phân loại như nào?

Ung thư phổi là bệnh lý nằm trong top đầu của 10 loại ung thư thường gặp ở nước ta hiện nay và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra cũng rất cao. Tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra rất cao là do đa phần người bệnh phát hiện ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Và trong khoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn thì có đến ⅓ số ca mắc phát hiện ở giai đoạn 3.

Ung thư phổi giai đoạn 3 là tế bào ung thư đã phát triển lan rộng ra ngoài phổi, xâm lấn đến các mô lân cận hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Ung thư phổi giai đoạn 3 lại được chia làm 3 loại nhỏ nữa là giai đoạn 3A, 3B và 3C. Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí, kích thước khối u và mức độ di căn đến hạch bạch huyết để phân loại. Cụ thể:

Ung thư phổi giai đoạn 3A

Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn 3A khi tế bào ung thư vẫn còn tiến triển tại chỗ và chỉ ảnh hưởng đến bên phổi có khối u nguyên phát. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa di căn đến những cơ quan khác xa hơn. 

Những vị trí mà tế bào ung thư phổi thường hay di căn đến bao gồm: Phế quản chính, thành ngực, niêm mạc phổi, màng xung quanh tim và cơ hoành cùng bên với khối u phổi. Ngoài ra, tế bào ung thư phổi còn có khả năng xâm lấn đến mạch máu tim, thực quản, khí quản, xương cột sống, xương sườn và dây thần kinh chi phối thanh quản.

Ung thư phổi giai đoạn 3B

Ung thư phổi giai đoạn 3B có tính chất nặng hơn ung thư phổi giai đoạn 3A, tế bào ung thư di căn đến hạch bạch huyết ở trên xương đòn hoặc lan sang hạch bạch huyết ở bên phổi đối diện với khối u nguyên phát.

Ung thư phổi giai đoạn 3C

Ung thư phổi giai đoạn 3C là mức độ nặng nhất ở giai đoạn 3, tế bào ung thư đã lan rộng đến một phần hoặc toàn bộ thành ngực, gồm lớp lót bên trong, màng túi bao quanh tim và dây thần kinh hoành.

Ung thư phổi giai đoạn 3C thường có 2 hoặc nhiều khối u ở phổi, tế bào ung thư đã lan rộng đến hạch bạch huyết lân cận và vẫn chưa có di căn đến các bộ phận khác xa hơn. Ung thư phổi giai đoạn 3C có thể dẫn đến một vài bệnh lý khác ở phổi như viêm phổi, xẹp phổi.

Ở người bệnh ung thư phổi giai đoạn 3 các tế bào ung thư đã lan rộng đến hệ bạch huyết và các mô lân cận

Triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 3 như nào?

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng hoặc các triệu chứng xuất hiện rải rác dễ làm bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở đường hô hấp. Ung thư phổi giai đoạn 3 các triệu chứng đã rõ ràng hơn và người bệnh có thể cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể như:

  • Khó thở, thở gấp xảy ra thường xuyên cả khi nghỉ ngơi và khi đi lại vận động nhẹ nhàng kèm theo cảm giác thở khò khè.
  • Đau tức vùng ngực, cảm giác đau tăng khi thay đổi tư thế và vận động mạnh, cơn đau có khi cảm giác chỉ ở vùng ngực, có khi lan ra đằng sau xương bả vai.
  • Cảm giác đau nhức ở trong xương vùng xương sườn và vùng cột sống, các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
  • Bệnh nhân cảm thấy thay đổi giọng nói, giọng trở nên khàn đặc hơn.
  • Các triệu chứng toàn thân trở nên rõ ràng hơn bao gồm mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, da sạm, đau đầu,…

Ung thư phổi giai đoạn 3 có nên hóa trị không?

Ung thư phổi giai đoạn 3 có nên hóa trị không là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện nay. Một mặt, người bệnh lo lắng về tác dụng phụ của phương pháp hóa chất gây ra. Sử dụng hóa chất ung thư phổi, người bệnh sẽ phải đối mặt với một loạt tác dụng của hóa chất như mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, rụng tóc, thiếu máu,…

Mặt khác, nhiều người có tâm lý ung thư phổi giai đoạn 3 không còn là giai đoạn sớm nữa, cơ hội điều trị bệnh ổn định rất khó khăn, việc điều trị sẽ tăng thêm gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân lựa chọn dùng thuốc nam, thuốc lá tự kiếm và từ bỏ phương pháp điều trị ở bệnh viện như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.

Thực tế, phương pháp hóa trị dành cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 sẽ giúp kìm hãm tốc độ phát triển của tế bào ác tính ở phổi, làm co nhỏ khối u, giải phóng chèn ép, giảm đau cho người bệnh. Phương pháp hóa chất có thể được chỉ định kết hợp cùng với xạ trị và sau đó bệnh nhân có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Như vậy, phương pháp hóa trị có thể giúp kéo dài thời gian sống và tăng cường chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3. Chính vì thế, nếu điều kiện sức khỏe cho phép, người bệnh ung thư phổi giai đoạn 3 nên cân nhắc điều trị hóa chất và theo những phác đồ chỉ định bác sĩ đưa ra.

Việc áp dụng các phương pháp khác để điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 như uống thuốc nam, lá đu đủ, hoa đu đủ, ăn thực dưỡng, đắp thuốc lá,… đều là những phương pháp theo dân gian truyền miệng, chưa được khoa học chứng minh. Vì thế, người bệnh không nên tự ý bỏ điều trị phác đồ bác sĩ đưa ra để theo các phương pháp này.

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3

Ung thư phổi giai đoạn 3 có nên hóa trị không chúng ta đã có được câu trả lời. Một vấn đề khác cũng đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay đó là bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu. Thực tế, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể bệnh, sức khỏe người bệnh hiện tại, mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Cụ thể theo thông tin của hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho rằng bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3A thuộc thể ung thư phổi không tế bào nhỏ nếu đáp ứng tốt với phác đồ điều trị thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 36%. Tỷ lệ này giảm dần khi bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 3B và 3C lần lượt là 26% và 1%.

Để đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, bệnh nhân ung thư phổi cần có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để đảm bảo thể trạng tốt cho điều trị, không nên ăn uống kiêng khem quá mức. Ngoài ra, người bệnh có thể tập thêm các bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng, thường xuyên trò chuyện cùng người thân bạn bè giúp thư giãn tinh thần. Điều này góp phần rất quan trọng trong việc giúp nâng cao hiệu quả điều trị của phác đồ.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi ung thư phổi giai đoạn 3 có nên hóa trị không. Người bệnh nên tin tưởng vào bác sĩ và tin tưởng vào những phương pháp được khoa học kiểm chứng để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho tình trạng bệnh lý của bản thân.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178

Thông tin liên hệ