Hỏi đáp: Ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không?

Ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không là lo lắng của không ít người hiện nay. Vì tỷ lệ các ca mắc ung thư tuyến giáp hiện nay ngày càng gia tăng. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Bị ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, vị trí giải phẫu nằm ở ngay trước khí quản, gồm có 2 thùy và eo tạo hình giống như con bướm. Tuyến giáp là nơi tạo ra các hoocmôn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, hooc môn tuyến giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, liên quan trực tiếp đến vấn đề sinh sản.

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tại tuyến giáp biến đổi, phát triển phân chia một cách bất thường vượt tầm kiểm soát của cơ thể. Các tế bào ung thư tuyến giáp không chỉ gây ảnh hưởng đến việc sản sinh hooc môn tuyến giáp mà còn có khả năng xâm lấn, di căn gây ảnh hưởng chức năng của các cơ quan khác.

Bệnh lý ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nếu người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm và có tiên lượng điều trị tốt nhất trong các bệnh ung thư. Ung thư tuyến giáp có 4 thể bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể tủy và thể không biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nang chiếm tỷ lệ cao nhất và có khả năng điều trị khỏi cao nhất. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa chiếm tỷ lệ ít nhất 1% tổng ca mắc, nhưng bệnh có tiến triển rất nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao, thường đáp ứng chậm với các phác đồ điều trị.

Mặc dù ung thư tuyến giáp có tiên lượng điều trị tốt nhất trong các loại ung thư nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ trở lên khó khăn và tỷ lệ chữa khỏi cũng giảm xuống còn rất thấp. Vì thế, bạn cần quan tâm đến những triệu chứng bất thường của bản thân và khám tầm soát định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý nếu có.

Bị ung thư tuyến giáp do nguyên nhân nào gây ra?

Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh lý ung thư tuyến giáp vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các rối loạn di truyền nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý này. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp, bạn cần lưu ý như sau:

Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể tăng khả năng dẫn tới ung thư tuyến giáp

Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cơ thể. Chúng được xem như hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus, độc tố hoặc những tác nhân gây bệnh khác. Hệ miễn dịch cũng góp phần giúp cơ thể đào thải những tế bào lạ bị biến đổi trong cơ thể. 

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các tế bào trong cơ thể không được bảo vệ một cách tốt nhất, dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp. Vì tế bào tuyến giáp không được bảo vệ sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus và các yếu tố độc hại tấn công gây biến đổi tế bào.

Rối loạn miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp

Yếu tố di truyền

Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý ung thư tuyến giáp. Gia đình có người thân là bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường. Có khoảng 70% người bị ung thư tuyến giáp có tiền sử gia đình là bố mẹ hoặc người thân mắc ung thư tuyến giáp.

Tiền sử tiếp xúc với phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Nhiễm phóng xạ là một nguy cơ cao dẫn đến ung thư nói chung, trong đó có ung thư tuyến giáp. Người bệnh có thể nhiễm phóng xạ do trước đây từng điều trị phóng xạ tại các cơ quan khác. Hoặc bạn có thể vô tình nhiễm phóng xạ trước đây mà không hề biết, do ăn thực phẩm, uống nước có nhiễm xạ hoặc vô tình tiếp xúc với người đang điều trị phóng xạ.

Mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

Một số bệnh lý lành tính tuyến giáp như viêm tuyến giáp, nhân xơ tuyến giáp, basedow nếu không được phát hiện và điều trị ổn định có thể dẫn đến biến chứng chuyển thành bệnh ung thư tuyến giáp. Vì thế, những người có bệnh lành tính tính tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.

Tuổi tác và giới tính

Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao hơn nam giới rất nhiều, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 30-50. Nguyên nhân có thể do ở độ tuổi này hooc môn trong cơ thể nữ giới thường xuyên thay đổi thất thường do quá trình mang thai, sinh đẻ, hội chứng tiền mãn kinh. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ sẽ cao hơn, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn thiếu iot sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư tuyến giáp thể nang, chế độ ăn thừa iot sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú. Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích như thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.

Sự thật: Ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không?

Theo các yếu tố kể trên, thì bệnh ung thư tuyến giáp không liên quan gì đến việc lây truyền vi khuẩn, virus qua đường nước bọt. Vì thế đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không là không bạn nhé. Người thân, bạn bè vẫn ăn uống, tiếp xúc, nói chuyện bình thường với người bệnh, hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm nào qua nước bọt cả.

Sở dĩ có nhiều người lo lắng như vậy là do có nhiều gia đình có bố hoặc mẹ bị ung thư tuyến giáp, đến đời con cháu cũng có người mắc bệnh lý này. Vì thế, nhiều người băn khoăn không biết có phải do thường xuyên tiếp xúc, ăn uống cùng bị lây nhiễm bệnh qua đường nước bọt không? Thực tế, bệnh ung thư tuyến giáp có nguy cơ di truyền, vì thế trong gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp thì những thành viên còn lại cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh, hoàn toàn không phải do nguyên nhân lây nhiễm qua đường nước bọt.

Người thân, bạn bè cần thường xuyên nói chuyện, tâm sự với người bệnh để tiếp thêm tinh thần nghị lực giúp bệnh nhân ung thư tuyến giáp an tâm điều trị. Không nên tỏ ra xa lánh, kỳ thị người bệnh sẽ tạo ra tâm lý tự ti, buồn rầu cho bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp.

Các biện pháp giúp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Với những thông tin giải đáp bên trên, bạn yên tâm và không cần lo lắng về vấn đề ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không. Việc quan trọng bạn cần quan tâm là làm sao để chủ động phòng ngừa bệnh lý ung thư tuyến giáp cho bản thân và gia đình. Để phòng ngừa bệnh lý ung thư tuyến giáp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Chế độ ăn thiếu iot hay thừa iot đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư tuyến giáp. Vì thế, bạn cần bổ sung iot với liều lượng cân bằng vừa phải giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Mỗi ngày, một người lớn không nên ăn quá 6g muối, bao gồm cả muối tính trong rau quả, thịt cá và muối gia vị bổ sung thêm.

Các loại đồ uống có cồn như rượu bia và chất kích thích có trong cafe, thuốc lá bạn cũng nên hạn chế, để phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.

Duy trì cân nặng lý tưởng, tránh giảm cân, tăng cân một cách đột ngột, tập luyện thể dục, thể thao điều độ giúp bạn có sức khỏe và miễn dịch tốt và giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn phóng xạ

Bạn nên tránh sống và làm việc trong các môi trường có nhiều phóng xạ như nhà máy năng lượng hạt nhân, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Nếu bắt buộc phải làm việc trong các môi trường trên, bạn cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động an toàn, nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ xuống mức thấp nhất.

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ

Thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng đến 1 năm để phát hiện sớm nhất những nguy cơ bệnh lý để có hướng can thiệp kịp thời. Nhất là những người nằm trong nhóm nguy cơ cao như gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp, sống làm việc trong môi trường phóng xạ, có bệnh lý tuyến giáp lành tính thì cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Hy vọng, thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không. Bệnh lý ung thư tuyến giáp hoàn toàn không lây nhiễm qua bất kỳ con đường nào, vì thế gia đình bạn bè vẫn tiếp xúc, ăn uống, sinh hoạt với người bệnh một cách bình thường bạn nhé.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ