Nhận diện u lành tính và u ác tính như thế nào?

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và được phát triển bởi các khối u. Thế nhưng, không phải có xuất hiện khối u là bị ung thư mà người ta sẽ phân thành u lành tính và u ác tính. Việc phân biệt khối u lành tính hay ác tính cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thông qua việc khám lâm sàng và cận lâm sàng.

1. U lành tính và u ác tính là gì?

Để biết chính xác u lành tính và u ác tính là gì, chúng ta cần tìm hiểu về từng loại khối u để có hiểu rõ hơn.

1.1. Khối u lành tính là gì?

U lành tính là khi các tế bào của khối u không phải là ung thư. Khối u lành tính ít lo ngại vì chúng có tính chất không lan sang các mô gần đó cũng như những khu vực khác của cơ thể. Chỉ trừ một số trường hợp u lành tính chèn ép vào dây thần kinh, mạch máu hay các mô dễ gây tổn thương như u xơ tử cung, lipomas…

u-lanh-tinh-va-u-ac-tinh-1
U lành tính không phải là ung thư

Hầu hết các khối u lành tính đều không phải can thiệp y khoa mà chỉ cần theo dõi, thăm khám định kỳ. Thế nhưng, trong một số ít trường hợp khối u phát triển lớn dần và có thể gây chèn ép một số cơ quan thì cần xử lý. Lúc này, phương pháp phổ biến nhất là tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u nhằm ngăn chặn để chúng không trở thành ác tính.

Các khối u lành tính sau khi loại bỏ thường không tái phát. Nếu xảy ra tình trạng tái phát thì sẽ xuất hiện ở cùng một nơi.

1.2. Khối u ác tính là gì?

Khối u ác tính là khi các tế bào của khối u gây bệnh ung thư. U ác tính theo thời gian sẽ phát triển và lớn dần về kích thước. Đồng thời, chúng còn có khả năng lan rộng, xâm lấn sang những mô, cơ quan khác của cơ thể.

Hầu hết các bệnh ung thư đều có khối u và chúng ta có thể sờ thấy được hoặc nhìn thông qua các hình ảnh xét nghiệm, chẩn đoán. Thế nhưng, bệnh ung thư máu không xuất hiện khối u mà chỉ là sự sinh sôi, phát triển và lưu hành của các tế bào máu ác tính trong dòng máu.

u-lanh-tinh-va-u-ac-tinh-2
Khối u ác tính sẽ chuyển thành ung thư

Các tế bào bị ung thư có thể khả năng di căn đến tận những cơ quan xa của cơ thể. Tại đó, các tế bào ung thư tiếp tục sinh sôi, phát triển và gây bệnh tại cơ quan khác. Lúc này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và là giai đoạn cuối (vì tế bào ung thư đã di căn) nên tỷ lệ tử vong rất cao dù được điều trị tích cực.

2. Cách phân biệt u lành tính và u ác tính

U lành tính và u ác tính có đặc điểm chung đều là những khối u, hình thành chủ yếu do sự tăng sinh mất kiểm soát của một loại tế bào nào đó. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm nhận diện được hai loại khối u này dựa vào những chẩn đoán, xét nghiệm của bác sĩ. Cụ thể như sau:

2.1. Đặc điểm u lành tính

U lành tính sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Các tế bào của khối u không có xu hướng lan rộng mà chỉ khư trú ở phạm vi ban đầu.
  • U lành tính hầu hết có sự tăng trưởng nhưng rất chậm.
  • Các khối u không xâm lấn đến những mô gần đó.
  • Tế bào của khối u không di căn đến những cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.
  • Khối u có ranh giới rõ ràng.
  • Các tế bào của khối u có hình dạng, nhiễm sắc thể và ADN dưới kính hiển vi có vẻ bình thường.
  • Các tế bào của khối u không tiết ra các chất khác hoặc hormone. (Chỉ một ngoại lệ khi khối u ở tuyến thượng thận sẽ tiết ra Pheochromocytomas.
  • U lành tính nếu không gây hại đến sức khỏe thì có thể không cần điều trị.
  • Tế bào của khối u nếu đã được loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc yêu cầu điều trị thêm bằng hóa trị hay xạ trị thì sẽ ít có khả năng tái phát.

2.2. Đặc điểm u ác tính

Đối với khối u ác tính sẽ có những đặc điểm sau:

  • Các tế bào của khối u thường không ở một vị trí cố định mà có thể sẽ lan rộng, xâm lấn.
  • Các khối u phát triển nhanh nên chỉ sau thời gian ngắn, kích thước khối u đã lớn.
u-lanh-tinh-va-u-ac-tinh-3
Phân biệt u lành tính và u ác tính qua các đặc điểm
  • Khối u thường xâm lấn đến những mô khỏe mạnh gần đó và có thể lây lan đến hạch bạch huyết, qua hệ thống máu đến những cơ quan khác của cơ thể.
  • Khối u vẫn có nguy cơ tái phát sau khi đã tiến hành điều trị.
  • Các tế bào nhiễm sắc thể và AND xuất hiện hạt nhân lớn, tối nên hình dạng bất thường.
  • Các tế bào của khối u có thể tiết ra chất gây giảm cân và mệt mỏi.
  • U ác tính cần điều trị tích cực và ngay từ sớm để đạt hiệu quả cao. Một số phương pháp thường dùng để điều trị là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…

3. Chẩn đoán khối u lành tính và u ác tính như thế nào?

Trên thực tế, để chẩn đoán, xác định có phải khối u hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành thực làm các xét nghiệm. Thông thường sẽ phải kết hợp nhiều xét nghiệm với nhau để có được kết quả chính xác như tiến hành siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính… Từ những kết quả này, bác sĩ sẽ căn cứ xem có phải xuất hiện khối u hay không.

Tuy nhiên, để có được kết quả xác định xem đó là u lành tính hay u ác tính thì bác sĩ cần làm thêm phương pháp sinh thiết. Theo đó, một mẫu mô tế bào của khối u sẽ được lấy ra và tiến hành sinh thiết, nhuộm màu rồi soi dưới kính hiển vi. Lúc này, bác sĩ mới kết luận đó là khối u lành tính hay ác tính để có kế hoạch điều trị tiếp theo.

Việc xác định u lành tính và u ác tính rất quan trọng đối với quá trình điều trị cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn cần đến thăm khám, làm các xét nghiệm tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tài giỏi, giàu kinh nghiệm nhằm đưa ra kết luận chính xác, có phương án xử lý phù hợp.

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu một số thông tin cơ bản về u lành tính và u ác tính. Hãy luôn chú ý sức khỏe và những biểu hiện bất thường của cơ thể để sớm đi thăm khám nhằm có hướng điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao.

Thông tin liên hệ