Hóa trị ung thư phổi là gì? Hoá trị ung thư phổi bao nhiêu tiền?

Hoá trị ung thư phổi bao nhiêu tiền là một câu hỏi được bệnh nhân quan tâm rất nhiều. Hóa trị là 1 trong những phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Vậy hóa trị trong ung thư phổi là gì, được thực hiện khi nào và giá hoá trị ung thư phổi là bao nhiêu? Những thông tin trong bài viết dưới đây của GENK STF sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và đúng nhất về hóa trị trong điều trị ung thư phổi.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh lý ung thư khởi phát từ phổi và xảy ra khi các tế bào bất thường tăng trưởng một cách không kiểm soát. Ở giai đoạn đầu khối u chỉ khu trú ở phổi và sau đó có thể lan rộng ra các hạch bạch huyết và di căn ra cơ quan khác trên cơ thể. Đây là một bệnh lý ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu hiện nay. 

Hoá trị ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?

Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ phổ biến hơn và chiếm khoảng hơn 80% trường hợp còn ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm từ 15 – 20% nên ít gặp hơn. Trong ung thư phổi không tế bào nhỏ lại được chia ra thành ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tế bào lớn và ung thư biểu mô tuyến.

Các giai đoạn của ung thư phổi sẽ được chia dựa vào mức độ phát triển của bệnh. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia làm 4 giai đoạn là giai đoạn I, II, III và IV trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ được chia là 2 giai đoạn chính là giai đoạn hạn chế và giai đoạn tiến triển.

2. Thế nào là hóa trị ung thư?

Hóa trị là phương pháp điều trị rất phổ biến trong các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng. Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn chúng lây lan sang các bộ phận khác.

Hóa trị có thể được chỉ định để điều trị riêng lẻ hay kết hợp với các phương pháp như xạ trị, phẫu thuật,… Phác đồ điều trị thích hợp sẽ được đưa ra cho từng bệnh nhân điều này còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng cụ thể. Thông thường đối với những bệnh nhân ở giai đoạn khối u đã lan rộng thì phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư phổi sẽ được sử dụng là phương pháp điều trị chính và chủ yếu.

3. Ung thư phổi có nên hóa trị không? Mục đích của phương pháp điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất

Cũng giống xạ trị và các phương pháp điều trị ung thư phổi khác, phương pháp điều trị ung thư phổi bằng hóa chất nhằm một số mục đích chính như sau:

  • Giúp nhằm ngăn chặn sự xâm lấn và phân chia tế bào ung thư 
  • Giúp kìm hãm sự phát triển khối ung thư phổi 
  • Giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
  • Làm giảm thu nhỏ kích thước khối ung thư và tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật hay xạ trị.
  • Giúp tiêu diệt các tế bào ung thư di căn còn sót lại và phòng ngừa bệnh tái phát sau khi áp dụng các phương pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị.
  • Làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh ung thư phổi như: đau đớn, ho, khó thở để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
  • Giúp phòng chống ung thư phổi tái phát ở giai đoạn bệnh nặng.

4. Hóa trị trong điều trị ung thư phổi có những loại hóa trị nào?

Phương pháp hóa trị liệu ung thư phổi bao gồm nhiều cách hóa trị khác nhau và mỗi cách hóa trị lại được áp dụng tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Cụ thể như:

  • Hóa trị tấn công: thường được sử dụng trong các phác đồ điều trị ở giai đoạn điều trị tấn công.
  • Hóa trị củng cố: sau khi hóa trị tấn công hoàn thành thì các tế bào ung thư bị đẩy lùi và tiêu diệt phần lớn thì hóa trị củng cố sẽ được xem xét áp dụng nhằm giữ và duy trì kết quả đó.
  • Hóa trị duy trì: là phương pháp thường được sử dụng với liều thấp hơn để nhằm duy trì và kìm hãm bệnh cũng như kéo dài thời gian cho bệnh nhân.
  • Hóa trị tân bổ trợ: được sử dụng trước phương pháp phẫu thuật nhằm làm giảm bớt kích thước u, giúp bệnh nhân tránh được một phẫu thuật cắt bỏ quá rộng rãi.
  • Hóa trị bổ trợ: có mục đích là nhằm diệt những tế bào còn sót lại trong cơ thể sau khi khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, giúp đề phòng bệnh tái phát.
  • Hóa trị triệu chứng: là những phác đồ dành cho người bệnh nhân ung thư giai đoạn để giúp làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

5. Chi phí hóa trị ung thư phổi bao nhiêu tiền?

Điều trị hóa trị ung thư phổi giai đoạn 4 như thế nào?

Thông thường, hóa chất điều trị ung thư phổi sẽ tiến hành thành nhiều đợt. Hóa trị ung thư phổi mấy lần và thời gian hoá trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ tiến triển bệnh ở từng người. Và câu hỏi hóa trị ung thư phổi bao nhiêu tiền luôn là nỗi băn khoăn lớn với đa số trường hợp mắc bệnh lý này. Trên thực tế, giá hoá trị ung thư phổi hiện nay khá “tốn kém”, gồm nhiều khoản khác nhau và đặc biệt là số tiền phải trả cho các loại hóa chất điều trị ung thư phổi. Hiện nay đã có trên 100 loại thuốc được sử dụng trong hóa trị ung thư phổi. Do đó, chi phí cho từng loại thuốc hóa trị ung thư phổi khác nhau, nhìn chung đều ở mức giá khá cao. Và bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh ung thư phổi cũng như thể trạng của người bệnh để xây dựng liệu trình hóa trị ung thư phổi phù hợp.

Trung bình, chi phí truyền hóa chất cho người bệnh bị ung thư phổi mỗi đợt rơi vào khoảng từ vài triệu trở lên. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải tiến hành nhiều đợt tùy vào tiến trình của bệnh cũng như mức độ đáp ứng với thuốc của tế bào ung thư. Bên cạnh thuốc hóa trị ung thư phổi, người bệnh có thể sẽ phải dùng thêm một số loại thuốc hỗ trợ bổ sung. Khi đó, chi phí hóa trị ung thư phổi cũng cao hơn bình thường.

Không chỉ có vậy, người bệnh ung thư phổi sẽ còn phải chịu thêm nhiều khoản chi phí khác như chi phí nằm viện, chi phí đi lại, ăn uống,…

Trên thực tế, chi phí hóa trị cho từng người bệnh ung thư phổi sẽ khác nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là:

  • Giai đoạn của bệnh và kích thước khối u: khối u càng lớn, người bệnh phát hiện ở giai đoạn càng muộn thì lượng thuốc cũng như số lần điều trị càng tăng, kéo theo tăng chi phí.
  • Đáp ứng điều trị của người bệnh: Có một sự thật là không phải người bị ung thư phổi nào cũng đáp ứng được tốt với thuốc hóa trị. Điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh cũng như khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư. Lúc đó, các bác sĩ phải thay thuốc hóa trị mới. Thậm chí, người bệnh sẽ phải phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc hóa trị thì mới có tác dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí hóa trị ung thư phổi sẽ tăng lên cao hơn.
  • Nơi điều trị hóa trị ung thư phổi: Chi phí hóa trị ung thư phổi ở mỗi nơi điều trị khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định. Mức chênh lệch này sẽ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ cũng như chính sách y tế tại đó. Nếu bệnh nhân có tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ 40 đến 70% chi phí. Nếu không thì người bệnh sẽ phải chịu toàn bộ chi phí. 

6. Hóa trị điều trị ung thư phổi được truyền theo những con đường nào?

Hóa chất trị liệu ung thư phổi hay chính là các loại thuốc hóa trị có thể được truyền vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau, cụ thể như:

  • Truyền theo đường tĩnh mạch: Đây có thể coi là đường truyền hóa chất phổ biến nhất vì hầu hết các hóa chất trị liệu ung thư phổi đều dễ dàng hấp thu rất nhanh vào trong vòng tuần hoàn máu và lan đi vào khắp cơ thể. Quá trình truyền thuốc hóa trị theo đường tĩnh mạch khá mất nhiều thời gian hơn so với các đường truyền khác và có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
  • Truyền hóa chất theo đường uống: là những loại thuốc có thể hấp thu ở dạ dày hay dưới lưỡi. Thông thường, các loại thuốc hóa trị dùng theo đường uống sẽ được bao bọc bởi một hoạt chất đặc biệt giúp quá trình giải phóng thuốc diễn ra từ từ để nhằm đạt được hiệu quả kéo dài cũng như cho phép khoảng cách giữa hai lần uống thuốc cách xa nhau.
  • Truyền hóa chất theo đường tiêm dưới da: thuốc loại này thường là những thuốc ở dạng sản phẩm sinh học và được truyền vào cơ thể người bệnh bằng loại kim tiêm ngắn để cho thuốc được đưa vào khoảng giữa da và cơ mà không đi quá sâu vào trong lớp cơ. Đối với bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp thì cách truyền thuốc dưới da sẽ giúp người bệnh ít bị chảy máu hơn so với phương pháp tiêm bắp.
  • Truyền theo đường tiêm bắp: thường sử dụng mũi kim tiêm có kích thước lớn hơn so với loại kim tiêm dưới da để nhằm truyền thuốc vào sâu bên trong lớp cơ và các tổ chức cơ. Phương pháp truyền này giúp thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường uống nhưng chậm hơn đường truyền dưới da, dưới lưỡi và đường tiêm tĩnh mạch. Phương pháp này cần tránh cho những bệnh nhân bị hạ tiểu cầu vì nó dễ có biến chứng chảy máu.
  • Truyền theo các đường khác:

Màng phổi: hóa chất được đưa vào màng phổi, khoang giữa phổi để nhằm kiểm soát dịch màng phổi ác tính trong các trường hợp dịch màng phổi quá nhiều gây chèn ép và khó thở. Kỹ thuật này có thể giúp màng phổi bị xơ hóa hay viêm dính, mang tính chất điều trị triệu chứng.

Truyền qua động mạch: là phương pháp có tác dụng tìm và xác định các động mạch chính cấp máu nuôi dưỡng khối u, sau đó thuốc sẽ được truyền trực tiếp vào các động mạch này để tiêu diệt khối u.

Tủy sống: để thuốc vào được tới dịch não tủy (thì thường dùng trong trường hợp ung thư phổi di căn xương)

7. Phác đồ hóa trị ung thư phổi bao gồm các loại thuốc hóa trị nào?

Phác đồ hoá trị ung thư phổi giai đoạn 3 thế nào?

7.1. Hóa trị liệu điều trị ung thư phổi carcinoid

Ung thư phổi carcinoid thường không đáp ứng tốt với các thuốc hóa trị. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho các khối u carcinoid đã di căn sang các cơ quan khác gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hay là trong trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc khác, hoặc carcinoid không điển hình đang phân chia nhanh chóng.

Một số loại thuốc hóa trị có thể được dùng trong phác đồ hóa trị ung thư phổi carcinoids, trong đó bao gồm:

  • Etoposide (VP-16)
  • Cisplatin
  • Carboplatin
  • Temozolomide
  • Oxaliplatin
  • 5-fluorouracil (5-FU)
  • Streptozocin

Các thuốc hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với nhau hay sử dụng một mình.

7.2. Truyền hóa chất điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Các bác sĩ sử dụng hóa trị liệu để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ trong một số các trường hợp sau đây:

  • Sau khi phẫu thuật ung thư phổi ở giai đoạn đầu.
  • Sử dụng trước, trong hoặc sau cùng với điều trị xạ trị.
  • Điều trị giảm nhẹ cho ung thư phổi đã ở giai đoạn xâm lấn tại chỗ hay ung thư đã lan rộng.
  • Hóa trị sau khi phẫu thuật: Đối với giai đoạn đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ, điều trị hóa trị sau phẫu thuật có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tái phát trở lại.

Các loại thuốc điều trị trong phác đồ hóa trị ung thư phổi tế bào không nhỏ phổ biến bao gồm:

  • Cisplatin
  • Carboplatin
  • Paclitaxel (Taxol)
  • Pacuminaxel
  • Docetaxel (Taxotere)
  • Gemcitabine 
  • Vinorelbine
  • Irinotecan (Camptosar)
  • Etoposide 
  • Vinblastine
  • Pemetrexed (Alimta)

Thông thường, điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ thường sử dụng kết hợp 2 loại thuốc hóa trị. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung một loại thuốc hóa học thứ ba sẽ thường không có nhiều lợi ích và sẽ có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Hóa trị liệu ung thư phổi chỉ dùng 1 thuốc đôi khi được sử dụng cho những người có thể không dung nạp tốt với việc hóa trị liệu kết hợp, chẳng hạn như những người có sức khỏe kém hay người cao.

Nếu hóa trị sử dụng kết hợp các thuốc, nó thường bao gồm cisplatin hay carboplatin cộng với một số các loại thuốc khác. Đôi khi việc kết hợp không bao gồm các loại thuốc này, chẳng hạn như gemcitabine với vinorelbine hay paclitaxel, có thể được sử dụng.

8. Những tác dụng phụ của điều trị hóa trị ung thư phổi 

Tác dụng phụ khi hóa trị điều trị ung thư phổi xảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau trên từng bệnh nhân như mức độ bệnh hiện tại, sức đề kháng của người bệnh, loại thuốc hóa trị sử dụng, liều dùng, tần suất dùng, cách truyền hóa chất trị liệu… Một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình hóa trị điều trị bệnh ung thư phổi phải kể đến như:

  • Bị điếc tạm thời
  • Đầu ngón chân hay tay bị tê bì
  • Ngủ lịm
  • Tính tình bệnh nhân thay đổi dễ cáu gắt, dễ giận dỗi hoặc tủi thân hơn… (nên người nhà bệnh nhân cần hết sức chú ý) do thuốc tác động vào hệ thần kinh. 
  • Bị nhiệt miệng, đau miệng, bị viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hay ỉa chảy… do thuốc tác động vào đường tiêu hóa (thường xảy ra rõ nhất ở các trường hợp bệnh nhân áp dụng dùng thuốc theo đường uống).
  • Xét nghiệm máu có thể thấy lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều bị giảm.
  • Bị rụng tóc nhiều và da xám đi.
  • Hạ huyết áp, mệt mỏi.
  • Ăn không ngon, chán ăn, sợ ăn và sụt cân.
  • Bị chảy máu dài do lượng tiểu cầu bị giảm.
  • Bệnh nhân có thể bị suy tim (thường xảy ra muộn)

9. Người bệnh nên chuẩn bị gì trước khi hóa trị điều trị ung thư phổi?

Tâm lý, sức khỏe và chi phí điều trị là 3 điều cơ bản người nhà của bệnh nhân cần chuẩn bị thật tốt cho người bệnh.

Chuẩn bị sức khỏe

Có sức khỏe tốt giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn, từ đó giúp làm giảm bớt các tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, rút ngắn thời gian bệnh nhân phục hồi sức khỏe sau từng chu kì hóa trị. Vì vậy, người nhà của bệnh nhân hãy tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân thông qua các món ăn hàng ngày và chủ động hỏi người bệnh về sở thích ăn uống để có thể chuẩn bị giúp người bệnh ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân

Người nhà bệnh nhân ung thư phổi hãy là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người bệnh. Bạn bè và người thân hãy luôn động viên và ở bên cạnh người bệnh trò chuyện để hướng suy nghĩ bệnh nhân đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Từ đó giúp người bệnh có tâm lý ổn định, thoải mái và có thêm hi vọng vào lần điều trị sắp tới.

Chuẩn bị chi phí hóa trị

Chi phí điều trị cho một liệu trình hóa trị thường không khá cao và tổng chi phí hóa trị bao nhiêu sẽ dao động tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ ung thư phổi của bệnh nhân nặng hay nhẹ? Liệu trình điều trị hóa trị kéo dài bao lâu? Có bao nhiêu chu kì điều trị hóa trị… Vì vậy, người nhà của bệnh nhân nên chủ động tìm hỏi bác sĩ điều trị để biết khoảng chi phí điều trị để từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề hóa trị ung thư phổi mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Ung thư phổi là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và gây tử vong hàng đầu do vậy ngoài các biện pháp phòng bệnh thì bạn nên đi khám và tầm soát ung thư định kỳ. Ngoài ra, trong quá trình điều trị người bệnh hãy kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: Chia sẻ từ người chồng của bệnh nhân ưng thư giai đoạn cuối