[Hỏi đáp] Xạ trị ung thư có con được không?

Xạ trị ung thư có con được không là vấn đề được rất nhiều người bệnh nhất là những người trong độ tuổi sinh sản quan tâm tìm hiểu. Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có thể làm tổn hại đến buồng trứng và gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai cũng như sinh con của bệnh nhân. Vậy để biết xạ trị ung thư có con được không thì bạn hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Xạ trị ung thư có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia bức xạ khi tiếp xúc với cơ thể có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Nếu như bệnh nhân nữ được xạ trị vào vùng bụng hay vùng xương chậu thì khả năng mang thai sẽ phụ thuộc vào lượng phóng xạ mà buồng trứng hấp thụ. Vì năng lượng từ bức xạ quá cao sẽ có thể phá hủy một số hay tất cả trứng trong buồng trứng và có thể gây vô sinh nữ hay mãn kinh sớm.

Vậy khi bắt buộc phải sử dụng xạ trị để điều trị ung thư, phụ nữ bị ung thư có còn khả năng mang thai không? Hầu hết phụ nữ xạ trị ở vùng chậu sẽ mất khả năng sinh sản, tuy nhiên vẫn có khoảng một nửa bệnh nhân xạ trị vẫn có thể giữ được một số trứng nếu như buồng trứng được giữ xa khỏi vùng xạ trị mục tiêu trong suốt quá trình điều trị.

Tuy nhiên vẫn cần lưu ý rằng ngay cả khi bức xạ không nhắm trực tiếp vào vùng buồng trứng thì các tia phóng xạ có thể dội lại bên trong cơ thể và vẫn có khả năng ảnh hưởng tới buồng trứng.

xa-tri
Xạ trị ung thư có ảnh hưởng đến sinh sản không?

2. Tia bức xạ sẽ ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của phụ nữ?

Bức xạ khi tác động đến tử cung có thể gây ra sẹo, làm giảm lưu lượng máu đến tử cung và cũng như làm cho tử cung không thể dãn hết được cỡ trong thai kỳ. Phụ nữ đã xạ trị vào tử cung thì có nguy cơ cao dẫn đến sảy thai, sinh ra trẻ nhẹ cân hay sinh non.

Nhiều trường hợp các tia bức xạ có thể tác động đến não và ảnh hưởng đến tuyến yên. Mà tuyến yên lại có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản ở nữ giới. Tuyến yên là nơi tiết ra LH, FSH, nhờ đó có tác dụng giúp kích thích buồng trứng tiết hormone sinh dục nữ. Bên cạnh đó hormon FSH còn có vai trò làm kích thích noãn bào phát triển và gây rụng trứng. Chính vì vậy, tác động của xạ trị đến tuyến yên có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân và ảnh hưởng như thế nào cũng tùy thuộc vào liều lượng của bức xạ.

Xem ngay >>> Ung thư tinh hoàn có con được không?

3. Bố mẹ bị ung thư thì ảnh hưởng gì đến con?

Mắc bệnh ung thư khi mang thai không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ mà bản thân của đứa trẻ trong bụng cũng sẽ gặp phải nhiều nguy cơ.

Bởi vì nếu các khối u ở trong khung chậu sẽ có thể tác động tới tử cung (dạ con) của người mẹ hay các khối u nằm ở tử cung của mẹ (như ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung) sẽ dễ gây sảy thai, đẻ non, gây chảy máu… làm ảnh hưởng tính mạng của thai.

Thai nhi ở trong cơ thể người mẹ bị ung thư sẽ dễ bị chậm phát triển, phát triển không cân đối hay có thể gặp các vấn đề của trẻ đẻ non thiếu tháng.

4. Sau khi điều trị ung thư có nên sinh con hay không?

Thông thường sau khi dừng điều trị từ sáu tháng đến hai năm thì bệnh nhân có thể mang thai. Thời gian này sẽ tùy thuộc vào bộ phận bị ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi cũng như tình trạng kinh nguyệt sau điều trị và phương pháp điều trị trước đó… Đối với người bị ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng thì nên đợi khoảng thời gian lâu hơn sau điều trị để có bầu, so với những người bệnh bị ung thư vùng đầu cổ hay phổi. Đồng thời, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ điều trị để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

5. Thời gian thích hợp để có thai sau điều trị ung thư

Theo các chuyên gia thì việc mang thai sau khi điều trị ung thư an toàn cho mẹ và bé và mang thai dường như không làm tăng nguy cơ ung thư trở lại. Tuy nhiên, để quá trình mang thai an toàn người mẹ nên đợi một vài năm sau điều trị ung thư thì mới nên có thai. Thời gian đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau: loại ung thư và giai đoạn bệnh, các phương pháp điều trị ung thư trước đó, tuổi tác, thể trạng người bệnh và hoàn cảnh gia đình cũng như tình trạng kinh của người mẹ.

Bệnh nhân ung thư cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian thích hợp mang thai sau điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc điều trị. Nên để tối thiểu sau 2 đến 5 năm là khoảng thời gian phù hợp để chắc chắn ung thư không tái phát. Nguyên nhân là do sau quá trình điều trị, trứng và các tế bào ung thư bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh, phải mất ít nhất 6 tháng để có thể loại bỏ các yếu tố này ra khỏi cơ thể.

Trong quá trình đang điều trị ung thư, bệnh nhân nên chủ động phòng tránh mang thai, vì vẫn có khả năng người bệnh mang thai khi đang điều trị. Không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng nên biết cách chủ động ngừa thai khi quan hệ tình dục, bởi vì nhiều thuốc hóa trị có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.

6. Bệnh nhân ung thư khi có thai sẽ gặp phải những nguy hiểm gì?

xa-tri-ung-thu-co-con-duoc-khong
Bệnh nhân ung thư khi có thai sẽ gặp phải những nguy hiểm gì?

Quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, đối với người bệnh đang điều trị ung thư, do khối u phát triển nên có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan và chức năng như: tim, phổi, gan, thận cũng như các cơ quan khác và gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

Ở trường hợp đã ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, mang thai có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, suy kiệt đến sức khoẻ, do cùng một lúc cơ thể người mẹ phải nuôi sự phát triển của thai nhi và đồng thời phải chống chọi với sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Những biến chứng của căn bệnh ung thư sẽ tác động lên các cơ quan trọng yếu trong cơ thể như não, tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Các biến chứng đó phải kể đến như là suy hô hấp, suy tim, ngừng tuần hoàn, tắc mạch phổi, chảy máu, tắc ruột, thủng ruột, suy thận, nhiễm trùng huyết… Theo 1 nghiên cứu thực hiện trên 2800 bệnh nhân ở Canada, các phụ nữ mang thai bị bệnh ung thư sẽ gặp phải các biến chứng do huyết khối động tĩnh mạch tăng lên từ 8 đến 20 lần so với những người phụ nữ không mắc bệnh ung thư.

Xem thêm >>> Cho con bú có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh Ung thư buồng trứng

7. Mối quan hệ giữa khả năng sinh sản và kinh nguyệt sau điều trị ung thư

Theo thống kể trên các trường hợp bệnh nhân đã điều trị ung thư cho thấy, phụ nữ còn kinh nguyệt vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên, kinh nguyệt chỉ là một trong những yếu tố đánh giá khả năng sinh sản ở nữ giới chứ không có ý nghĩa xác định.

Có những trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt ở người bệnh bị ngưng hẳn, khiến bệnh nhân bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm dẫn đến vô sinh.

Ở một số trường hợp khác, xạ trị sẽ làm mất kinh nguyệt tạm thời, sau một thời gian chức năng sẽ phục hồi và chu kỳ kinh nguyệt có trở lại thì người bệnh vẫn có khả năng mang thai.

Tuy nhiên, khả năng sinh sản của bệnh nhân trong những trường hợp này sẽ giảm sút hay bị rút ngắn thời gian bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.

Tùy thuộc vào tuổi tác cũng như lượng chất phóng xạ trong xạ trị, khi tuổi càng cao thì thời gian có kinh trở lại sẽ thấp hơn và sẽ có nhiều nguy cơ tiền mãn kinh so với người trẻ tuổi.

Các bác sĩ sau đó sẽ tư vấn và yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm dự trữ buồng trứng để đưa ra đánh giá. Đối với người trẻ tuổi thì sẽ có khả năng dự trữ trứng cao hơn.

8. Điều kiện để người mẹ có thể mang thai sau xạ trị ung thư

Để có thể mang thai mà không cần dùng các phương pháp hỗ trợ sinh sản, bệnh nhân cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Người bệnh cần có ít nhất 1 buồng trứng vẫn còn khoẻ mạnh với đủ số lượng trứng dự trữ.
  • Ống dẫn trứng của người mẹ vẫn còn khoẻ mạnh.
  • Tử cung vẫn còn khoẻ đủ đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Vẫn còn đủ lượng hormone cần thiết cho quá trình sinh sản.

Tuy nhiên, dù kết quả đánh giá tốt nhưng vẫn còn tuỳ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có sự tư vấn phù hợp. Có một số trường hợp bệnh nhân cần phải chờ đợi một thời gian trước khi áp dụng cách phương pháp hay mang thai tự nhiên. Thời gian đó phụ thuộc vào:

  • Loại ung thư và giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư.
  • Các phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư.
  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

9. Các phương pháp bảo tồn sinh sản

Việc trì hoãn mang thai sau khi điều trị ung thư có thể làm suy giảm chức năng sinh sản ở nữ giới do lượng trứng giảm dần theo thời gian, do tuổi tác cũng như sức khỏe giảm sút.

Đối với những trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh ung thư, có thể các bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp bảo tồn sinh sản trước khi điều trị ung thư để giúp làm tăng cơ hội có con trong tương lai.

Không phải ai cũng có thể tiến hành phương pháp bảo tồn sinh sản, vì điều này còn phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác của bệnh nhân.
  • Tình trạng sức khoẻ của vợ hay của chồng (người phối ngẫu).
  • Sự trưởng thành về thể chất hay mặt sinh dục của người bệnh.
  • Quan trọng nhất cần tuân theo nguyện vọng cá nhân của bệnh nhân.

Một số phương pháp bảo tồn sinh sản được áp dụng phổ biến hiện nay như:

9.1. Đông lạnh phôi

Đông lạnh phôi còn được gọi là thụ tinh nhân tạo, đây là một trong những phương pháp đem lại thành công cao. Trứng từ người mẹ sẽ được lấy ra cơ thể bằng phương pháp y khoa và trước đó bệnh nhân cần uống thuốc kích trứng trước 2 tuần. Tiếp đến là trứng sẽ được đem thụ tinh trong ống nghiệm và đông lạnh để dành cho sau này sử dụng.

9.2. Đông lạnh trứng chưa thụ tinh (hay đông lạnh noãn)

Thường được áp dụng với phụ nữ mà chưa kết hôn, và tỷ lệ thành công thường thấp hơn đông lạnh phôi, tuy nhiên cách thực hiện giống như đông lạnh phôi, chỉ khác là trứng chưa được thụ tinh.

9.3. Phẫu thuật giúp bảo tồn khả năng sinh sản của người bệnh

Tùy theo từng trường hợp ung thư, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bên buồng trứng hay ống dẫn trứng, tuy nhiên vẫn có khả năng sinh sản sau này nhờ vào việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại.

9.4. Xạ trị bảo tồn buồng trứng

Việc chỉ xạ trị một bên buồng trứng thì vẫn có khả năng bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ. Bên cạnh đó tùy vào từng trường hợp sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật để cố định buồng trứng bằng cách di chuyển 1 hay cả 2 bên buồng trứng sao cho không bị tia xạ trị chiếu tới.

Sau khi xạ trị xong sẽ đặt buồng trứng về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, tia xạ trị vẫn có khả năng tác động vào các mạch máu dẫn đến buồng trứng hay có nguy cơ làm ảnh hưởng đến buồng trứng. Chính vì thế, không phải lúc nào phương pháp này cũng đem lại hiệu quả như mong đợi.

9.5. Ức chế buồng trứng

Các bác sĩ sẽ sử dụng các hormone nhằm ức chế chức năng buồng trứng, từ đó có thể bảo vệ buồng trứng trong xạ trị. Phương pháp này thường ít thông dụng hơn và sẽ không được khuyến khích khi vẫn còn nhiều phương pháp hỗ trợ khác.

9.6. Bảo tồn mô buồng trứng

Phương pháp bảo tồn mô buồng trứng này thường được áp dụng đối với bệnh nhân nhỏ tuổi khi mà không thể tiến hành các phương pháp đông lạnh phôi haynoãn.

Các bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật để lấy mô buồng trứng đem đông lạnh. Sau khi việc điều trị ung thư kết thúc thì các bác sẽ đem cấy ghép trở lại vào cơ thể bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề xạ trị ung thư có con được không. Việc có con sau khi tiến hành điều trị ung thư có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mẹ và bé do đó người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định mang thai nhé.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7