Điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Vì thế rất nhiều người lo lắng việc điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu mối liên quan của điều trị ung thư tuyến giáp với chức năng sinh sản trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Hiểu rõ về bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính của tuyến nội tiết khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này có tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn nam giới rất nhiều và thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20-50 tuổi. Tuy là bệnh lý ác tính, nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp rất cao. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 97% nếu người bệnh phát hiện ở những giai đoạn sớm.

Ung thư tuyến giáp phân loại theo mô bệnh học được chia làm 4 loại chính bao gồm:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Là thể bệnh thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 80-85% và cũng có tiên lượng điều trị tốt nhất trong các thể của ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường gặp ở phụ nữ 40 tuổi trở xuống.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm tỷ lệ khoảng 10%, tiên lượng điều trị khỏi của thể này cũng rất tốt, chỉ đứng sau ung thư tuyến giáp thể nhú. Ung thư tuyến giáp thể nang thường gặp nhiều ở bệnh nhân cao tuổi.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm tỷ lệ khoảng 5% và thường có liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Chiếm tỷ lệ khoảng 1%, là thể bệnh có tiên lượng điều trị khỏi rất thấp, bệnh tiến triển rất nhanh, người bệnh thường phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Thể bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân từ 60-80 tuổi.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm thường mờ nhạt và không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện ra ung thư tuyến giáp khi sờ thấy khối u, hạch ở cổ rồi đi khám hoặc vô tình phát hiện ra trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn thì các triệu chứng sẽ nhiều hơn như khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói, thể trạng cân nặng sụt giảm nhanh chóng.

Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm, sau đó tiến hành lấy sinh thiết tế bào dựa trên hình ảnh siêu âm để đưa ra kết luận chính xác.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Trước khi trả lời câu hỏi điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không, chúng ta cần hiểu rõ về các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay. Ung thư tuyến giáp điều trị theo phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào thể bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh hiện tại và yêu cầu của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Các phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp và áp dụng với hầu hết các bệnh nhân. Mục tiêu của phương pháp là nhằm loại bỏ triệt căn khối u ác tính và các hạch di căn lân cận nếu có. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u, bác sĩ sẽ có chỉ định cắt bỏ một thùy tuyến giáp, cắt bỏ phần lớn tuyến giáp hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u sẽ có phương pháp phẫu thuật phù hợp khác nhau. Các kĩ thuật phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiện nay bao gồm phẫu thuật mổ mở tuyến giáp, phẫu thuật nội soi tuyến giáp, phẫu thuật bằng robot.

Liệu pháp hooc môn

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, liên quan đến việc tiết hooc môn và điều hòa nhiều loại hooc môn trong cơ thể. Vì thế, khi phẫu thuật loại bỏ một phần hay toàn phần tuyến giáp người bệnh sẽ phải sử dụng hooc môn thay thế cả đời. Ngoài ra, liệu pháp hooc môn còn có tác dụng giúp kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp nếu còn sót lại trong cơ thể.

Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp, người bệnh cần uống bổ sung thuốc hoóc môn tuyến giáp cả đời

Điều trị hoóc môn tuyến giáp người bệnh có thể mắc các tác dụng phụ như suy giáp hoặc cường giáp. Vì thế, người bệnh sẽ phải thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm lại các chỉ số theo dõi nồng độ hoóc môn để bác sĩ có phương án điều chỉnh lại liều sử dụng hooc môn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh. 

Xem ngay >>> [Góc tư vấn] Ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không?

Điều trị iot phóng xạ

Tuyến giáp có đặc điểm là hấp thu hầu hết lượng iot vào cơ thể. Vì thế phương pháp điều trị iot phóng xạ giúp phát hủy các mô giáp chứa tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, ung thư tuyến giáp biệt hóa đã có di căn đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Trước khi vào điều trị iot phóng xạ, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngừng thuốc hoóc môn tuyến giáp và thực hiện chế độ ăn kiêng iot trong vòng 14 ngày. Mỗi lần điều trị, bệnh nhân sẽ nhập viện 2-3 ngày để sử dụng thuốc iot phóng xạ dạng viên hoặc dạng tiêm. Sau khi điều trị xong, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác trong khoảng thời gian nhất định theo khuyến cáo của bác sĩ, đặc biệt là với trẻ em, phụ nữ có thai và người già.

Hóa chất

Hóa trị là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền để gây độc tế bào ung thư, giúp tiêu diệt và kìm hãm sự nhân lên của những tế bào ác tính. Phương pháp hóa trị thường được áp dụng với các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Khi điều trị bằng phương pháp hóa trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, nhiễm trùng, thiếu máu,… Các tác dụng phụ sẽ biến mất khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị một thời gian.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao chiếu vào vùng cơ quan có tổn thương ác tính để tiêu diệt tế bào ung thư. Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, xạ trị chiếu ngoài thường được áp dụng với các bệnh nhân ở giai đoạn muộn đã có di căn đến những bộ phận cơ quan khác. 

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải là đỏ rát vùng da nơi chiếu xạ, mệt mỏi, ăn uống kém. Tương tự như hóa chất, các tác dụng phụ này sẽ biến mất khi người bệnh kết thúc đợt điều trị một thời gian.

Điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vì đa phần người mắc ung thư tuyến giáp là phụ nữ và rất nhiều người phát hiện ra ung thư tuyến giáp ở độ tuổi rất trẻ. 

Tuyến giáp và cơ quan nội tiết, nơi tiết ra các hooc môn rất quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Vì thế, khi bị ung thư tuyến giáp chị em phụ nữ ít nhiều sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, kế hoạch sinh con.

Bên cạnh đó, khi bước vào điều trị, các phương pháp điều trị cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cụ thể như sau:

Ảnh hưởng của liệu pháp hooc môn

Sử dụng thuốc hoóc môn thay thế là phương pháp bắt buộc phải áp dụng cả đời với bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp một phần hay toàn phần. Việc sử dụng hooc môn tuyến giáp đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. 

Nếu liều lượng sử dụng hooc môn tuyến giáp không phù hợp có thể gây ra các dụng phụ là cường giáp hoặc suy giáp cho bệnh nhân. Người bệnh bị tác dụng phụ cường giáp hay suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, cụ thể:

  • Suy giáp sẽ gây ra hậu quả là thiếu hooc môn FSH và LH, gây ảnh hưởng đến việc phát triển của nang noãn và làm rối loạn rụng trứng. Từ đó, suy giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, kinh thưa dẫn đến giảm khả năng thụ thai và sinh con.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp bị cường giáp trong quá trình sử dụng hooc môn sẽ ít bị rối loạn kinh nguyệt hơn so với suy giáp và sự phóng noãn vẫn được duy trì nên không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề vô sinh và hiếm muộn. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình mang thai, mẹ bị cường giáp trong 3 tháng đầu, bé sẽ bị chậm phát triển, cường giáp trong bụng mẹ, sinh non, tim bẩm sinh,…

Như vậy, vấn đề sử dụng hooc môn tuyến giáp thay thế sau phẫu thuật cần được quản lý rất chặt chẽ để tránh các biến chứng cường giáp, suy giáp cho bệnh nhân. Thông qua đó, khả năng sinh sản, có thai của người bệnh cũng ít bị ảnh hưởng hơn. Vì thế, người bệnh cần lưu ý đi kiểm tra, đánh giá định kỳ thường xuyên để có điều chỉnh về liều lượng hooc môn phù hợp nhất với sức khỏe bản thân.

Ảnh hưởng của điều trị iot phóng xạ

Tác dụng phụ của iot phóng xạ có thể gây vô sinh với nam giới nếu điều trị liều phóng xạ tích lũy lớn. Còn với phụ nữ được khuyến cáo, sau khi điều bằng phóng xạ ít nhất 6 tháng đến 1 năm bạn mới nên có thai. Nếu có thai sớm ngay sau khi điều trị iot phóng xạ, tỷ lệ dị tật thai nhi sẽ rất cao. 

Sau điều trị iot phóng xạ, bệnh nhân ung thư tuyến giáp phải chờ ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới nên có thai

Vì thế, sau khi điều trị iot phóng xạ ít nhất 6 tháng, nếu sức khỏe đã ổn định thì bạn nên đi tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về kế hoạch sinh con, để đảm bảo cho bạn thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất.

Các phương pháp phòng ngừa tái phát ung thư tuyến giáp hiệu quả

Với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về các ảnh hưởng của phương pháp điều trị đến chức năng sinh sản. Việc quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo sức khỏe ổn định, không có hiện tượng tái phát mới nên có kế hoạch sinh con. Nếu bạn đang mang thai mà bệnh có dấu hiệu tái phát sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Để phòng ngừa tái phát ung thư tuyến giáp hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ ăn uống hàng ngày người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung các thực phẩm có chứa goitrogenic, vitamin A, C, E và các khoáng chất canxi, kẽm, i ốt, selen.

Người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa cyanates như bắp cải, củ cải và các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.

Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá.

Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, kết hợp tập luyện thể dục, thể thao với cường độ hợp lý để tăng cường chuyển hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Kiểm tra, tái khám định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm những nguy cơ tái phát nếu có và có hướng điều chỉnh thuốc hooc môn bổ sung hợp lý.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không. Nếu bệnh được chữa khỏi hoàn toàn và sức khỏe trở về ổn định, bạn vẫn có khả năng sinh con bình thường. Vì thế, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để bệnh được kiểm soát tốt nhất.

Xem ngay >>> Xạ trị ung thư tuyến giáp: Chi phí, sống bao lâu, có đau không?

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: