Suy hô hấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy hô hấp có thể xảy ra đột ngột, gây tử vong cho người mắc nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời. Đây là bệnh lý nguy hiểm nên mọi người cần nắm rõ để bảo vệ tốt cho bản thân và những người xung quanh. Vậy suy hô hấp là gì? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao? Những vấn đề này sẽ được Genk STF giải đáp chi tiết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Suy hô hấp là gì?

Suy hô hấp xảy ra khi việc trao đổi oxy và carbon dioxide của phổi với máu gặp khó khăn. Lúc này, máu có thể gặp phải tình trạng thiếu oxy hoặc lượng carbon dioxide quá nhiều, gây khó thở cho người mắc.

suy-ho-hap-1
Suy hô hấp là tình trạng lượng oxy trong máu thấp hoặc lượng carbon dioxide quá nhiều

Khi bạn thở, lượng oxy sẽ được phối hấp thụ. Sau đó, oxy sẽ đi vào máu và tuần hoàn đến những cơ quan khác. Song song với lượng oxy hấp thụ vào thì quá trình thở cũng sẽ loại bỏ ra khỏi máu carbon dioxide. Vì thế, có quá nhiều carbon dioxide trong máu hoặc có quá ít oxy trong máu đều khiến bạn bị khó thở.

2. Suy hô hấp được phân thành những loại nào?

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ phân suy hô hấp thành những loại sau:

  • Suy hô hấp loại 1: Loại 1 xảy ra khi lượng oxy vào máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vì thế, người ta còn gọi đây là tình trạng thiếu oxy.
  • Suy hô hấp loại 2: Loại này xảy ra khi lượng carbon dioxide trong máu quá nhiều. Loại 2 còn được gọi là hypercapnic, hypercarbic.
  • Suy hô hấp cấp: Tình trạng suy hô hấp xảy ra nhanh. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay.
suy-ho-hap-2
Người bệnh suy hô hấp cấp cần được cấp cứu ngay
  • Suy hô hấp mạn tính: Khi suy hô hấp diễn ra trong thời gian dài sẽ chuyển thành thể mạn tính. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Hít thở là một hành động đơn giản. Thế nhưng, khi chúng ta hít thở sẽ có nhiều bộ phận khác cùng chuyển động. Do đó, khi xảy ra vấn đề ở những bộ phận này cũng có thể gây suy hô hấp, đó là:

  • Chấn thương xảy ra ở xương sườn hoặc ngực.
  • Não bị gây hại do uống nhiều rượu hoặc sử dụng một loại thuốc quá liều. Điều này làm cho việc hít thở bị ảnh hưởng.
  • Phổi bị tổn thương do hít phải khói hay bụi bẩn.
  • Những bệnh lý về phổi cũng là nguyên nhân gây suy hô hấp như xơ nang, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Những bệnh lý khác khiến cơ và thần kinh bị tổn thương như chấn thương tủy sống, xơ cứng teo cơ bên trái, đột quỵ.
  • Những vấn đề về cột sống như vẹo cột sống sẽ khiến xương và cơ liên quan hô hấp bị ảnh hưởng.
  • Cục máu đông làm cho lượng máu đến phổi giảm.

Ngoài ra, suy hô hấp cấp còn có thêm những nguyên nhân khác là chấn thương ở phổi, ngực, não. Hay do một căn bệnh đột ngột, chết đuối, nghẹt thở…

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh suy hô hấp sẽ gia tăng ở những đối tượng sau:

  • Người lớn với độ tuổi trên 65.
  • Những người hút thuốc lá trong thời gian dài, người nghiện thuốc lá.
nguy-co-suy-ho-hap
Người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao bị suy hô hấp
  • Những người uống nhiều rượu bia.
  • Người bị bệnh phổi mãn tính, mắc bệnh lý về đường hô hấp.
  • Người tiếp xúc với khói bụi độc hại thường xuyên và trong thời gian dài.
  • Nếu gia đình có người thân mắc bệnh lý hô hấp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

5. Dấu hiệu suy hô hấp như thế nào?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ thiếu oxy máu, mức độ cao của carbon dioxide mà triệu chứng ở mỗi người sẽ có mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình vẫn là:

  • Sự đổi màu của da, môi và móng tay theo hướng hơi xanh.
  • Khi lượng oxy trong máu thấp, người bệnh sẽ khó thở.
  • Khi mức độ carbon dioxide cao, người bệnh sẽ thở nhanh và lú lẫn.
  • Nhịp tim giảm.
  • Người bệnh cảm thấy buồn ngủ hoặc có thể bất tỉnh.

6. Tiên lượng suy hô hấp

Suy hô hấp cấp tính hoàn toàn có thể giúp người bệnh trở lại hoạt động bình thường nếu như được phát hiện và điều trị tích cực từ sớm. 

Trong khi đó, ở thể mạn tính, người bệnh cần thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Bởi suy hô hấp mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Việc chữa trị chỉ nhằm mục đích giảm các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về việc chăm sóc, điều trị của bác sĩ. Người bệnh sẽ được chăm sóc liên tục nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời khi bệnh tình chuyển biến xấu.

7. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất của người bệnh. Kết hợp với đó là những câu hỏi để đánh giá về tình hình sức khỏe. Sau đó, để có được kết quả chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, đó là:

  • Kiểm tra nồng độ oxy trong máu: Bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách gắn một thiết bị nhỏ lên tai hoặc ngón tay của bệnh nhân.
chan-doan-suy-ho-hap
Kiểm tra nồng độ oxy trong máu
  • Xét nghiệm khí máu động mạch: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được trong máu có mức oxy và carbon dioxide là bao nhiêu.

Trong trường hợp muốn tìm ra chính xác nguyên nhân gây suy hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực, chụp CT.
  • Siêu âm tim.
  • Điện tâm đồ.
  • Phết cổ họng và mũi.
  • Xét nghiệm máu.

8. Suy hô hấp được điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe của người mắc để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. 

8.1. Điều trị suy hô hấp chung

  • Liệu pháp oxy: Bệnh nhân sẽ được cung cấp oxy bằng một ống với hai nhánh được đặt ngay hai bên mũi hoặc một cái mặt nạ. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc đi ra ngoài, người bệnh có thể sẽ cần thêm một bình oxy di động.
  • Máy thở: Nếu bệnh nhân không thể tự thở được bằng liệu pháp oxy hoặc liệu pháp này không cung cấp đủ oxy thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng máy thở. Máy thở sẽ giảm lượng carbon dioxide và giúp đẩy không khí vào phổi của bệnh nhân mà không cần phải thực hiện hít thở như bình thường.
dieu-tri-suy-ho-hap
Sử dụng máy thở cho người bị suy hô hấp
  • Với những người bị suy hô hấp kèm theo chứng ngưng thở khi ngủ sẽ được bác sĩ chỉ định đeo mặt nạ qua miệng hoặc mũi cùng với máy áp lực dương liên tục (máy CPAP).
  • Mở khí quản: Đây là một phẫu thuật. Theo đó, một đường ở cổ và khí quản sẽ được bác sĩ thực hiện mổ mở. Từ đường này sẽ đặt một ống thông nhỏ nhằm giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc thở. Nếu bệnh nhân cần đến máy thở trong hơn một hoặc hai tuần, ống thông này sẽ được kết nối trực tiếp với máy thở.

8.2. Điều trị nguyên nhân cho suy hô hấp cấp và mạn tính

Việc điều trị theo nguyên nhân chỉ áp dụng đối với suy hô hấp cấp và mạn tính. Theo đó, khi xác định được nguyên nhân, ngoài việc điều trị suy hô hấp, bác sĩ sẽ kết hợp các biện pháp khác để loại bỏ nguyên nhân. 

Điều trị suy hô hấp cấp tính 

  • Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được cấp cứu ngay nhằm kiểm soát và tránh nguy cơ tử vong.
  • Bệnh nhân có thể được đến phòng chăm sóc đặc biệt nếu các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân có thể cần một máy thở nhằm thực hiện điều trị bằng oxy cho đến khi có thể tự thở được.
  • Để giảm bớt triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc và dịch.

Điều trị suy hô hấp mạn tính 

Phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân suy hô hấp mạn là dùng thuốc mỗi ngày. Thường bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại nhà mà ít khi cần đến bệnh viện. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, việc điều trị bằng oxy sẽ được chỉ định.

Lưu ý: Suy hô hấp thường khiến người bệnh gặp khó khăn về giấc ngủ. Do đó, người bệnh có thể cần thêm những máy thở nhỏ như máy CPAP để hỗ trợ. Nếu cần thiết, vào ban đêm, người bệnh sẽ cần dùng đến máy thở.

9. Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Suy hô hấp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và chúng ta không thể ngăn ngừa được căn bệnh này. Thế nhưng, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện những việc làm hữu ích sau:

  • Khi bị chấn thương, nhiễm trùng hay bất cứ bệnh tật nào cần nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ của y tế.
  • Nói không với hút thuốc và việc hít khói thuốc thụ động. Nếu đang có thói quen hút thuốc cần từ bỏ càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế uống rượu bia. Nếu được, bạn nên bỏ rượu bia để tránh ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
  • Tiêm chủng ngừa viêm phổi 5 năm/lần và thực hiện tiêm chủng ngừa cúm mỗi năm.

Kết luận

Suy hô hấp là bệnh lý nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để kiểm soát hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng. Genk STF hy vọng mọi người sẽ trang bị cho mình những kiến thức hữu ích qua bài viết này để bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân và gia đình.

XEM VIDEO: VTV2 – HTCB SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU

https://www.youtube.com/watch?v=Kqupeoog2nQ
Thông tin liên hệ