[Góc tư vấn] Ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không?

Sữa chua được biết đến là loại thực phẩm bổ sung có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa. Vì thế nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp muốn bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của sữa chua đối với sức khỏe. Sữa chua là chế phẩm của sữa bò đã lên men bằng các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú cho sức khỏe bao gồm:

Protein

Trong 245g sữa chua nguyên chất có thể cung cấp khoảng 8,5g protein cho cơ thể. Protein mà sữa chua cung cấp được chia làm 2 loại là:

  • Whey hay còn gọi là váng sữa chiếm 20% trong tổng hàm lượng protein mà sữa chua cung cấp. Đây là nhóm protein hòa tan nhỏ hơn trong các sản phẩm sữa. Protein whey thường được biết đến nhiều hơn với các vận động viên và người tập thể hình.
  • Casein là các protein sữa không hòa tan. 

Cả 2 loại protein mà sữa chua cung cấp đều là các protein tốt,giàu các axit amin thiết yếu giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa tốt.

Chất béo

Sữa chua giúp cung cấp đến 400 loại chất béo khác nhau. Hàm lượng chất béo có trong sữa chua phụ thuộc vào loại sữa làm ra sữa chua. Trong sữa chua không béo thì hàm lượng chất béo chiếm tỷ lệ 0,4%. Còn với sữa chua chứa nhiều chất béo thì tỷ lệ chất béo chiếm khoảng 3,3%. 

Đa phần chất béo có trong sữa chua đều là chất béo không bão hòa chiếm tỷ lệ khoảng 70% và lượng chất béo không bão hòa chứa một lượng nhỏ hợp lý. Có đến 400 loại axit béo khác nhau có trong sữa chua.

Đường

Đường có trong sữa chua chủ yếu là dạng đường đường đơn lactose và galactose. Hàm lượng đường có trong sữa chua giao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn. Trong quá trình lên men tạo thành sữa chua, lactose bị phá vỡ tạo thành galactose và glucose. Và hầu hết glucose được chuyển hóa thành axit lactic tạo thành vị chua đặc trưng của sữa chua. Ngoài ra, sữa chua thường được bổ sung một lượng chất làm ngọt đáng kể như đường trắng và đường hương liệu.

Vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất có trong sữa chua làm bằng sữa tươi nguyên chất với hàm lượng lượng rất lớn. Cụ thể bao gồm vitamin B2, B12, D,… và các khoáng chất như canxi, phopho,…

Lợi khuẩn tiêu hóa

Lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua là các vi khuẩn sống, có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa. Các lợi khuẩn có trong sữa chua chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như:

  • Tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng cho cơ thể.
  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng tăng cholesterol trong máu.
  • Các lợi khuẩn có trong sữa chua có tác dụng tổng hợp tạo ra nhiều loại vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B6, B12, K, folate.
  • Bifidobacterium có trong sữa chua còn giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa như các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra, tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc tình trạng táo bón kéo dài.
  • Các lợi khuẩn còn giúp cơ thể tăng khả năng tiêu hóa lactose.
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa người bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không?

Như các thông tin trên thì việc sử dụng sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa. Người bệnh ung thư tuyến giáp lại thường xuyên gặp phải triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng thì sử dụng sữa chua có thể kích thích tiêu hóa giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Đồng thời, sữa chua cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể người bệnh tổng hợp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh ung thư tuyến giáp cũng sử dụng được sữa chua. Việc điều trị iot phóng xạ là một phương pháp điều trị quan trọng. Đa phần bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều phải áp dụng phương pháp điều trị này. Trước khi vào xạ trị iot phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng iot trong vòng 14 ngày. Những thực phẩm người bệnh không nên ăn trong thời gian kiêng iot có sữa và các chế phẩm từ sữa bao gồm cả sữa chua, kem, phô mai, yogurt.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không còn phụ thuộc vào tình trạng điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Nếu bệnh nhân đang trong thời gian ăn kiêng iot để chuẩn bị điều trị iot phóng xạ thì không nên ăn sữa chua và các chế phẩm từ sữa. Nếu bệnh nhân đã kết thúc đợt điều trị phóng xạ hoặc không phải điều trị phóng xạ iot thì vẫn ăn được sữa chua bình thường bạn nhé.

Lưu ý khi sử dụng sữa chua cho người bệnh ung thư tuyến giáp

Với những thông tin bên trên thì bạn đã nắm rõ người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn sử dụng được sữa chua nếu không phải điều trị iot phóng xạ hoặc không ở trong thời điểm ăn kiêng iot trước khi điều trị. Vậy khi sử dụng sữa chua người bệnh cần lưu ý những thông tin gì? Một số điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng sữa chua như sau:

  • Mỗi ngày, người bệnh ung thư tuyến giáp chỉ nên ăn từ 1-2 hũ sữa chua. Không nên ăn nhiều quá, có thể gây phản ứng ngược, gây hại cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không ăn sữa chua khi bụng đói, tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Sử dụng như vậy để đảm bảo dạ dày không bị kích ứng và hấp thu dinh dưỡng từ sữa chua một cách tốt nhất.
  • Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm chết các lợi khuẩn có trong sữa chua. Vì thế, bạn không nên hâm nóng sữa chua hoặc bảo quản sữa chua trên ngăn đá tủ lạnh, như vậy sẽ làm mất các tác dụng từ lợi khuẩn có trong sữa chua.
  • Sử dụng sữa chua không nên ăn cùng với các đồ ăn mặn như xúc xích, thịt xông khói,… vì có thể gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể kết hợp sữa chua với các đồ ăn như bánh mì, ngũ cốc hoặc hoa quả.
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa chua ít béo, ít đường hoặc không đường và các loại sữa chua chứa lợi khuẩn sống sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua màu, có hương vị vì có thể chứa nhiều hóa chất tạo màu tạo hương vị không tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư.
  • Khi lựa chọn sữa chua để sử dụng, bạn nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, tìm hiểu kỹ về thành phần, hàm lượng để lựa chọn được loại sữa chua phù hợp nhất với bản thân.
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp không nên sử dụng sữa chua cùng lúc với kháng sinh. Tốt nhất bạn nên sử dụng sau khi uống kháng sinh khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo lợi khuẩn có trong sữa chua không bị kháng sinh tiêu diệt.

Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn có những gợi ý để trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không. Với những trường hợp đang ăn kiêng điều trị iot phóng xạ thì không nên ăn sữa chua. Những trường hợp còn lại có thể sử dụng tuy nhiên cần lưu ý về cách sử dụng để mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ