Tiêm HPV khi nào là tốt nhất? Những câu hỏi về tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV

Tiêm HPV khi nào là tốt nhất là vấn đề mà chắc hẳn rất nhiều người quan tâm. Vacxin phòng ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung là vacxin không còn xa lạ đối với nhiều người. Vacxin này không những có công dụng giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà còn có công dụng phòng ngừa mụn cóc sinh dục và một số bệnh lý ung thư khác. Và để biết tiêm HPV khi nào là tốt nhất thì mời bạn cùng GENK STF cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Xem thêm:

1. Tầm quan trọng của tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Hiện nay vẫn chưa có thuốc để đặc trị HPV, tuy nhiên bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ tình dục an toàn cũng như tiêm phòng vắc xin HPV. Thuốc tiêm ngừa HPV là 1 loại vắc xin an toàn và hiệu quả có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vi rút HPV, bao gồm cả mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

HPV là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (viết tắt là STI) phổ biến ở cả hai giới. Hầu hết mọi người đều bị nhiễm HPV sinh dục thông qua quan hệ tình dục trực tiếp, bao gồm cả quan hệ âm đạo, hậu môn và đường miệng.

Hiện nay có hơn 140 loại vi rút HPV (papillomavirus) được phát hiện và 80-85% số người sẽ bị nhiễm HPV vào 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mặc dù hầu hết các trường hợp bị nhiễm HPV sẽ tự biến mất, tuy nhiên một số loại có thể gây ra những lo ngại về y tế, từ bệnh mụn cóc sinh dục đến ung thư. Trong đó, ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới trên thế giới. Theo thống kê của HPV Information Centre, trung bình cứ 4 phút sẽ có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung. Tuy rằng không phải ai bị nhiễm virus HPV cũng bị ung thư cổ tử cung, nhưng hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều là do HPV gây ra.

2. Tiêm HPV khi nào là tốt nhất?

tiem-vac-xin-HPV-khi-nao
Tiêm HPV khi nào là tốt nhất?

Thuốc tiêm ngừa HPV được khuyến nghị tiêm cho nữ thanh thiếu niên từ 9 đến 26 tuổi, bất luận đã quan hệ tình dục hay chưa. Và độ tuổi thích hợp nhất để tiêm HPV là 11-12 tuổi.

Tiêm phòng HPV được khuyến khích nhất trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi tuy nhiên người trên 26 tuổi cũng có thể tiêm vacxin này để phòng bệnh tuy nhiên hiệu quả sẽ không được cao. Theo các chuyên gia, những đối tượng trong độ tuổi từ 27 đến 45 tuổi chưa được tiêm phòng thì có thể quyết định tiêm vắc xin phòng ngừa HPV sau khi nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ nhiễm HPV mới và những lợi ích của việc tiêm HPV. 

3. Những tác dụng phụ có thể gặp khi phòng vacxin HPV là gì?

Một số người lo ngại rằng việc tiêm phòng HPV có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng hay ảnh hưởng lâu dài, chẳng hạn như ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được chứng minh là do vắc xin phòng ngừa HPV gây ra. 

Nó có thể gây ra 1 số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình tuy nhiên cũng không phổ biến. Các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp sau khi tiêm phòng đó là:

  • Đau hay sưng tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy

Nếu bạn gặp các tác dụng phụ kể ở trên hay bất kỳ một tác dụng phụ nào khác, bạn nên thông báo cho bác sĩ.

4. Những câu hỏi về vấn đề tiêm vacxin HPV

4.1. Sau 10 năm thì có cần tiêm nhắc lại vacxin HPV hay không?

Theo các nghiên cứu của Mỹ thì vắc xin Gardasil sẽ có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Nếu như bạn đã tiêm đủ 3 mũi theo đúng khuyến cáo thì không cần phải tiêm nhắc lại sau 10 năm. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này bạn vẫn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap smear định kỳ.

4.2. Phụ nữ đã kết hôn thì có cần tiêm HPV nữa không?

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin HPV sẽ có hiệu quả nhất khi phụ nữ chưa bị nhiễm HPV hay chưa có quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Tuy nhiên, những phụ nữ đã lập gia đình thì vẫn có thể tiêm HPV, mặc dù hiệu quả sẽ không còn cao như trong độ tuổi được khuyến nghị. 

4.3. Phụ nữ đã tiêm đủ 3 mũi HPV thì có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không?

Vắc xin phòng ngừa HPV không ngăn ngừa tất cả các loại virus gây ung thư cổ tử cung mà nó chỉ phòng ngừa 2 chủng 16 và 18 gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung. Thực tế còn hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, mặc dù hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra.

Do đó, việc khám phụ khoa cũng như làm xét nghiệm Pap smear định kỳ là vô cùng cần thiết để kịp thời phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, vắc xin HPV cũng sẽ không bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác hay điều trị các bệnh có liên quan đến HPV. Do đó, bạn vẫn cần quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng hay lây nhiễm các bệnh STIs.

4.4. Có biện pháp nào giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn tiêm vacxin hay không?

Hiện nay thì việc tiêm vắc xin HPV là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế nguy cơ bằng các cách sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm hay lây truyền HPV.
  • Các chị em phụ nữ nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Các bác sĩ có thể tìm thấy những tế bào bất thường thông qua sử dụng xét nghiệm Pap.
  • Duy trì một chế độ ăn uống thật lành mạnh, đặc biệt là axit folic và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật.

4.5. Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu như không được tiêm phòng HPV?

Có một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm HPV cao hơn nếu như không được tiêm phòng. Bao gồm:

  • Không sử dụng bao cao su hay các biện pháp an toàn khác khi quan hệ tình dục.
  • Có quan hệ tình dục với nhiều người
  • Có vết thương hở
  • Có tiếp xúc với mụn cóc truyền nhiễm
  • Có thói quen hút thuốc lá sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch
  • Bị bệnh suy giảm miễn dịch
  • Có chế độ ăn uống ít vitamin và thiếu dinh dưỡng

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi tiêm HPV khi nào là tốt nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các chị em khi đang tìm hiểu về phương pháp bảo vệ sức khoẻ này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7