Sự thật: U ác có phải là ung thư không?

Nhiều người được chẩn đoán có khối u ác tính thì rất lo lắng không biết u ác có phải là ung thư không. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến khối u ác tính giúp bạn giải đáp câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi.

Xem thêm:

U ác có phải là ung thư không?

Các tế bào bình thường trong cơ thể sẽ có quy luật sinh lý hình thành, phát triển, phân chia và chết đi. Vì một lý do nào đó, những tế bào này không chết đi và tiếp tục tăng sinh tạo thành những khối trong cơ thể và những khối u này có thể thuộc dạng lành tính hoặc ác tính. Vậy những người được chẩn đoán có khối u ác có phải là ung thư không?

Khối u ác tính chính là ung thư là tập hợp của những tế bào bất thường, chúng tăng sinh không ngừng tại vị trí xuất phát ban đầu, gây chèn ép đến mô cơ quan lân cận. Và những tế bào ác tính này có thể di chuyển theo đường máu hay hạch bạch huyết đến cơ quan khác gây bệnh gọi là sự di căn.

Nếu khối u ác tính không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì chúng sẽ nhanh chóng di căn đến nhiều cơ quan khác và phá hủy tế bào, chức năng của cơ quan đó. Khi đó, sức khỏe người bệnh sẽ bị tàn phá rất nhiều và nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không có những biện pháp can thiệp hỗ trợ.

Khối u ác tính chính là ung thư

Khối u ác tính có đặc điểm như nào?

Đa phần bệnh nhân khi mắc bệnh khối u ác tính thời kỳ đầu thường không có biểu hiện gì bất thường cho đến khi khối u phát triển to gây chèn ép, đau đớn. Tùy vào vị trí xuất hiện khối u ác tính bệnh nhân sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau. Ví dụ khối u ác tính ở thực quản, bệnh nhân sẽ có triệu chứng nuốt vướng, nốt nghẹn, khó thở; khối u ở phổi sẽ gây triệu chứng ho nhiều, tức ngực, khó thở; khối u ở thận gây đau tức vùng hố chậu, tiểu ít, phù,…

Ngoài biểu hiện cục bộ tại vị trí xuất hiện khối u, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như:

  • Sưng đau hạch ở những vị trí lân cận khối u do tế bào ung thư di căn theo đường hạch bạch huyết.
  • Người bệnh ung thư dù khối u nguyên phát ở cơ quan nào đa phần đều có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có khối u ác tính thường có triệu chứng da xanh, sạm đen, sốt liên tục, đổ mồ hôi vào ban đêm, ngủ kém.

Tính chất và đặc điểm tế bào học của khối u ác tính biểu hiện như sau:

  • Tế bào tăng sinh phát triển mạnh và có thể lan rộng đến cơ quan lân cận hay kể cả những cơ quan ở xa so với vị trí nguyên phát ban đầu. 
  • Tế bào ác tính có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn mạch máu và hệ bạch huyết.
  • Khối u sau khi được các phương pháp điều trị can thiệp loại bỏ vẫn có nguy cơ tái phát lại vị trí cũ hoặc tái phát ở cơ quan khác rất nhanh.
  • Khối u ác tính có thể tiết ra những chất trung gian dẫn truyền làm tăng cảm giác đau và gây mệt mỏi, làm bệnh nhân sụt cân nhanh chóng.
  • Quan sát hình ảnh tế bào ác tính dưới kính hiển vi sẽ thấy cấu trúc ADN và nhiễm sắc thể bất thường, dị dạng.

Nguyên nhân hình thành khối ác tính

Nguyên nhân hình thành khối u ác tính đến nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Sự hình thành khối u ác tính có thể là do sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ với nhau. Cụ thể như sau:

  • Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh ung thư nguy hiểm hiện nay như ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng chính là một yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý khối u ác tính đường tiêu hóa. Đặc biệt, nhiều người trẻ hiện nay thường xuyên lạm dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nướng, đồ ăn chiên rán ngập dầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Những người có thói quen lười vận động, ít thể dục thể thao hay những người có thể trạng thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với người bình thường.
  • Trong gia đình có thành viên mắc bệnh khối u ác tính thì những người còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý ác tính cao gấp 3,5 lần người bình thường.
  • Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hay môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, chất thải hóa học nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính không điều trị kiểm soát ổn định sẽ có nguy cơ gây đột biến tế bào thành dạng ác tính cao hơn người bình thường ví dụ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính, viêm đại tràng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm thực quản,…

U ác tính có điều trị được không?

U ác có phải là ung thư không bạn đọc đã có câu trả lời. Vậy khi được chẩn đoán là u ác có điều trị được không cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Vì nhiều người có tâm lý ung thư là không chữa được thường hoang mang, lo lắng và suy sụp tinh thần rất nhiều, làm cho sức khỏe ngày càng ảnh hưởng trầm trọng hơn.

Thực tế, mắc bệnh ung thư vẫn có nhiều cơ hội can thiệp điều trị để tăng cường chất lượng sống, kéo dài thời gian sống và những trường hợp phát triển ở giai đoạn sớm còn có cơ hội chữa khỏi. Người bệnh có khối u ác tính không nên quá hoang mang, lo lắng từ bỏ bệnh viện để về nhà để điều trị bệnh.

Bạn nên yên tâm, tin tưởng vào những phương pháp khoa học để có cơ hội chữa trị bệnh tốt hơn. Đặc biệt, bạn không nên quá lạm dụng vào những phương pháp điều trị ung thư chưa được khoa học kiểm chứng như thực dưỡng, thuốc nam, thuốc lá. 

Những biện pháp điều trị ung thư chính được khoa học kiểm chứng bạn nên tin tưởng bao gồm:

Phẫu thuật: 

Nhiều người lo lắng khi nghe đến phẫu thuật do phải động đến dao kéo, mất máu nhiều nhưng đây chính là một hy vọng để điều trị khỏi cho bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm. Nếu phát hiện giai đoạn đầu và có cơ hội can thiệp phẫu thuật ngay từ sớm thì cơ hội điều trị khỏi rất cao.

Hóa chất và xạ trị: 

Đây là 2 phương pháp điều trị phần đa các bệnh nhân ung thư đều phải áp dụng. 2 phương pháp này có nhiệm vụ tiêu diệt tế bào ung thư giúp làm co nhỏ, làm gọn chân khối u trước phẫu thuật để quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. 

Một số bệnh nhân khác sẽ được chỉ định hóa chất, xạ trị sau phẫu thuật để diệt những tế bào ác tính còn sót lại và giúp bệnh nhân giảm được nguy cơ tái phát sau điều trị. Mặc dù, biện pháp hóa chất hay xạ trị có một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, bỏng rát da nhưng nếu bạn chuẩn bị được thể trạng tốt khi điều trị thì cơ thể cũng sẽ nhanh chóng vượt qua những tác dụng phụ này.

Hóa trị là một trong những phương pháp chính điều trị khối u ác tính

Những bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn không phẫu thuật được thì hóa xạ trị có vai trò quan trọng giúp làm co nhỏ khối u, giải phóng chèn ép, giúp giảm đau và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Liệu pháp nhắm trúng đích:

Phương pháp điều trị này áp dụng với một số bệnh nhân ung thư có mã gen chuyên biệt gắn với tế bào ung thư như bệnh ung thư vú thể Her 2 (+), ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen,… Phương pháp điều trị nhắm trúng đích nhắm vào tế bào ung thư chính xác hơn, ít bị tác dụng lên tế bào lành nên người bệnh ít bị tác dụng phụ hơn.

Liệu pháp miễn dịch:

Những loại kháng thể đơn dòng sẽ được truyền vào cơ thể bệnh nhân để kích thích chính hệ miễn dịch cơ thể người bệnh gia tăng khả năng chống đỡ lại tế bào ung thư. Phương pháp này có ưu điểm là không gây ảnh hưởng đến tế bào lành, nhưng có nhược điểm là giá thành cao không phù hợp với đa phần bệnh nhân ung thư có kinh tế khó khăn.

Cảnh giác u lành tính có thể chuyển thành u ác tính

Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của u ác tính chúng ta đã nắm rõ, tuy nhiên những người được chẩn đoán là có khối u lành tính cũng không nên chủ quan. Khối u lành tính bản chất là những tế bào tăng sinh tạo thành u nhưng không có khả năng xâm nhập vào hệ thống mạch máu, bạch huyết và cũng không di căn đến cơ quan khác.

Một số trường hợp u lành tính kích thước nhỏ, không gây chèn ép và ảnh hưởng đến cơ quan khác còn không cần can thiệp điều trị. Nhưng bạn vẫn cần đi khám kiểm tra định kỳ thường xuyên để đánh giá tốc độ phát triển và sự thay đổi tính chất tế bào của u lành tính. Khối u lành tính hiếm khi biến đổi thành ác tính nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ có nguy cơ trở thành ác tính.

Ví dụ khối u lành tính có trong lòng đại tràng có tên gọi là polyp adenomatous có nguy cơ chuyển biến thành u ác tính rất cao. Do đó, trong quá trình nội soi đại tràng, nếu bác sĩ phát hiện có khối polyp thường cho chỉ định cắt bỏ luôn để tránh nguy cơ chúng chuyển biến thành ung thư đại tràng.

Những người có khối u lành tính trong cơ thể nên đi khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên định kỳ 6 tháng một lần. Và bạn nên lựa chọn ở những cơ sở bệnh viện uy tín, có thiết bị chẩn đoán hiện đại để theo dõi khối u kịp thời, nếu phát hiện sớm những bất thường thì sẽ có hướng can thiệp điều trị sớm ngay.

Như vậy, với những thông tin bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi u ác có phải là ung thư không là có. Khi đã được chẩn đoán là u ác tính, bạn nên sắp xếp vào bệnh viện điều trị sớm nhất để có cơ hội điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178