[Bật mí] Ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ nói chung và những người đang mắc bệnh nói riêng vô cùng quan tâm. Hãy cùng Genk STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Ung thư cổ tử cung nên ăn gì

1.1. Đu đủ tốt cho người bị ung thư cổ tử cung

Người bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chắc chắn không thể thiếu hoa quả trong thực đơn hằng ngày. Hoa quả là thực phẩm mang lại nhiều giá trị cho cơ thể con người. Đối với người đang mắc ung thư cổ tử cung, đu đủ là loại quả được khuyến khích sử dụng và lại càng mang lại nhiều công dụng. Lý do bởi không chỉ chứa nhiều vitamin C, đu đủ còn có hợp chất beta cryptoxanthin và zeaxanthin.

Chúng là những chất có tác dụng giảm nguy cơ viêm nhiễm và ngăn cản trở hoạt động của HPV – tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Người bệnh có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng một quả đu đủ hàng tuần đều đặn để phòng tránh nguy cơ bệnh tiến triển.

1.2. Ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì? – Ăn quả mâm xôi 

Quả mâm xôi có tên khoa học là raspberries. Loại quả này hương vị rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng calo thấp. Theo một số nghiên cứu, người mắc ung thư cổ tử cung ăn mâm xôi mỗi ngày có xu hướng giảm tỷ lệ phát triển của các tế bào bị virus HPV tàn phá.

ung-thu-co-tu-cung-nen-an-gi-va-kieng-an-gi
Ung thư cổ tử cung nên ăn gì?

Chuyên gia lý giải, hiện tượng này xảy ra là nhờ vào lượng acid ellagic dồi dào trong quả mâm xôi. Đây là một acid hữu cơ tự nhiên với đặc tính nổi trội là chống đột biến tế bào gây ung thư. Ngoài ra, hợp chất này còn có khả năng làm chết tế bào ung thư, cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể ăn tươi hoặc sử dụng loại sấy khô.

1.3. Bạn có biết trà xanh giúp chống ung thư?

Trà xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, từ lâu đã biết đến với công dụng ngăn ngừa ung thư, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung. Cụ thể, chất catechin có trong lá trà sẽ phát huy khả năng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào DNA của người bệnh khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Không những thế, trà xanh còn mang lại giá trị tuyệt vời khi ngăn chặn enzym có tên là urokinase – một loại enzym gây kích thích tế bào ung thư lan rộng. Do đó, đây là một trong những thực phẩm mà người bệnh có thể lựa chọn sử dụng trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung. nếu bạn còn băn khoăn ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì thì trà xanh chính là lựa chọn đúng đắn.

Sử dụng trà xanh dạng lá rời tốt hơn loại trà túi, vì catechin sẽ khuếch tán hiệu quả hơn. Pha trà với nước nóng, có thể cho thêm một ít nước ép cam để bổ sung vitamin C giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ catechin.

1.4. Măng tây – Thực phẩm tốt cho người ung thư

Măng tây là thực phẩm chứa hàm lượng glutathione cao nhất. Đây là chất có công dụng chống oxy hóa rất mạnh mẽ, hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ. Theo nghiên cứu, glutathione trong măng tây giúp cơ thể người bệnh chống lại sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi các chất lạ xâm nhập.

Đồng thời, dinh dưỡng từ măng tây còn giúp người bệnh tăng cường hệ thống miễn dịch và hoạt động của tế bào lympho. Do không chịu ảnh hưởng nhiều từ thuốc trừ sâu nên măng tây an toàn cho người dùng. Vì thế, đây là một trong số thực phẩm mà người bệnh ung thư cổ tử cung nên đưa vào khẩu phần ăn của mình.

1.5. Cà rốt tốt cho người bị ung thư cổ tử cung

Chúng ta thường biết đến cà rốt chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt. Bên cạnh đó, một công dụng khác của cà rốt được ít người biết đến đó là giúp phụ nữ chống lại bệnh ung thư cổ tử cung. Do trong củ cà rốt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa như betacaroten. Kết hợp với hợp chất falcarinol gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vì thế, cà rốt là thực phẩm mà người bệnh ung thư cổ tử cung có thể lựa chọn, thêm vào khẩu phần ăn giúp đa dạng dinh dưỡng, kiểm soát ung thư cổ tử cung. Khi chế biến, bạn nên ưu tiên luộc hoặc hấp nguyên củ cà rốt để không làm mất chất chống oxy hóa và falcarinol. 

1.6. Bổ sung cá hồi vào thực đơn người bị ung thư cổ tử cung

Cá hồi là một trong những thực phẩm “vàng” cho bệnh nhân ung thư nói riêng và dùng để bồi bổ sức khỏe nói chung. Bởi, cá hồi chứa hàm lượng axit béo omega 3 dồi dào, tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể, chống lại ung thư. Bên cạnh đó, cà hồi còn chứa astaxanthin – chất dinh dưỡng chống ung thư hiệu quả, tiêu diệt các gốc tự do gây hại.

Xem thêm >>> Lời khuyên: Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?

1.7. Nghệ vàng hỗ trợ cải thiện ung thư cổ tử cung

Nghệ có nhiều công dụng, không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn mà còn có vai trò là thảo dược hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, được coi như kháng sinh tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, củ nghệ có chứa hàm lượng lớn các chất có tác dụng chống ung thư, tiêu diệt các tế bào gây hại nhưng không làm tổn hại các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài ra, nghệ còn chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần ngăn chặn sự phát triển nitrosamine và aflatoxin – hai chất gây ung thư được biết đến rộng rãi. Do đó, với câu hỏi ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì thì bạn có thể tham khảo sử dụng nghệ chế biến món ăn trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung.

1.8. Ung thư cổ tử cung nên ăn gì? – Ăn bông cải xanh

Bông cải xanh có tên khoa học broccoli, là một trong các thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung. Các hợp chất đặc biệt được tìm thấy trong bông cải xanh qua nghiên cứu cho thấy có tác dụng loại bỏ độc tố gây ung thư. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ đột biến ADN và sự phát triển của khối u ác tính.

Nhờ vào các lợi ích này, người bệnh có thể thêm bông cải xanh vào thực đơn ăn uống để góp phần giảm thiểu khả năng lan rộng ung thư cổ tử cung. Nhằm giữ lại toàn bộ hoạt chất tốt cho sức khỏe, bạn nên ăn sống hoặc hấp vừa chín tới. Tránh nấu quá chín, bởi có thể phá hủy đến 90% chất sulforaphane trong bông cải xanh.

1.9. Trứng cá tốt cho người bệnh ung thư cổ tử cung

Trứng cá chứa nhiều acid béo không no omega 3, đặc biệt là trứng cá tuyết, cá hồi. Do đó, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thực phẩm này để bổ sung thêm vào khẩu phần dinh dưỡng, giúp kiểm soát tế bào ung thư.

Ngoài những thực phẩm được đề cập bên trên, bạn đọc có thể chọn lựa thêm một vài gợi ý khác như cải xoong, đậu phụ, sữa đậu, và các loại trái cây tươi,…Cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để cơ thể hấp thụ đa dạng dưỡng chất. Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để sắp xếp thực đơn phù hợp hơn cho từng đối tượng người bệnh.

2. Ung thư Cổ tử cung kiêng ăn gì?

2.1. Kiêng ăn các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách cần hạn chế cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung và hầu hết chúng ta cũng cần hạn chế để bảo vệ sức khoẻ. Trong thịt đỏ chứa protein và chất béo, khó hấp thu vì cần nhiều enzyme thể thủy phân, có tính axit. Cơ thể người bệnh còn yếu, không tiêu hóa được hết, dinh dưỡng tích tụ lại sẽ tạo ra các chất rất độc hại.

ung-thu-co-tu-cung-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-2
Ung thư cổ tử cung nên kiêng ăn gì?

2.2.Tránh xa thức ăn quá nhiều chất béo

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bởi sẽ làm tăng chỉ số cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các dưỡng chất vào máu và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Người bệnh thay vì sử dụng các loại mỡ động vật, thì nên thay bằng dầu thực vật, các chất béo không bão hòa từ dầu oliu, quả bơ. Chất béo còn có ảnh hưởng xấu tới hệ mạch của người bệnh.

2.3. Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích là những thứ luôn cần phải hạn chế sử dụng. Với người bệnh thì càng cần phải kiêng khem. Người bệnh ung thư cổ tử cung không nên sử dụng đồ uống có gas, có cồn vì nó khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, không hút thuốc lá, thuốc chứa nhiều chất độc hại không tốt cho sức khoẻ, nhất là khi hệ miễn dịch của người ung thư cổ tử cung yếu hơn người bình thường.

2.4. Hạn chế sử dụng ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp

Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng. Với bệnh nhân càng không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp bởi chứa nhiều calo, năng lượng, ít dinh dưỡng, bên cạnh đó còn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh ung thư cổ tử cung nên tăng cường các thực phẩm tươi sống, thực phẩm mới chế biến xong nên dùng ngay để đảm bảo độ nóng sốt.

2.5. Thực phẩm cay nóng

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên ăn các loại thực phẩm có vị cay, nóng, quá đắng hay quá mặn vì những loại thực phẩm và đồ ăn này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc tử cung, vị trí tổn thương do ung thư khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, đau đớn hơn.

2.6. Hạn chế đồ ăn lên men

Các món ăn lên men từ dưa muối, cà muối,… là món ăn nhiều người ưa thích, giải ngán và kích thích vị giác rất tốt. Tuy nhiên đây lại được xem là các món ăn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nếu ăn quá nhiều. Người bệnh ung thư cổ tử cung nên nhớ không nên sử dụng quá nhiều món ăn này trong thực đơn hàng ngày để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.

3. Chế độ dinh dưỡng và các lưu ý cho người ung thư cổ tử cung

Bên cạnh việc tham gia điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với kết quả phục hồi của bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng.

Nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm phù hợp tình trạng sức khỏe, chứng bệnh ung thư có khả năng được kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ khối u phát triển, di căn. Vì thế, việc lựa chọn thực phẩm nên ăn và cần kiêng ăn trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cổ tử cung có thể kể đến là:

  • Chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm khi sử dụng, chỉ dùng những loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Phương pháp chế biến ưu tiên đơn giản, không nêm nếm quá nhiều gia vị. Ăn những món ăn được sơ chế sạch sẽ, nấu chín hoàn toàn để tránh nguy cơ độc hại.
  • Khẩu phần ăn điều chỉnh theo nhu cầu của người bệnh, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh trường hợp ăn quá no hoặc bỏ bữa gây vấn đề cho tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Khi ăn, nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở tư thế ngồi hoặc nằm kê cao đầu, vì ung thư cổ tử cung có thể gây triệu chứng buồn nôn thường xuyên. Điều này khiến cho người bệnh dễ chán ăn, kéo theo tình trạng sụt cân, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước, đồng thời tốt cho hệ tuần hoàn của cơ thể. Lượng nước được khuyến khích sử dụng là từ 2 lít đến 2,5 lít mỗi ngày.
  • Cân bằng dinh dưỡng để cơ thể hấp thu đa dạng dưỡng chất. Hạn chế ăn cố định một số loại thực phẩm, nên thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Việc này không chỉ giúp kích thích vị giác và nhu cầu ăn uống của người bệnh mà còn góp phần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung.

Trên đây là những nội dung mà Genk muốn gửi tới bạn đọc quan tâm tới chủ đề ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì. Bên cạnh ăn uống, dinh dưỡng, để cơ thể phục hồi hiệu quả nhất, người bệnh cần có tâm lý thoải mái, một tinh thần lạc quan để chống lại bệnh tật, phòng ngừa rủi ro. Đừng quên truy cập website Genk để trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

Xem thêm video: CÙNG GENK STF – FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO TRÂN QUÝ CUỘC SỐNG NÀY

Thông tin liên hệ