[Giải đáp] Bướu giáp lành tính có nên mổ không?

Bướu giáp lành tính có nên mổ không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Một trong những phương pháp điều trị bướu tuyến giáp lành tính phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác thì phương pháp phẫu thuật tuyến giáp vẫn sẽ tồn tại một số nguy cơ rủi ro nhất định. Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi bướu giáp lành tính có nên mổ không thì mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Một số thông tin về bướu tuyến giáp lành tính

Tuyến giáp là 1 trong những cơ quan quan trọng của cơ thể và vị trí của nó là nằm ở trước vùng cổ và phía trên xương ức. Theo nghiên cứu đa số những khối bướu tuyến giáp là lành tính và chỉ có khoảng 5% trong số đó là ác tính. Những khối bướu tuyến giáp lành tính có thể là khối u mềm hay là khối u thể rắn. 

Những khối u tuyến giáp lành tính không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh

Thông thường, những khối u tuyến giáp lành tính không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, bướu tuyến giáp lành tính có kích thước nhỏ và phát triển chậm. Và cũng có rất nhiều bệnh nhân bị mắc u tuyến giáp lành tính mà không hề có biểu hiện bất thường. 

2. Các triệu chứng của bướu tuyến giáp lành tính

Nhân tuyến giáp (hay còn gọi là u tuyến giáp) là các khối u dạng đặc, lỏng hay hỗn hợp hình thành trong tuyến giáp, bướu này nằm ngay vị trí cổ phía trên xương ức. 

Với những bệnh nhân có bướu tuyến giáp sẽ có thể gặp phải một số các triệu chứng điển hình phải kể đến như:

  • có cảm giác nuốt bị vướng, nuốt nghẹn (kể cả khi bình thường hoặc khi nằm)
  • Cổ to hơn, xuất hiện khối u nổi rõ và thường di chuyển khi nuốt.
  • Tim đập nhanh hơn và có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực 
  • Ngủ không sâu giấc, hay chập chờn tỉnh giấc và rất khó ngủ lại.
  • Cảm giác run tay, tê tay là dấu hiệu cũng thường xuyên gặp phải ở những bệnh nhân có u tuyến giáp.
  • Ho lâu ngày và có kèm theo đờm
  • Một số trường hợp bị khàn tiếng và bị thay đổi giọng nói.
  • Bị tăng cân hay giảm cân bất thường trong 1 khoảng thời gian dù chế độ ăn không thay đổi. 
  • Thân nhiệt bị thay đổi, chịu nóng hay chịu lạnh kém hơn những người khác (do liên quan đến hiện tượng cường giáp hay suy giáp)
  • Xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, stress, da khô, tóc rụng hơn cũng là những triệu chứng rất phổ biến của bệnh bướu tuyến giáp.

Và tỷ lệ rất thấp các nhân tuyến giáp là ung thư, tuy nhiên việc xác định ung thư tuyến giáp không thể đánh giá qua các triệu chứng ở người bệnh. 

Xem thêm >>> Ung thư tuyến giáp có được ăn rau cải không? 

3. Bướu tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

3.1. Bướu tuyến giáp lành tính cần mổ trong những trường hợp nào?

Giải đáp thắc mắc “bướu tuyến giáp lành tính có nên mổ không?” thì các bác sĩ cho biết, việc phẫu thuật khối bướu tuyến giáp lành tính tuyến giáp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như là vị trí khối u, kích thước khối u và thể trạng của bệnh nhân có thể trải qua một cuộc phẫu thuật hay không,… Chính vì lý do đó, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất về cách điều trị đối với từng người bệnh khác nhau. 

Thông thường, với những khối bướu tuyến giáp lành tính thì bệnh nhân có thể sẽ không cần thực hiện phẫu thuật. Nhưng nếu như khối u tuyến giáp có kích thước quá lớn và gây ảnh hưởng đến khả năng ăn, nuốt hay nói và gây mất thẩm mỹ cũng như có nghi ngờ có biểu hiện ác tính thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Và cụ thể như sau: 

  • Trường hợp mà bệnh nhân có khối u nhỏ thì bệnh nhân chỉ cần khám định kỳ mỗi năm. Và nếu như có hiện tượng bất thường như tăng nhanh về kích thước hay khi kiểm tra thấy xuất hiện tế bào ung thư thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. 
  • Trường hợp những khối bướu có kích thước lớn hơn 15mm thì có thể được xem xét can thiệp bằng phương pháp đốt sóng cao tần (RFA). Hiện nay, cùng với sự phát triển của siêu âm và chọc tế bào dưới chỉ dẫn của siêu âm. Bên cạnh đó, đốt sóng cao tần là 1 phương pháp rất hiệu quả và có thể được thực hiện ở các bướu tuyến giáp lành tính có kích thước nhỏ hơn.
  • Những trường hợp mà khối u có kích thước lớn thì người bệnh không nên băn khoăn về vấn đề “bướu tuyến giáp lành tính có nên mổ không” bởi vì những khối u này tuy lành tính nhưng lại có kích thước rất lớn, khiến cho vùng cổ của bệnh nhân bị sưng to, chèn ép đến thực quản, khí quản gây ra khó thở, khó nuốt và khó nói thì sẽ cần thực hiện phẫu thuật sớm. 
cat-tuyen-giap-noi-soi-la-mot-ky-thuat-trong-phau-thuat-ung-thu-tuyen-giap
Bướu tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

Xem ngay >>> Xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không?

3.2. Những biến chứng phẫu thuật mổ tuyến giáp

Một số biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện phẫu thuật mổ u tuyến giáp, đó là:

  • Khàn tiếng tạm thời hay vĩnh viễn, trong một số trường hợp thì người bệnh có thể bị mất tiếng do bị tổn thương dây thần kinh thanh quản.
  • Bị suy giáp vĩnh viễn: Đây là biến chứng hay gặp nhất. Nếu như người bệnh bị cắt bỏ hoàn toàn hây gần như hoàn toàn tuyến giáp thì tình trạng suy giáp sẽ là điều khó thể tránh khỏi. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc để bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.
  • Suy tuyến cận giáp sẽ gây ra các triệu chứng của hạ nồng độ canxi máu phải kể đến như: co thắt cơ bắp, tê cứng tay chân, ngứa ở các đầu ngón tay chân, tê mặt, liệt tứ chi…
  • Nhiễm trùng hay chảy dịch vết mổ.
  • Chảy máu quá mức hay hình thành các cục máu đông.
  • Rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt và có thể mất kinh hoàn toàn.
  • Hình thành các bướu ở những bộ phận khác như u vú, u xơ tử cung.
  • Co đồng tử và sụp mí mắt.

Tuy nhiên hiện nay các phương pháp áp dụng phương pháp phẫu thuật hiện đại nên tỷ lệ gặp phải biến chứng khi phẫu thuật bướu tuyến giáp là rất nhỏ. Khi thực hiện thì người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Phương pháp điều trị bướu tuyến giáp lành tính không cần mổ

Hiện nay có 1  phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính khá hiệu quả mà người bệnh nhân không cần thực hiện phẫu thuật, đó chính là phương pháp đốt khối bướu tuyến giáp bằng sóng cao tần. Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tiêu diệt những tế bào cũng như mạch máu trong khối u. Trong quá trình thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ được can thiệp với 1 đường chọc kim rất nhỏ và sẽ không có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng. 

Ưu điểm của phương pháp này chính là an toàn với người bệnh, có thể giúp loại bỏ khối u tuyến giáp và có thể đảm bảo yếu tố thẩm mỹ vì không có nguy cơ để lại sẹo. Hơn nữa, những bệnh nhân tiến hành điều trị bằng phương pháp này thường sẽ được bảo tồn tuyến giáp và sẽ không cần phải bổ sung tuyến giáp mỗi ngày. Thời gian thực hiện của phương pháp này rất nhanh chóng, chỉ khoảng từ 30 đến 45 phút. Bệnh nhânsẽ có thể về nhà và không cần phải nằm viện. 

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bướu tuyến giáp lành tính

Người bệnh cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng mà có khả năng chăm sóc và củng cố chức năng của tuyến giáp.

4.1. Thực phẩm nên ăn

  • Rau lá xanh: các loại rau lá xanh như rau bina, rau diếp,… đây là nguồn cung cấp magie cũng như các khoáng chất quan trọng để giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp.
  • Các loại hạt: như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… đây là những loại hạt rất giàu protein thực vật, magie, kẽm, đồng, vitamin E và B có công dụng giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.
  • Những thực phẩm chứa nhiều i-ốt: việc bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày với liều lượng hợp lý thông qua các thực phẩm như: muối, rong biển, các loại tảo, hải sản… có tác dụng giúp cân bằng hormone tuyến giáp cũng như làm giảm sự hình thành các khối u.
  • Hải sản: các loại hải sản như là tôm, cua, cá… có chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như i-ốt, kẽm, selen, omega-3, vitamin A và B để giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn.
  • Vitamin B và các vitamin có tác dụng chống oxy hóa: các vitamin A, C và E là các hoạt chất chống oxy hóa giúp loại bỏ những tổn thương tuyến giáp rất hiệu quả. Vitamin B có trong thịt lợn thịt gà, mầm lúa mì, trứng, rau xanh, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn.

Xem thêm >>> Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?

4.2. Thực phẩm nên kiêng

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn: do các loại đồ ăn này có chứa chất phụ gia, đậu tương, calo rỗng… không tốt cho tuyến giáp.
  • Thực phẩm từ đậu nành: người bệnh nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn các sản phẩm chế biến từ đậu nành như là đậu phụ, sữa đậu nành… do trong loại thực phẩm này có chứa chất isoflavone gây cản trở cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Nội tạng động vật: trong nội tạng động vật có chứa nhiều axit lipoic gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, axit lipoic cũng sẽ làm mất tác dụng của các thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp.
  • Đường và chất tạo ngọt: người bị bệnh lý về tuyến giáp thường bị suy giảm chức năng tuyến giáp do đó, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Và việc ăn nhiều đường hay các chất tạo ngọt có thể khiến cho người bệnh bị tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
  • Rượu bia và chất kích thích: đây là các loại đồ uống gây kích thích hệ tiêu hóa và làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Các loại rau họ cải: người bệnh nên tránh ăn hay hạn chế ăn bắp cải, cải bẹ, cải thìa…. Bởi vì chúng có chứa chất Isothiocyanates sẽ làm hạn chế sự hấp thụ của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bướu tuyến giáp lành tính có nên mổ không. Chỉ định phẫu thuật để điều trị bướu tuyến giáp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có thể được thăm khám và tư vấn phương án điều trị hiệu quả nhất. 

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7