Suy hô hấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao?

Suy hô hấp ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không can thiệp đúng lúc. Do đó, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để sớm đưa trẻ đi thăm khám và được chữa trị, chăm sóc kịp thời. Những thông tin về suy hô hấp ở trẻ em sẽ được Genk STF chia sẻ dưới đây, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

Xem thêm:

1. Suy hô hấp ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Suy hô hấp ở trẻ em là tình trạng hệ hô hấp gặp vấn đề vì nguyên nhân nào đó. Khi hệ hô hấp không thể làm tốt chức năng nên không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trao đổi khí của cơ thể. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là lượng CO2 trong máu tăng cao, còn lượng Oxy trong máu giảm xuống.

suy-ho-hap-o-tre-em
Suy hô hấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ

Trẻ em bị suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Hệ hô hấp chưa hoàn thiện ở trẻ, nhất là trẻ sinh non.
  • Phổi của trẻ vì lý do nào đó mà bị tổn thương.
  • Trẻ mắc bệnh lý ở  đường thở.
  • Trẻ mắc bệnh lý liên quan đến não, cơ hoặc thần kinh.

2. Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em

Khi trẻ em bị suy hô hấp sẽ có những triệu chứng điển hình dưới đây:

Khó thở

Suy hô hấp làm cho lượng Oxy trong máu giảm, lượng PaCO2 có thể tăng hoặc không tăng. Khi lượng Oxy không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể sẽ khiến trẻ bị khó thở. 

Đây là triệu chứng rất nguy hiểm và trẻ cần được hỗ trợ bằng cách thở máy càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu, lượng oxy ngày càng thiếu hụt do nhịp thở chậm dần sẽ khiến tính mạng trẻ gặp nguy hiểm.

Làn da cơ thể tím tái

Triệu chứng này không xuất hiện sớm như khó thở. Ban đầu, làn da tím tái sẽ xuất hiện ở môi và các đầu chi trước. Lúc này, các đầu chi vẫn nóng ấm. Nếu tình trạng suy hô hấp ở trẻ không được phát hiện và ngày càng nghiêm trọng thì làn da toàn cơ thể sẽ bắt đầu tím tái.

Ở một số trẻ, có dấu hiệu vã mồ hôi, da đỏ tía và hiện tượng dùi trống ở ngón tay khi lượng PaCO2 tăng nhiều trong máu.

Tim mạch rối loạn

Suy hô hấp sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và gây rối loạn tim mạch với các biểu hiện như sau:

  • Nhịp tim rối loạn: Nhịp tim, nhịp xoang nhanh hơn so với bình thường, thậm chí, dẫn đến rung thất.
  • Tăng hoặc giảm huyết áp: Trong giai đoạn đầu của suy hô hấp, huyết áp thường tăng cao. Sau một thời gian, huyết áp giảm dần. Sự không ổn định huyết áp ở trẻ là rất nguy hiểm và cần được can thiệp ngay để giảm biến chứng nguy hiểm đối với tre.
  • Ngưng tim: Trường hợp này xảy ra khi PaCO2 tăng quá mức hoặc lượng Oxy thiếu trầm trọng. Để tránh nguy hiểm đến tính mạng, trẻ cần được cấp cứu ngay. Thời gian vàng để cấp cứu là trước khi ngưng tim bắt đầu xảy ra khoảng 5 phút.

Ý thức rối loạn

Khi Oxy trong máu thiếu hụt do suy hô hấp thì não là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên và tổn thương nghiêm trọng. Hệ lụy là khiến trẻ bị rối loạn ý thức và cần can thiệp ngay khi có các biểu hiện sau:

  • Rối loạn ý thức: trẻ lờ đờ, hôn mê.
  • Rối loạn thần kinh: Trẻ lẫn lộn, mất phản xạ gân xương, co giật.
dau-hieu-suy-ho-hap-o-tre-em
Trẻ hôn mê do suy hô hấp

Suy hô hấp cấp ở phổi và những dấu hiệu điển hình

Nếu ngộ độc hoặc yếu tố thần kinh là nguyên nhân gây suy hô hấp thì sẽ gây liệt hô hấp, xẹp phổi rất nguy hiểm. Các dấu hiệu điển hình của vấn đề này là:

  • Liệt cơ gian sườn: Biểu hiện là cơ hoành vẫn di động bình thường nhưng lồng ngực xẹp khi hít vào.
  • Liệt màn hầu: Đờm dãi nhiều khiến trẻ khó thở, gây ứ đọng đờm dãi. Đặc biệt, trẻ còn mất phản xạ nuốt.
  • Gây xẹp phổi do liệt hô hấp.
  • Tràn khí màng phổi: Tình trạng này có thể xảy ra cùng lúc với suy hô hấp. Hoặc xảy ra trong khi đặt catheter dưới đòn hay đặt máy thở.
  • Viêm phế quản phổi vùng sau phổi: Trẻ suy hô hấp nằm lâu dễ xảy ra tình trạng viêm phế quản phổi vùng sau phổi. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế cho trẻ.

3. Các mức độ suy hô hấp ở trẻ em

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà suy hô hấp ở trẻ em sẽ được chia thành 3 mức độ thể hiện cho sự nguy hiểm tăng dần dưới đây:

Suy hô hấp nhẹ (mức độ 1)

Đây là giai đoạn đầu của bệnh nên mức độ nhẹ nhất. Lúc này, trẻ chỉ cảm thấy hơi khó thở và thường sẽ khó thở khi trẻ vận động, chơi đùa quá sức.

Suy hô hấp độ 2 ở trẻ em (Suy hô hấp nặng)

Triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp nặng là thường xuyên diễn ra tình trạng khó thở. Môi, đầu ngón tay, ngón chân đổi sang trạng thái tím tái.

Suy hô hấp nặng ở trẻ em sẽ được can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc điều trị không giảm được các triệu chứng của bệnh thì tùy tình trạng tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật y khoa đơn giản.

Suy hô hấp nguy kịch (Suy hô hấp độ 3)

Đây là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh với các triệu chứng nặng và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tiến triển của bệnh nhanh nên cần được cấp cứu ngay mới đem lại hiệu quả cao. 

suy-ho-hap-o-tre-em-2
Sử dụng máy thở khi trẻ bị suy hô hấp nguy kịch

Ở cấp độ này, các thủ thuật y khoa sẽ được áp dụng như bóp bóng, thở máy, đặt nội khí quản… Kết hợp với đó là dùng thêm thuốc.

4. Suy hô hấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Suy hô hấp ở trẻ là căn bệnh nguy hiểm và mức độ nguy hiểm nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào lượng Oxy thiếu hụt trong máu cũng như lượng CO2 tăng trong máu. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có thể kể đến như:

  • Biến chứng tại phổi: Trẻ có thể bị nhiễm trùng phổi, xơ phổi, tràn khí và tràn màng dịch phổi, nhồi máu phổi.
  • Biến chứng tại thận: Rối loạn nước điện giải, hoại tử ống thận cấp, suy thận cấp.
  • Biến chứng tim mạch: Suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm màng tim.
  • Biến chứng hệ tiêu hóa: Loét dạ dày, tiêu chảy, liệt ruột, xuất huyết dạ dày…
  • Nhiễm trùng máu.
  • Tử vong.

5. Điều trị suy hô hấp ở trẻ như thế nào?

Trẻ bị suy hô hấp cần được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu để được bác sĩ can thiệp, điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị bệnh ở trẻ cần tuân thủ các vấn đề sau:

  • Đưa vào máu lượng Oxy nhằm đảm bảo cân bằng Oxy và CO2.
  • Đảm bảo hệ hô hấp của trẻ được thông khí tốt, giúp nhịp thở của trẻ đều và ổn định.
  • Nếu tìm ra nguyên nhân cần áp dụng điều trị suy hô hấp song song cùng điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  • Luôn đảm bảo năng lượng được cung cấp đủ để duy trì sự sống cho trẻ.
  • Đảm bảo hệ thống vận chuyển Oxy được duy trì và tăng cường khả năng. 
  • Hệ hô hấp cần được phục hồi chức năng, sửa chữa và hàn gắn tổn thương.

Lưu ý: Trẻ bị suy hô hấp cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và thiết bị y tế hỗ trợ hiện đại, đầy đủ. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện lớn, uy tín để được điều trị hiệu quả.

Suy hô hấp ở trẻ em sẽ được cải thiện nếu cha mẹ phát hiện sớm và đưa con đến bệnh viện ngay từ giai đoạn đầu. Vì thế, các bậc phụ huynh nên để ý kỹ trẻ và nếu có dấu hiệu bất thường nào cần được thăm khám chuyên khoa từ sớm nhằm mang lại kết quả tốt nhất. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7