Bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bướu tuyến giáp lành tính là bệnh lý khá phổ biến và hầu hết không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh lý này người bệnh sẽ thường cảm thấy khó thở, khó nuốt, vùng cổ bị đau,… Vậy để biết bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không hãy cùng GENK STF đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu những thông tin về bệnh bướu tuyến giáp lành tính

1.1. Bướu tuyến giáp lành tính là gì?

dieu-tri-u-tuyen-giap-lanh-tinh
Bướu nhân tuyến giáp lành tính là gì?

Trước khi tìm hiểu bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không thì hãy cùng tìm hiểu bướu tuyến giáp lành tính là gì? Tuyến giáp là bộ phận giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể có nhiệm vụ giải phóng các hormone. Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở vị trí phía trước cổ ở ngay trên xương ức. Bướu tuyến giáp lành tính là những khối u (bướu) có chứa đầy chất rắn hay chất lỏng hình thành trong tuyến giáp.

Hầu hết các khối bướu tuyến giáp là lành tính, tuy nhiên theo thống kê có khoảng 5% là ác tính. Các khối bướu tuyến giáp lành tính có thể bao gồm các loại sau u dạng tuyến của tuyến giáp, u nang tuyến giáp, viêm tuyến giáp, và bướu giáp đa nhân.

1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh bướu tuyến giáp lành tính

Khối bướu tuyến giáp được hình thành từ lớp tế bào có vai trò như 1 cái nôi tạo ra hormone lót ở mặt trong tuyến giáp. 

Khi tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng cường giáp và ngược lại nếu như sản xuất quá ít hormone sẽ gây ra suy giáp. Để tránh những biến chứng này ở tuyến giáp cần điều trị sớm đối với các trường hợp bướu tuyến giáp lành tính để tránh gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

Muốn biết bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không, đầu tiên chúng ta cần biết về nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Hầu hết các trường hợp bị bướu tuyến giáp lành tính là do rối loạn của hệ thống miễn dịch hoặc do có một chế độ ăn thiếu iod trong thời gian dài. Bên cạnh đó, vẫn còn những nguyên nhân khác gây ra bướu tuyến giáp có liên quan đến sự thay đổi hormone và phơi nhiễm phóng xạ bao gồm:

Rối loạn đáp ứng miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là lớp áo giáp giúp cho cơ thể được bảo vệ trước các tác nhân gây hại trong đó có tác nhân gây ra u bướu. Một khi hệ miễn dịch của có thể bị rối loạn trong hoạt động của mình thì sẽ gây ra các bệnh về tuyến giáp và trong đó sẽ có cả u tuyến giáp. Những tác nhân làm suy giảm hệ miễn dịch điển hình phải kể đến như: sự viêm nhiễm trong thời gian dài, thiếu iod, môi trường bị ô nhiễm, phóng xạ, khói thuốc,…

Do hệ miễn dịch bị suy yếu do đó khả năng nhận diện các tế bào lạ sẽ yếu kém hơn và dễ bị nhận nhầm tế bào hay mô khỏe mạnh của cơ thể là tế bào bất thường. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch sẽ tự sinh ra kháng thể để có thể tấn công và phá hủy các tế bào mà nó cho là lạ ấy. Cụ thể trong trường hợp này đó chính là mô tuyến giáp và hình thành ra 2 bệnh lý tuyến giáp là bướu cường giáp và bệnh bướu nhược giáp Hashimoto.

Di truyền

Nếu như trong gia đình bạn có một thành viên bị u tuyến giáp thì những người thân sẽ có nguy cơ cao bị bệnh lý này.

Do tiếp xúc với bức xạ

Những người từng tiếp xúc với các bức xạ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bướu tuyến giáp hơn những người bình thường. Tuy nhiên cần phải lưu ý đó là bệnh không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm nên sẽ có nhiều người không biết về nguy cơ bị bướu tuyến giáp của mình.

Xem thêm >>> Xạ trị ung thư tuyến giáp bằng iot 131 có độc không?

1.3. Những triệu chứng thường gặp ở người bị bướu tuyến giáp lành tính

Bệnh nhân bị bướu tuyến giáp lành tính (hay còn gọi là u tuyến giáp lành tính) hầu hết không gây ra triệu chứng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các nhân tuyến giáp là nhân ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp.

Với những bệnh nhân có bướu tuyến giáp lành tính có thể gặp phải một số các triệu chứng điển hình như:

  • Nuốt vướng và nuốt nghẹn (khi bình thường hay khi nằm)
  • Cổ to hơn, khối u nổi rõ và bị di chuyển khi nuốt.
  • Tim đập nhanh hơn, hay có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực – đây là dấu hiệu khiến cho bệnh nhân rất dễ nhầm tưởng với bệnh tim và sẽ đi khám chuyên khoa tim mạch. Một số trường hợp nhịp tim đập của bệnh nhân chậm hơn.
  • Ngủ không sâu giấc, hay chập chờn tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại hơn.
  • Run tay và tê tay là dấu hiệu cũng thường xuyên gặp phải ở những bệnh nhân có bướu tuyến giáp lành tính.
  • Ho kéo dài lâu ngày kèm theo đờm – đây là triệu chứng thường dễ bị nhầm tưởng với bệnh viêm họng.
  • Một số trường hợp bị khàn tiếng và thay đổi giọng nói.
  • Tăng cân hay giảm cân bất thường trong 1 khoảng thời gian dù cho chế độ ăn không thay đổi. (Một số chị em ăn mãi không béo được hay không ăn gì mấy cũng tăng cân)
  • Thân nhiệt bị thay đổi, chịu nóng hay lạnh kém hơn những người khác (do liên quan đến cường giáp hay do suy giáp)
  • Bệnh nhân bị cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, stress, da khô, tóc rụng hơn cũng là những triệu chứng phổ biến của bệnh bướu tuyến giáp.
  • Ho có đờm có thể là dấu hiệu của bướu tuyến giáp

Tỷ lệ rất thấp các trường hợp bướu tuyến giáp là ung thư, tuy nhiên việc xác định ung thư tuyến giáp sẽ không thể đánh giá qua các triệu chứng ở người bệnh. Hầu hết các nhân ung thư tuyến giáp khi được phát hiện đều có kích thước nhỏ (chỉ khoảng vài milimet) và phát triển khá chậm. Và rất hiếm gặp trường hợp ung thư tuyến giáp xâm lấn với các nhân có kích thước lớn, chắc, cố định và phát triển nhanh.

2. Bướu tuyến giáp lành tính có cần mổ không?

Bướu tuyến giáp lành tính có cần mổ không là thắc mắc của rất nhiều người. Các chuyên gia y tế chia sẻ rằng muốn điều trị u tuyến giáp lành tính thật hiệu quả thì cần phải tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể là đối với bệnh lý này, điều quan trọng hơn cả đó là phải ổn định được hệ miễn dịch cũng như tăng cường được chức năng của tuyến giáp. 

Đến nay, các phương pháp điều trị bướu tuyến giáp đều chỉ mới tác động được đến phần ngọn chứ chưa thể giải quyết được căn nguyên gây ra bệnh nên khả năng tái phát của bệnh vẫn rất cao. Đây cũng chính là lý do mà khiến cho việc điều trị phẫu thuật bướu tuyến giáp không được xem là phương án điều trị tối ưu. Bướu tuyến giáp lành tính có cần mổ không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như là: tình trạng sức khỏe người bệnh, vị trí, tính chất, kích thước của khối u,…

Trường hợp mà khối u có kích thước chỉ khoảng 1 đến 2cm về cơ bản hàng năm bệnh nhân chỉ cần khám và theo dõi định kỳ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý thì mới có thể kiểm soát được sự tăng trưởng về kích thước của khối bướu đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa chức năng tuyến giáp,…

Những khối bướu tuyến giáp mà có kích thước trên 4cm thì sẽ khiến vùng cổ bị sưng, bị chèn ép và người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt hay khó thở thì người bệnh cần phẫu thuật. Bên cạnh đó, những trường hợp bị bướu đa nhân cũng sẽ được cân nhắc thực hiện phẫu thuật nếu như nó gây co thắt thực quản, đường hô hấp hay mạch máu. Những trường hợp mà nghi ngờ khối u ác tính thì cũng cần phải tiến hành phẫu thuật để xác định chính các dấu hiệu ung thư.

Phương pháp phẫu thuật đối với những người bệnh bị bướu tuyến giáp lành tính chỉ nên thực hiện khi bác sĩ cho rằng đây là thủ thuật cần thiết vì thậm chí có phẫu thuật thì bệnh cũng vẫn có nguy cơ tái phát. Thêm vào đó, trong và sau khi mổ thì nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cũng cao hơn, điển hình như: bị tạm thời hoặc vĩnh viễn khàn tiếng, canxi máu tụt và cơ bắp bị co thắt vì tuyến cận giáp tổn thương, sau ca phẫu thuật trường hợp bị suy giáp sẽ cần phải bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.

Nói chung, trong hầu hết các trường hợp bướu tuyến giáp lành tính thì đều được theo dõi định kỳ tuy nhiên chưa cần điều trị. Khi khối u có dấu hiệu phát triển hay có biểu hiện của rối loạn chức năng tuyến giáp như (cường giáp, suy giáp hay viêm giáp) thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp điều trị theo dõi riêng.

Muốn biết bướu tuyến giáp lành tính có cần mổ không thì người bệnh cần thực hiện khám lâm sàng và các xét nghiệm cũng như các kiểm tra cần thiết khác để nhằm xác định vị trí, số lượng, kích thước và tính chất của nhân giáp. Và dựa trên kết quả của những việc làm này sẽ giúp bác sĩ có câu trả lời chính xác cho người bệnh.

Xem thêm >>> Các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp bạn nên biết

3. Bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không?

buou-tuyen-giap-lanh-tinh
Bướu đa nhân tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng tuy nhiên không phải ai từng mắc bệnh về tuyến giáp cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh ác tính này. Để xác định được có mắc bệnh ung thư tuyến giáp hay không thì người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm theo đúng quy trình. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận định rằng, trong các loại bệnh liên quan đến tuyến giáp thì chỉ có 1 số trường hợp có khả năng bị biến chứng thành ung thư tuyến giáp, đó là:

  • Viêm tuyến giáp.
  • Bướu cổ.
  • U tuyến giáp. 

Theo các số liệu thống kê thì cứ 5 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì sẽ có 1 bệnh nhân có tiền sử bị bệnh lý liên quan  đến tuyến giáp. Điều đó đồng nghĩa với việc, người bệnh mắc bệnh bướu tuyến giáp lành tính cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở hiện tại và trong tương lai. 

4. Những ai thường mắc phải bướu tuyến giáp lành tính?

Theo thống kê khoảng 40% người trưởng thành thường xuất hiện một hoặc nhiều khối u. Bệnh lý này này sẽ phổ biến hơn ở phụ nữ. Và khoảng 8–65% người bệnh có tuyến giáp bình thường với nhiều bướu nhỏ mà có thể nhìn thấy rõ, ngược lại tỷ lệ người mắc bị u ác tính sẽ là 2–4%. Do đó, người bệnh hãy thảo luận với bác sĩ để có thể biết thêm thông tin về các loại u tuyến giáp, nang tuyến giáp cùng như bướu tuyến giáp.

5. Điều trị bệnh bướu tuyến giáp lành tính như thế nào?

Những thông tin được cung cấp sẽ không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Do đó, người bệnh hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

5.1. Chẩn đoán bướu tuyến giáp lành tính như thế nào?

Khi đánh giá khối u tuyến giáp lành tính thì một trong những mục tiêu chính của bác sĩ đó là loại trừ khả năng ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, bác sĩ còn muốn kiểm tra 1 số chức năng bình thường của tuyến giáp. Các xét nghiệm bướu tuyến giáp lành tính bao gồm:

u-tuyen-giap-lanh-tinh
Chẩn đoán bướu keo tuyến giáp lành tính như thế nào?
  • Khám sức khỏe: Bệnh nhân bị bướu giáp sẽ được yêu cầu thực hiện động tác nuốt do khối bướu ở tuyến giáp sẽ di chuyển lên xuống khi người bệnh thực hiện hành động nuốt. Các bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cũng như triệu chứng của cường giáp như là run tay, tăng phản xạ, nhịp tim nhanh hơn hoặc loạn nhịp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng như các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nhược giáp như nhịp tim chậm, da bị khô và phù mặt.
  • Xét nghiệm chức năng của tuyến giáp: Các xét nghiệm định lượng thyroxin và triiodothyronine trong máu (đây là những hormone do tuyến giáp tiết ra) và định lượng hormone kích thích tuyến giáp (được giải phóng bởi tuyến yên). Xét nghiệm này có thể cho biết tuyến giáp sản sinh ra lượng thyroxin có quá nhiều (còn gọi là cường giáp) hay quá ít (còn gọi là nhược giáp) không.
  • Siêu âm: Kỹ thuật hình ảnh này sử dụng sóng âm thanh tần số cao thay vì bức xạ để tạo ra hình ảnh. Siêu âm cung cấp thông tin tốt nhất về hình dạng và cấu trúc của các bướu nhỏ. Phương pháp siêu âm có thể được sử dụng để phân biệt cấu trúc dạng nang với u đặc hay để xác định sự hiện diện của đa nhân trong tuyến giáp. Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm còn được sử dụng trong việc tiến hành sinh thiết lõi bằng kim nhỏ.
  • Sinh thiết lõi bằng kim nhỏ: Bướu giáp thường được sinh thiết để các bác sĩ có thể kết luận chắc chắn không có sự hiện diện của tế bào ung thư. Phương pháp này sẽ giúp phân biệt giữa bướu giáp lành tính và ác tính. Bác sĩ thực hiện bằng cách chèn kim rất nhỏ vào trong niêm mạc và để lấy mẫu tế bào. Thủ thuật này sẽ được tiến hành tại phòng khám, mất khoảng 20 phút và đương nhiên thì bất cứ thủ thuật nào cũng có 1 phần nhỏ nguy cơ. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để giúp định hướng cho việc đặt kim. Các mẫu sinh thiết sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và được phân tích dưới kính hiển vi.
  • Xạ hình tuyến giáp: Trong 1 số trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị xạ hình tuyến giáp để có thể đánh giá bệnh rõ ràng hơn. Một đồng vị phóng xạ iốt sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của cánh tay khi bệnh nhân nằm trên bàn và cùng lúc đó sẽ có 1 máy ảnh đặc biệt quét qua để tạo nên hình ảnh tuyến giáp trên màn hình máy tính. Các bướu giáp sản sinh ra hormone tuyến giáp ngoại lai sẽ xuất hiện khi quét bởi vì chúng chiếm nhiều đồng vị hơn so với các mô bình thường. Thời gian của 1 lần xạ hình giáp luôn thay đổi và tùy thuộc vào việc phải mất bao lâu để cho đồng vị phóng xạ tiếp cận tuyến giáp. Bạn có thể sẽ bị khó chịu ở vùng cổ khi quá trình xạ hình kéo dài và sẽ phải chịu tiếp xúc trực tiếp với một lượng nhỏ bức xạ trong quá trình xạ hình tuyến giáp.

Xem thêm >>> [Giải đáp] Mổ ung thư tuyến giáp hết bao nhiêu tiền?

5.2. Những phương pháp điều trị bướu tuyến giáp lành tính?

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật thì có một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

Không điều trị: Nếu sinh thiết cho kết quả bướu tuyến giáp là lành tính thì bác sĩ sẽ có thể gợi ý bạn chỉ cần theo dõi mà không cần phải can thiệp gì thêm. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân sẽ chỉ cần được đánh giá lâm sàng cũng như thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp trong những khoảng thời gian tái khám định kỳ. Bạn có thể được yêu cầu sinh thiết lại nếu như thấy khối u to hơn lúc đầu. Nếu như u tuyến giáp lành tính không thay đổi về kích thước thì bạn có thể không cần điều trị gì thêm.

Điều trị với thuốc kháng giáp: Việc điều trị bướu tuyến giáp lành tính thì có thể dùng levothyroxine (Levoxyl®, Synthroid®,…), đây là một dạng tổng hợp thyroxin chiết xuất dạng viên. Việc cung cấp thêm hormone tuyến giáp sẽ đưa ra tín hiệu để tuyến yên sản sinh ra TSH ít hơn (TSH là 1 loại hormon kích thích sự phát triển của mô tuyến giáp). Tuy nhiên, phương pháp này đến nay vẫn còn rất nhiều tranh luận. Và trên thực tế không có bằng chứng rõ ràng về việc điều trị bằng thuốc kháng giáp sẽ làm thu nhỏ kích thước khối u hay thậm chí là những u nhỏ lành tính. 

Việc phát hiện, chẩn đoán cũng như điều trị khối bướu tuyến giáp lành tính tương đối dễ dàng. Do đó, bất cứ khi nào phát hiện 1 khối u ở vùng cổ thì bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 

Trên đây là thông tin giúp giải đáp cho câu hỏi bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không. Hy vọng với những chia sẻ này chúng tôi mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn bướu tuyến giáp lành tính cũng như tìm ra được hướng xử trí cho sức khỏe của mình. 

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Chia sẻ từ người chồng của bệnh nhân ưng thư giai đoạn cuối

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7