Sự thật: U lành tính có thể chuyển thành ác tính không?

Nhiều người đi khám phát hiện có khối u lành tính thường lo lắng không biết u lành tính có nguy hiểm không và u lành tính có thể chuyển thành ác tính không. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về u lành tính và u ác tính trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

U lành tính là gì? U ác tính là gì?

Trước khi tìm hiểu u lành tính có thể chuyển thành ác tính không, bạn cần nắm rõ khái niệm thế nào là u lành tính, thế nào là u ác tính và cách phân biệt 2 loại u này.

U lành tính

U lành tính là những tổ chức tăng sinh bất thường trong cơ thể. Các tế bào cấu tạo nên khối u vẫn là những tế bào bình thường, không có khả năng phát triển, xâm lấn xang những cơ quan tổ chức lân cận. Khối u lành tính thường an toàn, không gây triệu chứng gì nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Thông thường, các khối u lành tính trong cơ thể có kích thước nhỏ và không gây triệu chứng gì, bạn có thể chung sống hòa bình với chúng mà không cần can thiệp điều trị gì. Một số ít trường hợp, u lành tính có thể tự nhỏ đi và biến mất mà không cần can thiệp điều trị gì.

Các trường hợp, khối u phát triển với kích thước lớn, gây chèn ép đến các cơ quan lân cận và gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh thì cần can thiệp phẫu thuật sớm. Thông thường, khối u lành tính có bờ và ranh giới rõ ràng, nên quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u sẽ đơn giản, dễ loại bỏ triệu để, ít gây tái phát. Những trường hợp u lành tính bị tái phát lại, thường chỉ tái phát ở những vị trí bạn đầu.

U lành tính có thể chuyển thành ác tính không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay

Có nhiều loại u lành tính phát triển từ nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Cụ thể như:

  • U tuyến là loại u lành tính hình thành trong tế bào biểu mô của cấu trúc tuyến. Một số u tuyến thường gặp như polyp đại tràng, u tuyến yên, u tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…
  • U xơ hay còn gọi là u sợi là dạng u lành tính của mô liên kết, có thể gặp ở bất kì cơ quan nào, các loại u xơ thường gặp như u xơ tuyến vú, u xơ tử cung,…
  • U máu là dạng tích tụ của các tế bào mạch máu trong da hoặc ở cơ quan nội tạng. Đa phần u máu có thể tự biến mất theo thời gian mà không cần can thiệp điều trị.
  • U mỡ là loại u lành tính phát triển từ các tế bào mỡ, thường xuất hiện tại các vị trí như cổ, vai, lưng, cánh tay. 
  • U màng não tủy là khối u phát triển từ màng não hoặc tủy sống. U màng não tủy thường là u lành tính, nhưng có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như đau đầu, yếu cơ, co giật, giảm thị giác,… U màng não tủy cần được theo dõi và điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.
  • U cơ trơn là khối u phát triển từ cơ bắp hoặc cơ trơn, thường gặp ở các cơ quan như dạ dày, tử cung.
  • U tế bào hắc tố thường phát triển trên da, có hình dạng như nốt ruồi có màu hồng, nâu hoặc đen. Đây là dạng tổn thương u lành tính nhưng cần theo dõi kỹ, vì nhiều trường hợp nốt ruồi thay đổi hình dạng bất thường là dấu hiệu cảnh báo ung thư da.
  • U dây thần kinh bao gồm u tế bào thần kinh, u xơ thần kinh, u bao dây thần kinh. 
  • U xương sụn thường xuất hiện tại vị trí các khớp như khớp gối, khớp vai. Nếu u phát triển gây chèn ép thần kinh, mạch máu, ảnh hưởng đến vận động sẽ phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
  • U nhú, mụn cóc là dạng u phát triển ở niêm mạc hoặc ở biểu mô phủ lát tầng, thường gặp ở u nhú sinh dục, u nhú da,…

U ác tính

U ác tính hay còn gọi là ung thư là tổ chức tăng sinh bất thường của cơ thể, các tế bào hình thành nên khối u phân chia, phát triển vượt tầm kiểm soát, chúng có thể lan rộng, xâm lấn đến những cơ quan khác của cơ thể. Khối u ác tính bắt buộc phải điều trị can thiệp sớm, vì nếu không can thiệp chúng sẽ di căn sang những cơ quan khác rất nhanh và có thể gây tử vong với tỷ lệ rất cao.

Nguyên nhân gây ra khối u ác tính đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng một số yếu tố nguy cơ kết hợp có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Cụ thể, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư như:

  • Kiểm soát cân nặng không hợp lý dẫn tới thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư.
  • Lạm dụng hút thuốc lá nhiều làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư phổi.
  • Những người có tiền sử nghiện rượu thường có nguy cơ cao mắc bệnh lý ung thư đường tiêu hóa như ung thư gan, ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng thực phẩm đóng hộp, ăn nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư.
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý ác tính.
  • Gia đình có người thân mắc ung thư thì những thành viên còn lại sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường.
  • Tiền sử mắc các bệnh lý viêm nhiễm mãn tính do vi khuẩn, virus như viêm dạ dày do vi khuẩn Hp, viêm gan virus, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… nếu không được kiểm soát và điều trị tốt sẽ có nguy cơ cao dẫn đến ung thư.

U lành tính có thể chuyển thành ác tính không?

Như vậy, u lành tính là những tổ chức khối u không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, tính mạng người mắc. Còn u ác tính thì có tốc độ phát triển xâm lấn nhanh, và có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì tính chất nguy hiểm như vậy, nên nhiều người khi phát hiện khối u lành tính thường rất lo lắng, liệu khối u lành tính có thể chuyển thành ác tính không. 

Theo các chuyên gia, việc khối u lành tính tồn tại trong cơ thể thì vẫn có nguy cơ u lành tính chuyển thành ác tính. Bởi quá trình tồn tại trong cơ thể, các tế bào khối u lành tính có thể biến đổi thành ác tính do tác động của phóng xạ, môi trường ô nhiễm, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… Bên cạnh đó, những khối u phát triển ở những cơ quan đang có viêm nhiễm như polyp dạ dày, polyp đại tràng thì càng có nguy cơ biến đổi ác tính cao hơn.

Như vậy đáp án cho câu hỏi u lành tính có thể chuyển thành ác tính không là có thể bạn nhé. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp phát hiện khối u lành đều có nguy cơ chuyển thành ác tính. Vì thế, nếu phát hiện mình đang có khối u lành tính bạn không cần quá lo lắng, cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ đưa ra và tái khám định kỳ đúng hẹn theo lịch để phát hiện sớm những bất thường nếu có.

Làm gì để hạn chế nguy cơ u lành tính chuyển thành ác tính?

Khi phát hiện có khối u lành tính, thay vì lo lắng u lành tính có thể chuyển thành ác tính không, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm để giúp giảm nguy cơ biến đổi ác tính hóa. Bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thay đổi những thói quen, lối sống có hại cho cơ thể như hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ thuốc lá, ngủ đủ giấc mỗi ngày, không nên thức khuya thường xuyên.
  • Quản lý tốt cân nặng, nếu đang có tình trạng thừa cân béo phì, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để giảm cân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện ăn chín uống sôi, ăn những thực phẩm sạch, hạn chế các đồ ăn chiên nướng và đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng, nâng cao sức khỏe giúp cơ thể sản sinh ra những chất chống oxy hóa tế bào, phòng ngừa nguy cơ biến đổi tế bào.
  • Bảo vệ da khi đi ra ngoài trời để giảm thiểu tác động của tia UV đến da, giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư da.
  • Nếu đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm mãn tính trong cơ thể như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm cổ tử cung,… cần điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ biến đổi tế bào thành ác tính ở những cơ quan đang có viêm.
  • Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý như viêm gan virus B, C, các bệnh lý do HPV gây ra cũng là một cách để phòng ngừa ung thư.
  • Các trường hợp có khối u lành tính, nếu không cần can thiệp điều trị, bạn cũng không nên chủ quan. Bạn cần thăm khám kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm những nguy cơ biến đổi tế bào nếu có để có hướng can thiệp điều trị sớm.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi u lành tính có thể chuyển thành ác tính không. Bạn không cần quá lo lắng về nguy cơ ác tính hóa từ những khối u lành tính, cần chủ động có những biện pháp phòng ngừa sớm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giảm nguy cơ biến đổi u lành tính thành ác tính.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ