Xạ trị ung thư não: Các tác dụng phụ và cách khắc phục?
Xạ trị ung thư não là một phương pháp điều trị ung thư não rất hay được chỉ định cho người bệnh. Ung thư não là một trong những kẻ thù vô cùng đáng sợ, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng con người. Do vậy, các phương pháp điều trị ung thư não là một vấn được người bệnh rất quan tâm tìm hiểu. Vậy xạ trị ung thư não có các tác dụng phụ thế nào và cách khắc phục ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của GENK STF này.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư não
- 11 dấu hiệu ung thư não cần nhận biết sớm để điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về ung thư não và cách điều trị
Xạ trị là việc sử dụng chùm tia có năng lượng cao hay sử dụng các hạt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp xạ trị để làm chậm hay ngừng sự phát triển của khối u não. Phương pháp này thường được chỉ định sau khi phẫu thuật và có thể sử dụng cùng với hóa trị.
Loại điều trị xạ trị phổ biến nhất được gọi là xạ trị tia bên ngoài, là bức xạ được đưa ra từ một thiết bị từ bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó còn có 1 liệu pháp xạ trị từ bên trong được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị cấy ghép vào bên trong cơ thể người bệnh.
2. Chỉ định xạ trị ung thư não khi nào?
Phương pháp xạ trị ung thư não thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Giúp hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật, xạ trị sẽ giúp loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật điều trị ung thư.
- Đây là phương pháp điều trị chính khi phương pháp phẫu thuật không phải là sự lựa chọn tốt đối với một số bệnh nhân (trong trường hợp bệnh nhân có sức khỏe yếu hay có nguyện vọng không phẫu thuật…).
- Giúp ngăn ngừa ung thư não tái phát hay để làm giảm triệu chứng của bệnh nhân khi u não di căn.
- Với những trẻ em dưới 3 tuổi bị u não thì không nên được áp dụng xạ trị để điều trị ung thư não, vì có thể gây ra tác dụng phụ lâu dài với sự phát triển của não của trẻ. Thay vào đó, trẻ dưới 3 tuổi bị bệnh ung thư não có thể được điều trị chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật và hóa trị.
Xem thêm >>> Những thói quen tưởng vô hại nhưng làm tăng nguy cơ ung thư não
3. Các phương pháp xạ trị ung thư não
Liều cao của xạ trị ung thư não có thể làm hỏng mô não bình thường ở gần khối u, vì vậy các bác sĩ sẽ cố gắng để điều chỉnh liều lượng tia bức xạ đến vị trí khối u với liều phù hợp để hạn chế mức độ ảnh hưởng của tia xạ đối với các vùng não bình thường xung quanh.
Trong quá trình này, 1 số kỹ thuật có thể được các bác sĩ lựa chọn để điều chỉnh làm cho cường độ của các tia bức xạ được chính xác hơn.
Xạ trị bằng tia bên ngoài có thể chiếu thẳng vào tế bào ung thư não theo những cách sau:
3.1. Xạ trị thông thường
Ở phương pháp này, vị trí điều trị sẽ được xác định dựa trên các mốc giải phẫu và phim chụp X – quang. Trong một số tình huống cụ thể, chẳng hạn như xạ trị cho toàn bộ não đã di căn não thì kỹ thuật này là thích hợp. Để nhắm mục tiêu được chính xác hơn thì cần có các kỹ thuật khác nhau. Bên cạnh đó, lượng bức xạ được đưa ra phụ thuộc vào mức độ của khối u.
3.2. Xạ trị khung 3 chiều (3D-CRT)
Phương pháp này được sử dụng hình ảnh thu được từ chụp CT và MRI sau đó mô hình 3 chiều của khối u và các mô lành xung quanh khối u được quan sát trên máy tính. Mô hình này có thể được dùng để nhắm các chùm bức xạ trực tiếp vào khối u cũng như loại bỏ các mô khỏe mạnh khỏi xạ trị liều cao.
3.3. Xạ trị điều biến cường độ (IMRT)
Xạ trị điều biến cường độ (IMRT) là 1 loại 3D-CRT có thể giúp nhắm mục tiêu trực tiếp hơn vào khối u. Nó có thể giúp cung cấp liều lượng bức xạ cao hơn cho khối u trong khi ít tác động hơn vào các mô khỏe mạnh xung quanh. Trong xạ trị điều biến cường độ thì các chùm bức xạ được chia thành các chùm tia nhỏ hơn và cường độ của mỗi chùm nhỏ hơn này cũng có thể thay đổi. Điều này có tác dụng là các chùm tia cường độ cao hơn, hay các chùm tia phóng xạ nhiều hơn, chỉ có thể chiếu thẳng vào khối u.
3.4. Liệu pháp proton
Liệu pháp proton là 1 loại liệu pháp bức xạ từ bên ngoài sử dụng proton thay vì sử dụng tia X. Ở năng lượng cao, proton có thể gây phá hủy các tế bào khối u. Liệu pháp chùm tia proton là phương pháp thường được sử dụng cho các khối u khi cần sử dụng ít bức xạ hơn. Thường được chỉ định trong trường hợp các khối u đã phát triển ra xương gần đó, chẳng hạn như đáy hộp sọ và những khối u ở gần dây thần kinh thị giác.
3.5. Xạ phẫu lập thể
Xạ phẫu lập thể là việc sử dụng 1 liều cao bức xạ duy nhất để chiếu trực tiếp vào khối u và mô không khỏe mạnh. Phương pháp này hoạt động tốt nhất đối với khối u chỉ có ở 1 vùng não và một số khối u mà không phải tế bào ác tính. Nó cũng có thể được sử dụng khi người bệnh có nhiều hơn 1 khối u não di căn. Có nhiều loại thiết bị xạ phẫu lập thể khác nhau, trong đó bao gồm:
- Máy gia tốc tuyến tính biến đổi là 1 máy có khả năng tạo ra bức xạ năng lượng cao bằng cách sử dụng điện để tạo ra thành dòng các hạt hạ nguyên tử chuyển động nhanh.
- Dao gamma cũng là một hình thức xạ trị khác làm cho các chùm bức xạ gamma tập trung cao vào khối u.
- Dao cyber là 1 thiết bị robot được sử dụng trong xạ trị có công dụng giúp dẫn tia bức xạ đến khối u, đặc biệt là ở vùng não, đầu và cổ.
3.6. Xạ trị lập thể phân đoạn
Phương xạ trị được thực hiện cùng với độ chính xác phân lập tuy nhiên phương pháp này có thể được chia thành các liều nhỏ hàng ngày và để thực hiện trong vài ngày hay vài tuần, trái ngược với phương pháp xạ trị 1 ngày. Kỹ thuật này được sử dụng cho trường hợp để điều trị cho các khối u nằm gần các cấu trúc nhạy cảm, trong đó chẳng hạn như vị trí dây thần kinh thị giác hay thân não.
Đối với các kỹ thuật khác nhau này, các bác sĩ và kỹ thuật viên đang cố gắng điều chỉnh chính xác hơn để làm giảm tiếp xúc bức xạ với các mô não khỏe mạnh xung quanh. Tùy thuộc vào kích thước cũng như tùy theo vị trí của khối u, bác sĩ có thể chọn chỉ định bất kỳ kỹ thuật điều trị xạ nào ở trên. Trong một số tình huống cụ thể, sự kết hợp của nhiều kỹ thuật có thể cho hiệu quả tốt nhất.
Xem ngay >>> Tập thể dục có thể giúp bệnh nhân ung thư não sống lâu hơn?
4. Những tác dụng phụ của xạ trị ung thư não
Dù là phương pháp xạ trị ung thư não nào được áp dụng đi chăng nữa thì bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ của xạ trị nói chung và đặc biệt ở vùng não nói riêng. Dưới đây là một số tác dụng phụ của xạ trị ung thư não mà người bệnh có thể gặp phải, đó là:
- Rụng tóc: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi bệnh nhân phải trải qua quá trình xạ trị ở vùng đầu như não.
- Đau đầu, buồn nôn và chóng mặt cũng là biểu hiện thường thấy nhất sau khi bệnh nhân đi xạ trị về.
- Một số người có thể trở nên cáu kỉnh và mệt mỏi trong quá trình xạ trị.
- Bị khô miệng, loét miệng và nướu
- Khó nuốt, cứng hàm
Một vài tuần sau điều trị xạ trị ung thư não, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề như:
- Một số người đặc biệt nhất là trẻ nhỏ có thể bị buồn ngủ hoặc xuất hiện các triệu chứng khác về hệ thần kinh. Đây được gọi là hội chứng buồn ngủ do các bức xạ gây ra. Các triệu chứng này sẽ thường giảm bớt sau một vài tuần điều trị.
- Gặp các vấn đề về chức năng não bộ cũng như suy giảm trí nhớ: Một người có thể mất một số chức năng của não bộ nếu như các khu vực lớn bình thường của não bị tác động bởi các tia xạ. Các vấn đề này có thể bao gồm đó là mất trí nhớ, thay đổi tính cách và khó tập trung. Ngoài ra, cũng người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác tùy thuộc vào khu vực của não được điều trị và mức độ phóng xạ.
- Các mô có thể bị hoại tử sau phóng xạ: Đây là tác dụng phụ tương đối hiếm gặp sau xạ trị ung thư não, mô chết (hoại tử) sẽ hình thành tại vị trí của khối u trong vài tháng hay nhiều năm sau khi điều trị xạ trị. Tình trạng này thường có thể được cải thiện bằng thuốc corticosteroid, tuy nhiên cũng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các mô hoại tử trong một số trường hợp đặc biệt.
- Làm tăng nguy cơ hình thành 1 số loại khối u khác: Các tia phóng xạ có thể làm hỏng các gen trong các tế bào khỏe mạnh bình thường ở cơ thể người bệnh. Hậu quả là làm tăng thêm nguy cơ phát triển ung thư thứ hai ở khu vực bị nhiễm phóng xạ, ví dụ như là: u màng não của vỏ não hay ung thư xương trong hộp sọ. Tình trạng này thường có thể xảy ra nhiều năm sau khi xạ trị u não.
5. Cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của xạ trị ung thư não
Trước khi tiến hành xạ trị u não, bệnh nhân nên trao đổi với bác trị điều trị về những rủi ro cũng như những lợi ích trong quá trình điều trị theo phương pháp này. Đây là cơ sở để các bác sĩ sẽ tiến hành thử nghiệm các liều xạ trị khác nhau hoặc theo các cách khác nhau để xem liệu chúng có thể đem lại hiệu quả tốt nhất mà đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Các tế bào não bình thường sẽ phát triển nhanh chóng trong vài năm đầu đời của trẻ do đó chúng rất nhạy cảm với bức xạ. Bởi vậy, xạ trị thường không được sử dụng ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não.
6. Chăm sóc bệnh nhân trong điều trị xạ trị ung thư não như thế nào?
- Người bệnh nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
- Người bệnh luôn cần được sự hỗ trợ và động viên của gia đình cũng như bạn bè nhiều hơn. Do đó những người thân thiết nên ở bên chăm sóc và chia sẻ với bệnh nhân
- Bạn có thể hỏi ý kiến tư vấn bác sĩ hay điều dưỡng của bạn về bất kỳ điều gì bạn chưa rõ và muốn hỗ trợ về chế độ chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
- Điều quan trọng là luôn tuân thủ ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi để giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề còn băn khoăn trong quá trình điều trị để giúp bạn có thông tin cũng như có thể phối hợp tốt trong điều trị.
- Nếu như bạn có lái xe thì thì hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ cũng như nhờ sự trợ giúp của gia đình khi bạn muốn di chuyển.
- Bệnh nhân nên hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào hay loại vitamin bạn đang dùng để đảm bảo rằng việc dùng các thuốc này là an toàn trong quá trình xạ trị.
- Bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Các bác sĩ, điều dưỡng hay các chuyên gia dinh dưỡng có thể gợi ý cho bạn những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp nếu khẩu vị của bạn thay đổi.
- Bệnh nhân nên chăm sóc đặc biệt ở vùng da bị phơi nhiễm với tia xạ. Tránh sử dụng các loại chườm nóng hay chườm lạnh để chườm lên những vùng da bị tổn thương và chỉ nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ sau khi đã tham khảo với bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn.
Trên đây là những thông tin về phương pháp xạ trị ung thư não mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa